STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dòng thời sự ngày 7 và 8/1 đang được nhiều người dõi theo đó là trận động đất gây thiệt hại về người và của ở Tây Tạng.
Theo đó, trận động đất sáng 7/1 được báo chí ghi nhận, “gây thiệt hại nghiêm trọng ở Trung Quốc, trong khi Nepal, Ấn Độ và Bhutan cũng bị ảnh hưởng nhưng không đáng kể”.
Cụ thể, theo số liệu cập nhật mới nhất, cơ quan chức năng Trung Quốc xác nhận ít nhất 126 người đã thiệt mạng và khoảng gần 200 người bị thương sau trận động đất mạnh 6,8 độ làm rung chuyển huyện Dingri, thành phố Shigatse, thuộc khu tự trị Tây Tạng. Đến gần trưa 8/1, nhà chức trách đã tìm thấy 126 thi thể, chạy đua cứu người giữa trời lạnh -17 độ C.
Tính tới khuya 7/1, hơn 3.600 ngôi nhà được xác nhận đã bị sập, khiến hơn 30.000 người dân phải đi sơ tán. Ít nhất 407 người đã được cứu sống từ đống đổ nát.
Trong tình hình nguy cấp đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thúc giục nỗ lực cứu hộ toàn diện để giảm thiểu thương vong sau trận động đất ở Tây Tạng. Chính quyền trung ương đã gửi khoảng 22.000 đơn vị hàng cứu trợ, gồm lều vải, áo khoác mùa đông, chăn và giường gấp… và phân bổ 100 triệu nhân dân tệ (khoảng 13,9 triệu USD) cho các hoạt động cứu trợ sau trận động đất ở Tây Tạng.
Đến 6 giờ tối 7/1 (giờ địa phương, tức 5 giờ tối cùng ngày theo giờ Việt Nam), Sở Giao thông vận tải Tây Tạng cho biết tất cả các tuyến đường bị hư hỏng do động đất đã được thông xe. Dịch vụ viễn thông tại 3 thị trấn gần tâm chấn cũng đã được khôi phục.
Theo Trung tâm Mạng lưới động đất Trung Quốc, tính tới 8 giờ sáng 8/1 (giờ địa phương, tức 7 giờ sáng cùng ngày theo giờ Việt Nam), đã xảy ra 515 dư chấn sau trận động đất ở Tây Tạng, trong đó 27 đợt dư chấn mạnh từ 3 độ richter trở lên.
Các quốc gia lân cận cũng cập nhật về trận động đất ở Tây Tạng. Do ảnh hưởng từ trận động đất, 2 ngôi nhà tại huyện Solukhumbu, tỉnh Koshi (Nepal) đã bị phá hủy hoàn toàn, 1 ngôi nhà bị hư hại một phần và nhiều ngôi nhà bị ảnh hưởng không đáng kể. Cơ quan Cảnh sát Nepal cho biết 13 người bị thương. Ở Nepal, chưa có báo cáo nào về người thiệt mạng do động đất.
Rung chấn do động đất cũng được cảm nhận ở thủ đô Thimphu (Bhutan) và tiểu bang Bihar (miền bắc Ấn Độ). Một số người dân sợ hãi chạy ra khỏi nhà. Các quan chức Ấn Độ và Bhutan cho biết chưa ghi nhận thiệt hại về người hay tài sản do động đất.
Nhà lãnh đạo tinh thần người dân Tây Tạng, Đức Dalai Lama trước nỗi đau, mất mát của người dân đã bày tỏ: “Tôi vô cùng đau buồn khi biết về trận động đất tàn khốc xảy ra ở Dingri - Tây Tạng và các khu vực xung quanh đó vào sáng 7/1. Trận động đất đã gây ra sự mất mát thương tâm, khiến cho nhiều người đã phải tử vong; nhiều người đã bị thương; và đã phá hủy nghiêm trọng nhiều nhà cửa và tài sản. Tôi xin dâng lời cầu nguyện cho những người đã mất đi mạng sống của mình và gửi lời cầu chúc cho tất cả những người bị thương được sớm bình phục”.
Trận động đất ở Tây Tạng là sự cố tan thương chấn động thế giới chỉ sau vụ máy bay Jeju Air gặp nạn do va chạm với chim ở Hàn Quốc khiến 179 người thiệt mạng hôm 29/12/2024. Như vậy, chỉ trong chưa đầy 10 ngày, bên cạnh chiến tranh vẫn đang diễn ra ở Ukraine - Nga, cùng nhiều xung đột khác, thế giới đã nghe khá nhiều tin dữ, khiến lòng người chấn động.
Mất mát, tai ương, những bất trắc trong cuộc sống… ập tới theo lẽ vô thường và quy luật nhân-duyên-quả. Từ hơn 25 thế kỷ trước, Đức Phật, trong kinh Địa Động (Trung A-hàm) đã dạy: “Này A-nan, khi trong hư không nổi lên gió lớn. Gió nổi lên thì nước bị khuấy động. Nước bị khuấy động thì xảy ra động đất. Đó là nguyên nhân thứ nhất khiến cõi đất bị chấn động mạnh. Khi cõi đất bị chấn động mạnh, bốn mặt gió lớn nổi lên, bốn phương sao chổi mọc; nhà cửa, tường vách, tất cả đều sụp đổ…”.
Đất, nước, gió, lửa - tứ đại trong địa cầu. Con người cũng mượn vay tứ đại để biểu hiện, nên cũng đối diện với lẽ đương nhiên của quy luật sanh, trụ, dị, diệt của sự mượn vay.
Tùy nghiệp, có người an tử nhưng cũng có những người rơi vào hoạnh tử, trải qua những cái chết oan khuất, đau lòng, nguyên nhân chủ yếu từ những tai ương xảy ra hằng ngày. Một vụ máy bay rơi, một trận động đất, một cơn sóng thần… đều là lời nhắc nhở về lẽ vô thường, không có gì là tồn tại mãi, kể cả những thứ bằng mắt thường ta thấy vững chắc, lớn lao.
Từ mất mát, tai ương, người ngộ đạo sẽ gia tâm để chuyển hóa tự thân, trong tinh thần “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả” để chấp nhận cái đã biểu hiện, dừng tạo nhân cho những cái xấu ngay bây giờ, đời đời kiếp kiếp sau.
Trong Trung A-hàm, kinh Thất Nhật Đức Phật dạy: “Tất cả các hành đều vô thường, là pháp không vĩnh cửu, pháp chóng đổi thay, pháp không thể nương tựa. Các hành như vậy không nên tham đắm mà phải ghê sợ nhờm tởm, nên tìm sự xả ly, nên tìm giải thoát”. Đây chính là bài học và sự thực hành tiếp theo của hành giả học đạo giải thoát. Trong thế giới vật chất, con người bị lệ thuộc, bám chặt vào các pháp không vĩnh cửu, trong đó có danh, sắc, tài, để rồi bào mòn tự nhiên, tham nhũng, ra sức thu gom tài sản khủng, gây ra những cuộc chiến tàn khốc, vô nghĩa…
Những pháp thế gian vô thường, không mang theo được nhưng con người bất chấp, tạo nghiệp, theo Phật, đó không phải là người trí.
Đối diện trước tai ương, nếu ta còn phước đức, có thể phát nguyện sẻ chia, cứu giúp, khởi lòng thương, cùng hiệp tâm cầu nguyện, an ủi… Phía sau đó là nhận chân ra sự thật của cuộc sống (vô thường) để chuẩn bị tư lương cho mình, nếu mình phải trải qua điều này thì sao? Tiếp đến, tập bỏ buông bớt, dừng chấp giữ để có thể nhẹ gánh, thong dong, bớt tiêu thụ, bớt tạo ra những năng lượng tiêu cực, bớt góp duyên bất thiện cho địa cầu, cõi nước, thế giới thân yêu này…
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Câu nói vui thôi đừng vui quá mang nghĩa của lối sống trung đạo của nhà Phật.
Chỉ với hai câu hỏi này thôi, nhưng nó khiến người ta buộc phải lắng lại, tự hỏi bản thân, làm cuộc tổng kết cho bản thân.
Tiêu thụ có ý thức, tức chánh niệm trong tiêu thụ là cách để tập theo hạnh “ít muốn biết đủ” của nhà Phật.
Nhập gia tùy tục - chính là nét văn hóa Đại thừa của người Việt ta, là một không gian sống lành mạnh, khả dĩ đưa chúng ta đến thành công, an lạc...
Việc lạm dụng của cải vật chất của đàn na tín thí quả báo không hề nhẹ.
Một quốc gia sẽ không thể có cảnh an dưỡng thực sự khi chung quanh toàn là cánh rừng chết, sông suối ao hồ ô nhiễm và những ngôi nhà chỉ biết sống cho riêng mình.
Nhiều vụ tai nạn giao thông đến từ nguyên do này, đặc biệt vào dịp cuối năm, tiệc tùng, liên hoan liên tục.
Trong dân gian có so sánh như vậy: “Cứu một mạng người, còn hơn xây bảy tòa tháp”.