Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 23/12/2022, 08:42 AM

Ngôi chùa dát vàng nổi bật trên tuyết trắng ở Nhật Bản

Kinkaku-ji được dát đầy vàng lá trở nên rực rỡ giữa nền tuyết trắng xóa, là điểm tham quan nổi tiếng vào mùa đông ở Nhật Bản.

Mới đây, bức ảnh chụp chùa Kinkaku-ji (tên phổ thông của chùa Rokuon-ji), Kyoto ngày tuyết rơi của nhiếp ảnh gia người Nhật 'gây sốt' trên các diễn đàn du lịch xứ sở mặt trời mọc. Đây là một trong những thời khắc đẹp nhất năm của ngôi chùa, khi màu vàng càng trở nên rực rỡ giữa nền trắng xóa, tạo khung cảnh đẹp như mơ. Muốn canh khoảnh khắc này, du khách phải chọn những ngày mùa đông, có tuyết, thường vào đầu tháng 12 và giữa tháng 3. Ảnh: Instagram arasi62

Mới đây, bức ảnh chụp chùa Kinkaku-ji (tên phổ thông của chùa Rokuon-ji), Kyoto ngày tuyết rơi của nhiếp ảnh gia người Nhật 'gây sốt' trên các diễn đàn du lịch xứ sở mặt trời mọc. Đây là một trong những thời khắc đẹp nhất năm của ngôi chùa, khi màu vàng càng trở nên rực rỡ giữa nền trắng xóa, tạo khung cảnh đẹp như mơ. Muốn canh khoảnh khắc này, du khách phải chọn những ngày mùa đông, có tuyết, thường vào đầu tháng 12 và giữa tháng 3. Ảnh: Instagram arasi62

Kinkaku-ji còn gọi là 'chùa Gác Vàng', ban đầu là khu nghỉ dưỡng của tướng Ashikaga - tổng tư lệnh thời Muromachi (1336-1573). Sau khi ông qua đời, ngôi chùa được dát toàn vàng lá. Năm 1950, nó bị đốt, phá hủy rồi được xây dựng lại vào năm 1955. Kinkaku (Gác Vàng) gồm ba tầng, chỉ là một trong nhiều kiến trúc trong khuôn viên chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (ao Gương), xung quanh là những tán tùng tựa bức tranh thủy mặc.

Kinkaku-ji còn gọi là 'chùa Gác Vàng', ban đầu là khu nghỉ dưỡng của tướng Ashikaga - tổng tư lệnh thời Muromachi (1336-1573). Sau khi ông qua đời, ngôi chùa được dát toàn vàng lá. Năm 1950, nó bị đốt, phá hủy rồi được xây dựng lại vào năm 1955. Kinkaku (Gác Vàng) gồm ba tầng, chỉ là một trong nhiều kiến trúc trong khuôn viên chùa. Ngôi gác có ba tầng soi bóng xuống ao Kyoko-chi (ao Gương), xung quanh là những tán tùng tựa bức tranh thủy mặc.

Năm 1987, chùa dát thêm lớp vàng lá mới, sửa chữa nội thất. Năm 2003, phần mái được trùng tu. Tầng trên cùng được thiết kế theo phong cách của một ngôi đền thiền Trung Quốc, mạ vàng cả trong lẫn ngoài. Đỉnh mái có một chú chim phượng hoàng đúc bằng vàng. Ngày nay, ngôi chùa là một biểu tượng có giá trị tinh thần của người Nhật.

Năm 1987, chùa dát thêm lớp vàng lá mới, sửa chữa nội thất. Năm 2003, phần mái được trùng tu. Tầng trên cùng được thiết kế theo phong cách của một ngôi đền thiền Trung Quốc, mạ vàng cả trong lẫn ngoài. Đỉnh mái có một chú chim phượng hoàng đúc bằng vàng. Ngày nay, ngôi chùa là một biểu tượng có giá trị tinh thần của người Nhật.

Tầng giữa được thiết kế theo phong khách Bukke (thường thấy trong các kiến trúc nhà ở của samurai), bên ngoài bao phủ bằng lá vàng mỏng. Bên trong đặt tượng Bồ tát Kannon. Tuy nhiên, du khách không được vào trong tham quan, chỉ có thể đứng ngắm cả căn gác từ xa. Ngày nắng, cả ngôi chùa như phát sáng. Vào mùa du lịch cao điểm, du khách phải di chuyển liên tục tránh ùn ứ quá đông khi tới đây tham quan.

Tầng giữa được thiết kế theo phong khách Bukke (thường thấy trong các kiến trúc nhà ở của samurai), bên ngoài bao phủ bằng lá vàng mỏng. Bên trong đặt tượng Bồ tát Kannon. Tuy nhiên, du khách không được vào trong tham quan, chỉ có thể đứng ngắm cả căn gác từ xa. Ngày nắng, cả ngôi chùa như phát sáng. Vào mùa du lịch cao điểm, du khách phải di chuyển liên tục tránh ùn ứ quá đông khi tới đây tham quan.

Tầng trệt được xây dựng theo phong cách Shinden (thường thấy trong các kiến trúc tòa nhà, cung điện thời kỳ Heian) với trụ cột bằng gỗ tự nhiên, tường thạch cao màu trắng tạo sự tương phản, đồng thời giúp cho hai tầng dát vàng phía trên trông hài hòa hơn. Đây là nơi lưu giữ tượng Phật Shaka và Yoshimitsu. Các cửa sổ phía trước của tầng trệt luôn được mở, dù không cho khách vào trong.

Tầng trệt được xây dựng theo phong cách Shinden (thường thấy trong các kiến trúc tòa nhà, cung điện thời kỳ Heian) với trụ cột bằng gỗ tự nhiên, tường thạch cao màu trắng tạo sự tương phản, đồng thời giúp cho hai tầng dát vàng phía trên trông hài hòa hơn. Đây là nơi lưu giữ tượng Phật Shaka và Yoshimitsu. Các cửa sổ phía trước của tầng trệt luôn được mở, dù không cho khách vào trong.

Sau khi đi một vòng quanh Gác Vàng, du khách ngang qua khu nhà ở cũ của vị sư trưởng (cũng không mở cửa cho du khách xem) và một số công trình khác. Trong đó có ao Anmintaku được cho là không bao giờ cạn, kể cả vào mùa hè. Giữa ao là bức tượng, nơi mọi người ném đồng xu vào rồi cầu may mắn, bình an.

Sau khi đi một vòng quanh Gác Vàng, du khách ngang qua khu nhà ở cũ của vị sư trưởng (cũng không mở cửa cho du khách xem) và một số công trình khác. Trong đó có ao Anmintaku được cho là không bao giờ cạn, kể cả vào mùa hè. Giữa ao là bức tượng, nơi mọi người ném đồng xu vào rồi cầu may mắn, bình an.

Quầy bán đồ lưu niệm ở gần lối ra. Hiện chùa là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Nhật Bản, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Không chỉ xuất hiện trên phim ảnh, poster quảng bá du lịch, mà những câu chuyện về ngôi chùa còn được viết thành tiểu thuyết, dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Quầy bán đồ lưu niệm ở gần lối ra. Hiện chùa là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Nhật Bản, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Không chỉ xuất hiện trên phim ảnh, poster quảng bá du lịch, mà những câu chuyện về ngôi chùa còn được viết thành tiểu thuyết, dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Du khách nườm nượp tham quan chùa vào mùa thu, thời trước dịch. Mỗi mùa, khung cảnh ở đây mang một vẻ đẹp khác nhau, thu hút cánh nhiếp ảnh. Năm 1994, Kinkakuji được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nó thường được so sánh với Ginkaku (Ngân Các tức Gác Bạc) trong chùa Jisho-ji, cũng ở Kyoto.

Du khách nườm nượp tham quan chùa vào mùa thu, thời trước dịch. Mỗi mùa, khung cảnh ở đây mang một vẻ đẹp khác nhau, thu hút cánh nhiếp ảnh. Năm 1994, Kinkakuji được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nó thường được so sánh với Ginkaku (Ngân Các tức Gác Bạc) trong chùa Jisho-ji, cũng ở Kyoto.

Nguồn: https://ngoisao.vnexpress.net/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Trong nước 15:30 21/11/2024

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của đồng bào Khmer vùng Bảy núi An Giang.

Tiền Giang: Tăng Ni sinh lớp Trung cấp, Cao đẳng Phật học tri ân thầy cô giáo

Trong nước 16:00 20/11/2024

Hòa cùng trong không khí hân hoan của bao thế hệ học trò đón mừng ngày Nhà giáo Việt Nam; sáng ngày 20/11/2024, tập thể Tăng Ni sinh các lớp Trung cấp và Cao đẳng Phật học Tiền Giang tổ chức tri ân chư Tôn đức ban Cố vấn, Ban Giám hiệu nhà trường.

Tiền Giang: 17 cơ sở tự viện tại H.Cái Bè được thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị

Trong nước 09:00 20/11/2024

Ngày 19/11/2024 (nhằm ngày 19 tháng 10 năm Giáp Thìn) Ban Trị sự GHPGVN huyện Cái Bè tổ chức phiên họp lệ, trao quyết định thành lập và bổ nhiệm Ban Quản trị cho các cơ sở tự viện, tại Văn phòng BTS - chùa Thiền Quang, xã Tân Thanh, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024 tại chùa Bái Đính

Trong nước 18:30 18/11/2024

Tối 17/11, tại chùa Bái Đính, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã tổ chức Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong do tai nạn giao thông năm 2024, với thông điệp “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại”.

Xem thêm