Phật Giáo
Chủ nhật, 28/02/2021, 09:00 AM

Ngôi chùa gắn với đàn voi chiến của Hà Nội xưa

Ngôi chùa này xưa kia nằm trên bãi nuôi voi chiến của nhà Lê – Trịnh. Không chỉ thờ Phật, chùa còn thờ cả những người có công huấn luyện voi chiến ở kinh thành Thăng Long xưa.

Chùa Ngũ Xá - Nơi an vị pho tượng Phật khổng lồ đặc biệt của Hà Nội

Nằm trên phố Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa cổ có một lịch sử thú vị khi gắn liền với những chú voi ở Hà Nội xưa.

Nằm trên phố Ngô Sĩ Liên, phường Văn Miếu, quận Đống Đa, chùa Phổ Giác là một ngôi chùa cổ có một lịch sử thú vị khi gắn liền với những chú voi ở Hà Nội xưa.

Theo sử sách, chùa được khởi dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm trong khoảng năm 1770-1774, dưới thời Hậu Lê. Cái tên Phổ Giác có ý nghĩa là phổ cập và giác ngộ Phật pháp cho chúng sinh.

Theo sử sách, chùa được khởi dựng bên bờ hồ Hoàn Kiếm trong khoảng năm 1770-1774, dưới thời Hậu Lê. Cái tên Phổ Giác có ý nghĩa là phổ cập và giác ngộ Phật pháp cho chúng sinh.

Do được xây trên bãi đất vốn là nơi tập trung các tàu voi của lực lượng tượng binh nhà Lê – Trịnh, chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng hay Tàu Voi và thường được gọi ngắn gọn là chùa Tàu.

Do được xây trên bãi đất vốn là nơi tập trung các tàu voi của lực lượng tượng binh nhà Lê – Trịnh, chùa còn có tên là chùa Tàu Tượng hay Tàu Voi và thường được gọi ngắn gọn là chùa Tàu.

Tới khi Pháp chiếm Hà Nội và lấy đất chùa xây tòa đốc lý (nay là Trụ sở UBND thành phố Hà Nội), chùa dời xuống khu vườn của Viện Thái Y cũ, là vị trí hiện nay.

Tới khi Pháp chiếm Hà Nội và lấy đất chùa xây tòa đốc lý (nay là Trụ sở UBND thành phố Hà Nội), chùa dời xuống khu vườn của Viện Thái Y cũ, là vị trí hiện nay.

Dù không còn nằm trên đất của tàu voi cũ, dân chúng vẫn gọi là chùa Tàu và dựng tượng voi để ghi nhớ về lịch sử của chùa.

Dù không còn nằm trên đất của tàu voi cũ, dân chúng vẫn gọi là chùa Tàu và dựng tượng voi để ghi nhớ về lịch sử của chùa.

Về kiến trúc, chùa Phổ Giác được xây theo lối truyền thống với hệ thống công trình bao gồm cổng tam quan, chính điện, nhà Mẫu và nhà Tổ. Trong đó, tam quan được xây dựng theo kiểu hang đá rất độc đáo.

Về kiến trúc, chùa Phổ Giác được xây theo lối truyền thống với hệ thống công trình bao gồm cổng tam quan, chính điện, nhà Mẫu và nhà Tổ. Trong đó, tam quan được xây dựng theo kiểu hang đá rất độc đáo.

Khu chính điện gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường có bảy gian tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Hậu cung nằm phía sau, nối với tiền đường thành hình chữ “Đinh”.

Khu chính điện gồm tiền đường và hậu cung. Tiền đường có bảy gian tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. Hậu cung nằm phía sau, nối với tiền đường thành hình chữ “Đinh”.

Tòa điện Mẫu của chùa có sáu gian, gồm bốn gian thờ và hai gian tiếp khách. Nhà thờ Tổ cũng có sáu gian.

Tòa điện Mẫu của chùa có sáu gian, gồm bốn gian thờ và hai gian tiếp khách. Nhà thờ Tổ cũng có sáu gian.

Hệ thống Tượng Phật và đồ thờ của chùa Phổ Giác rất đa dạng và phong phú với 20 tượng ở chùa chính, 11 pho ở nhà Mẫu, 6 pho ở nhà Tổ cùng nhiều hoành phi, câu đối được tạo tác tinh xảo.

Hệ thống Tượng Phật và đồ thờ của chùa Phổ Giác rất đa dạng và phong phú với 20 tượng ở chùa chính, 11 pho ở nhà Mẫu, 6 pho ở nhà Tổ cùng nhiều hoành phi, câu đối được tạo tác tinh xảo.

Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu như nhiều chùa khác, chùa còn thờ Tổ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi đã xuống tóc quy y cửa Phật thời vua Lê – chúa Trịnh.

Ngoài thờ Phật, thờ Mẫu như nhiều chùa khác, chùa còn thờ Tổ Phan Cảnh Điệp, một người luyện voi giỏi đã xuống tóc quy y cửa Phật thời vua Lê – chúa Trịnh.

Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, nổi bật là văn bia Dương Võ bi kí, ghi danh ba vị có công huấn luyện voi chiến, được xem như ba tổ sư công tượng.

Chùa còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, nổi bật là văn bia Dương Võ bi kí, ghi danh ba vị có công huấn luyện voi chiến, được xem như ba tổ sư công tượng.

Vào năm 1991, chùa Phổ Giác đã được công nhận là Di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia của Việt Nam.

Vào năm 1991, chùa Phổ Giác đã được công nhận là Di tích lịch sử nghệ thuật kiến trúc cấp quốc gia của Việt Nam.

Theo: Kiến thức

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Về An Giang xem loài dơi quý hiếm sống trong ngôi chùa cổ hơn 200 năm tuổi

Chùa Việt 15:31 10/01/2025

Tại xã Mỹ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, có một ngôi chùa cổ nổi tiếng được biết đến với tên gọi chùa Dơi, nơi cư ngụ của một quần thể dơi quạ.

Hàng ngàn người đổ về ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam dịp đầu năm mới

Chùa Việt 11:28 02/01/2025

Pho tượng Phật Thích Ca dáng nằm có chiều dài 62m, cao 22,5m trong khuôn viên chùa Som Rong thu hút hàng ngàn lượt khách du lịch đến chiêm bái, chụp ảnh trong ngày đầu năm 2025.

Chuyện về tượng “Phật cô đơn” nặng hơn 4 tấn ở chùa Thanh Tâm

Chùa Việt 12:32 01/01/2025

Hành trình của bức tượng Phật này đã trở thành câu chuyện đáng nhớ, được lưu truyền trong lòng Phật tử và người dân.

Vườn Quán Âm chùa Phú Lâm - Nhịp cầu kết nối tâm linh, văn hóa ở Tuyên Quang

Chùa Việt 11:07 01/01/2025

Trong không khí Xuân mới, tháp Quán Âm và toàn bộ khuôn viên chùa Phú Lâm như được khoác lên mình diện mạo rực rỡ, mời gọi hàng ngàn du khách và Phật tử gần xa đến chiêm bái, cầu nguyện, hòa mình vào không gian thanh tịnh giữa núi rừng Tuyên Quang.

Xem thêm