Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 29/11/2019, 19:46 PM

Ngôi chùa chứa đựng bí ẩn ngàn năm về loài dơi khổng lồ và mộ heo 5 móng

Hàng triệu con dơi khổng lồ sống quây quần trong khuôn viên chùa Dơi cùng dãy mộ heo 5 móng 3 giò ở Sóc Trăng vẫn đang là những bí ẩn ngàn năm nay chưa có lời giải.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt 

Bài liên quan

Đồng bằng sông Cửu Long có chừng 600 ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer, thì chùa Dơi ở Sóc Trăng nổi lên như một quần thể kiến trúc đẹp và độc vào bậc nhất.

Chùa Dơi hay chùa Mã Tộc, chùa Mahatup là quần thể kiến trúc tiêu biểu trong tín ngưỡng của đồng bào Khmer, nằm cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 3 km về hướng đông nam. Đến đây, quý Phật tử, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp độc đáo, diễm lệ của ngôi chùa cổ hơn 400 tuổi, mà còn được hòa mình vào thiên nhiên huyền bí với những bầy dơi treo mình trên khắp những tán cây trong khuôn viên chùa.

Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: Internet

Chùa Dơi là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng. Ảnh: Internet

Ngôi chùa gắn liền với loài dơi khổng lồ

Không phải ngẫu nhiên ngôi chùa mang tên loài Dơi. Nơi đây, trên những ngọn cây Sao, cây Dầu cao chót vót trong khuôn viên chùa là hàng triệu con dơi khổng lồ treo mình lơ lửng. Đặc biệt, lúc cao điểm chùa thu hút tới hơn một triệu con dơi. Mặc dù ở Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa thanh tịnh, vườn cây bóng mát, nhưng việc dơi chỉ chọn chùa Mã Tộc làm nơi cư trú dường như vẫn là điều bí ẩn. Chúng chỉ đậu trên những tán cây trong khuôn viên chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.

Bài liên quan

Dơi ở chùa chủ yếu là loài dơi quạ quý hiếm. Mỗi con dơi ở đây, đều lớn hơn rất nhiều những con dơi ở những vùng đất khác, với trọng lượng xấp xỉ 2kg với sải cánh rộng hơn 1 mét mỗi lần bay lượn. Là giống dơi ăn quả và sống trong khu vườn xum xuê cây trái nhưng chúng không bao giờ ăn hoa quả ở trong chùa, mà thường bay đi rất xa để kiếm ăn.

Vì thế, khi hoàng hôn buông xuống, khung cảnh ở chùa rộn ràng khác lạ, với âm thanh náo động của bầy dơi vỗ cánh, gọi đàn đi kiếm ăn đêm. Kỳ lạ thay, chúng bay thành hàng và lượn vài vòng trên bầu trời khu vực chùa chứ không bao giờ bay thẳng qua nóc ngôi chính điện.

Những chú dơi vắt vẻo trên cây trong khuôn viên chùa như cây trái trên cành. Ảnh: Internet

Những chú dơi vắt vẻo trên cây trong khuôn viên chùa như cây trái trên cành. Ảnh: Internet

Đàn lợn quy y cửa Phật và nghĩa trang Lợn trong chùa Dơi Sóc Trăng

Ngoài loài dơi khổng lồ, những câu chuyện truyền tai về loài lợn 5 móng khiến ngôi chùa cổ ở Sóc Trăng càng chìm đắm trong sắc màu bí ẩn. Theo người Khmer thì lợn 5 móng là “cốt tinh” của con người, họ tin rằng gia đình nào nuôi phải con heo này thì sẽ gặp bất hạnh, lục đục, vì bị con heo "thành tinh" này quấy phá. Vì vậy, từ hơn 20 năm trước, lợn 5 móng đã được gửi vào chùa Dơi nhờ trông nom, chăm sóc.

Bài liên quan

Heo 5 móng người dân thường không dám nuôi, mà gửi vào chùa Dơi nhờ các nhà sư nuôi hộ. Khi mỗi chú heo 5 móng chết đi, đều được chôn cất trong khuôn viên chùa và lập mộ thờ tự như đối với con người.

Một nhà sư kể lại, khoảng 30 năm trước, một chú heo con có 5 móng xuất hiện tại cổng chùa, cứ quanh quẩn không rời xa, sau đó đã đưa vào chùa nuôi dưỡng. Chú heo này được gọi với cái tên gần gũi là "Năm Hợi".  Cũng từ bấy “cô lợn” Năm Hợi trở thành “đại ca” của đàn lợn quái tới hơn chục con. Điều đặc biệt là đàn lợn này không nghịch ngợm, không ủi đất, không phá hoại lung tung và rất lịch sự ở chỗ không ị bậy bạ ra chùa.

Khu mộ của những chú lợn 5 móng ở chùa Dơi. Ảnh: Internet

Khu mộ của những chú lợn 5 móng ở chùa Dơi. Ảnh: Internet

Ngày nào cũng thế, bất kể nắng mưa, sáng sớm Năm Hợi dẫn đầu, đàn em theo sau, xếp hàng thứ tự từ lớn đến nhỏ, lục tục ra khỏi sân chùa đi… khất thực. Chúng cứ lặng lẽ đi dọc đường, qua các khu dân cư, các khu chợ. Đoạn đường đàn lợn đi khất thực dài hơn 3km, qua chợ Sóc Trăng, vào tận thành phố, rồi trở về chùa đúng lúc nhà chùa sắp tụng kinh.

Bài liên quan

Người dân hai bên đường thấy đàn lợn đi qua thì bố thí cho đồ ăn. Có lẽ, đã “quy y cửa Phật” nên chúng rất hiền, tuyệt nhiên không càn quấy, phá phách gì ngoài đường, ngoài chợ. Người dân cũng rất… kính trọng đàn lợn. Nhiều bà lão khi thấy đàn lợn đi qua nhà mình liền mời dừng lại chơi rồi… dâng trầu. Điều lạ lùng là đàn lợn cũng biết nhai trầu bỏm bẻm, miệng đỏ tươi nhìn rất ngộ.

Ở chùa, đàn lợn cũng ăn theo chế độ ăn ngọ như các nhà sư, tức là chỉ ăn uống trước 12h mỗi ngày, sau 12 giờ là không ăn gì nữa. Khẩu phần ăn cũng đơn giản như các nhà sư, khất thực được thứ gì thì ăn thứ đó. Đồ ăn chủ yếu là đồ chay. Thế nhưng, chúng lại lớn rất nhanh. “Cô” Năm Hợi đạt kích cỡ khổng lồ nhất, nặng đến 400kg, trông lừng lững như chú voi còi. Năm Hợi ở chùa được 7 năm thì chết vì tuổi già.

Từ ngày "Cô Năm Hợi" về chùa sinh sống và mất đi, nhiều người dân biết nên đã gửi những chú heo 5 móng cho nhà chùa nuôi dưỡng. Từ đây, mỗi chú heo 5 móng chết đi đều được nhà chùa và các Phật tử lập mộ, thắp hương thờ cúng...

Dù những câu chuyện trên mang nhiều điều bí ẩn nhưng khi đến đây, quý vị sẽ được tham quan những nét kiến trúc độc đáo, loài dơi khổng lồ cùng khu mộ của những chú lợn 5 móng tại chùa Dơi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chùa Đại Lộc - ngôi chùa Nam tông đầu tiên trên đất Phật

Chùa Việt 15:18 19/11/2024

Chùa Đại Lộc tọa lạc tại số 13/46 M-5 Khajuhi, Sarnath, Varanasi – 221007, U.P. (India) - nơi có tháp Chuyển Pháp Luân, là một trong Tứ Động Tâm của Phật giáo tại đất Phật Ấn Độ, Nepal.

Ngôi chùa được phong sắc tứ duy nhất tại Gia Lai

Chùa Việt 09:00 19/11/2024

Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.

Ngôi chùa 900 tuổi đẹp nhất của Hà Nội xưa

Chùa Việt 16:47 18/11/2024

Chùa Chiêu Thiền, hay còn gọi là chùa Láng, dù đã 900 tuổi vẫn đứng uy nghiêm giữa lòng Hà Nội với một vẻ đẹp lưu giữ nhiều thăng trầm của thời gian.

Vãng cảnh chùa Hang ở An Giang

Chùa Việt 08:50 18/11/2024

Chùa Phước Điền (còn gọi là chùa Hang) tọa lạc trên triền núi Sam (TP. Châu Đốc), với kiến trúc độc đáo, cùng khung cảnh xanh mát, đây là một điểm đến ấn tượng tại thành phố vùng biên.

Xem thêm