Ngôi chùa ra đời bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu
Chùa Tôn Thạnh thuộc ấp Thanh Ba, xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, sở hữu kỷ lục: Ngôi chùa duy nhất gắn liền với sự nghiệp văn chương của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Chùa Việt

Quang cảnh chùa Tôn Thạnh - Ảnh: Sưu tầm
Chùa Tôn Thạnh được xây dựng năm 1808, ban đầu có tên là Lan Nhã, do Thiền sư Viên Ngộ sáng lập. Thiền sư có lòng từ bi, hay quan tâm đến cuộc sống của mọi người nên đã tự mình khiêng đất đá để làm 2 con đường cho dân chúng đi lại.
Năm 1846, lúc đúng 60 tuổi, ngài Viên Ngộ đã nhịn uống nước suốt 49 ngày rồi viên tịch. Hiện nay, trong khuôn viên chùa về phía tây còn có bảo tháp thờ ngài.
Theo các sử liệu, từ năm 1859 đến 1861, nhà nho Nguyễn Đình Chiểu (tục gọi là Đồ Chiểu) có đến lưu trú tại chùa. Bên ngoài cụ mang danh là mở lớp dạy học, bốc thuốc chữa bệnh, nhưng thực chất vẫn âm thầm làm thơ yêu nước, lãnh đạo nghĩa quân trong vùng, khích lệ bà con chiến đấu chống giặc Pháp xâm lược.

Bảng di tích chùa Tôn Thạnh - Ảnh: Sưu tầm
Bài văn tế bất hủ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được Nguyễn Đình Chiểu viết tại đây để biểu dương, tưởng nhớ công lao của những nghĩa sĩ đất Cần Giuộc đã hy sinh vì độc lập, tự do của đất nước. Ngoài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, các tác phẩm như: Chạy giặc, Dương Từ Hà Mậu và một phần của truyện thơ Lục Vân Tiên cũng được sáng tác tại chùa Tôn Thạnh.
Hiện nay, bên trái của chùa có Nhà bia ghi lại công lao của của nhà thơ và trích đoạn bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc. Năm 1997, chùa Tôn Thạnh đã được Bộ VH - TT công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

Chùa Tôn Thạnh ở xã Mỹ Lộc, huyện Cần Giuộc được xây dựng năm 1808. Ban đầu chùa có tên Lan Nhã hay còn được người dân địa phương gọi là Ông Ngộ do được Thiền sư Viên Ngộ xây dựng. Qua nhiều lần trùng tu, hiện chùa có diện tích khoảng 2 ha. Ảnh: VnExpress
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Hoa gạo đỏ rực bên ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Việt
Vào những ngày cuối tháng 3, trước sân chùa Thầy (huyện Quốc Oai, Hà Nội) lại nở rực hoa gạo, nhuộm đỏ cả một góc trời khiến cho không khí nơi đây vốn linh thiêng lại thêm phần thơ mộng.

Kim Quang Minh Tự: Ngôi chùa còn non trẻ trên vùng rừng rú núi đồi
Chùa Việt
Khởi đầu từ một khoảnh đất rẫy đồi rừng nơi hoang vắng thuộc thôn Bắc Sông Giang, (xã Khánh Trung, huyện miền núi Khánh Vĩnh) còn chằng chịt um tùm cây lá do một Phật tử tín tâm hiến cúng để đón những bóng dáng nâu sồng lặng lẽ về đây dựng xây nơi an trú với tâm nguyện phụng sự chúng sinh qua chương trình “Hiểu và Thương” còn rất mới lạ với bà con nghèo vùng sâu vùng xa…

Ở Sài Gòn, hỏi về chùa Nam tông Khmer, mọi người nghĩ ngay đến nơi này
Chùa Việt
Giữa lòng TP.HCM nhộn nhịp, chùa Chantarangsay là nơi mang đậm dấu ấn văn hóa Phật giáo Nam tông Khmer.

Hoa Lâm Ngự tự - ngôi chùa cổ gần 800 năm
Chùa Việt
Chùa Hoa Lâm, thường gọi chùa Ngự ở xã Hoa Lâm, sau là thôn Tiền Hậu, xã Văn Lâm, tổng Văn Lâm, nay là làng Văn Lâm, xã Lâm Trung Thuỷ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Chùa được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá cấp tỉnh năm 2008 (theo Quyết định số 1796/QĐ-UBND ngày 27/6/2008 của UBND tỉnh Hà Tĩnh).
Xem thêm