Ngôi chùa nghìn năm tuổi có 2 bảo vật quốc gia
Chùa Trà Phương ở Hải Phòng lưu giữ hai bảo vật quốc gia là tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn.

Chùa Trà Phương nằm tại thôn Trà Phương, xã Thụy Hương, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng. Theo UBND xã Thụy Hương, chùa Trà Phương được xây dựng từ thời Lý, khoảng đầu thế kỷ 11 (1010-1020) và được trùng tu tôn tạo một cách quy mô vào thế kỷ 16, đời nhà Mạc.

Thời Lý, chùa được xây dựng trên một gò đất cao, xung quanh cây cối rậm rạp, xa xóm làng nên được gọi là Bà Đanh tự. Đến thế kỷ 16, chùa được nhà Mạc trùng tu, lấy tên là Thiên Phúc tự.

Chùa Trà Phương có mặt chính quay về hướng tây nam, với các công trình kiến trúc như tòa thờ Phật, tòa thờ các vị tổ sư, nhà khách, nhà bia, sân vườn và kiến trúc cổng chùa.

Tòa điện Phật trước đây có kiến trúc kiểu chữ Đinh với 5 gian bái đường, 3 gian chuôi vồ. Hiện nay, tòa chỉ còn lại 3 gian bái đường, 3 gian chuôi vồ.

Đến năm 2007, chùa Trà Phương được xếp hạng Di tích cấp quốc gia.

Chùa Trà Phương lưu giữ nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật thời Lý và thời Mạc. Nổi bật trong số đó là tượng vua Mạc Đăng Dung và phù điêu hoàng hậu Vũ Thị Ngọc Toàn. Ngày 31/12/2020, Thủ tướng đã quyết định công nhận đây là hai bảo vật quốc gia.

Tượng Mạc Thái Tổ có chiều cao 63 cm, bề ngang 37 cm, được tạo tác theo phong cách tượng tròn với dạng thức kiểu tượng hậu. Tượng có khuôn mặt trái xoan, mắt tròn to, mũi phồng, đầu mũi khá to, miệng nhỏ hơi mím, tai to, cằm nhọn. Tổng thể tượng thể hiện người quyền thế, hoàng gia.

Phù điêu Hoàng thái hậu Vũ Thị Ngọc Toàn được tạc hõm sâu vào một khối đá. Tượng có mặt tròn, thon gọn, phúc hậu, lông mày lá liễu, mắt phượng, mũi thấp. Đầu tượng để tóc bối, bổ ngôi và sơn đen. Theo Sở Văn hóa - Thể thao Hải Phòng, bà Vũ Thị Ngọc Toàn là người làng Trà Phương và là chính thất của Mạc Thái Tổ Mạc Đăng Dung.

Ngoài các di vật, bảo vật trên, chùa Trà Phương cũng lưu giữ các bia ký cổ.

Phía sau ngôi chùa là nơi thờ các vị sư tổ qua các thời kỳ. Khu vực này và nhiều vị trí khác bị xuống cấp. Hai năm nay, chùa Trà Phương đang được ban quản lý trùng tu, sửa chữa với quy mô lớn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).

Ngôi chùa có 'báu vật' lớn bậc nhất Việt Nam
Chùa Việt
Nằm cách TP Hà Nội hơn 100km, chùa Cổ Lễ (thuộc địa phận huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) là công trình kiến trúc Phật giáo độc đáo ở Việt Nam.

Thăm ngôi chùa mang phong cách Nhật Bản tại vùng Bảy Núi - An Giang
Chùa Việt
Sở hữu kiến trúc lấy cảm hứng từ phong cách chùa tháp Nhật Bản, Phước Lâm Tự hay được gọi là chùa Lầu không chỉ thu hút đông đảo Phật tử đến chiêm bái mà còn là điểm check-in độc đáo của du khách khi ghé thăm vùng Bảy Núi - tỉnh An Giang.

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh
Chùa Việt
Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.
Xem thêm