Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 16/11/2020, 08:50 AM

Ngồi yên thiền tập là một đặc ân

Ngồi yên thiền tập là phương pháp trị liệu và nuôi dưỡng thân tâm hiệu quả. Vậy nên, ta hãy xem được ngồi yên như là một đặc ân, và tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để ngồi yên.

Khi Tổng thống Nelson Mandela lần đầu đến thăm nước Pháp sau thời gian bị giam cầm, một phóng viên đã hỏi: “Ngài mong muốn điều gì nhất?” Tổng thống đã trả lời: “Được ngồi yên và không làm gì cả. Từ khi ra khỏi tù, tôi không có được cơ may này. Tôi quá bận, nên điều mà tôi mong muốn nhất chính là được ngồi yên và không làm gì cả.”

Ngồi yên để chữa trị và nuôi dưỡng thân tâm

Thế nhưng, với nhiều người, được ngồi yên lại là điều xa xỉ. Bây giờ, xin bạn hãy gác lại mọi công việc, mọi muộn phiền… Mời bạn ngồi yên thay cho Nelson Mandela, thay cho tất cả những ai đang rong ruổi, những ai không có thì giờ để sống một cuộc sống thực sự.

Bạn hãy chọn cho mình tư thế mà mình thoải mái nhất. Thả lỏng toàn bộ cơ thở, lưng thẳng nhưng không cứng, ngồi trong tư thế thật tự nhiên và miệng mỉm cười. Bạn nên theo dõi hơi thở ra vào của mình. Sau vài phút ngồi yên, tâm bạn có thể bị xao lãng. Khi ấy, hãy mỉm cười và đưa hơi thở về với chánh niệm.

Ngồi yên thiền tập là phương pháp trị liệu và nuôi dưỡng thân tâm hiệu quả.

Ngồi yên thiền tập là phương pháp trị liệu và nuôi dưỡng thân tâm hiệu quả.

Thiền tập có cần đúng tư thế?

Ngồi yên trước hết là để ta không làm gì và buông thư cơ thể. Nếu nắm vững được nghệ thuật theo dõi hơi thở và mỉm cười, ta sẽ thích thú hơn trong việc ngồi yên này. Nhờ năng lượng của niệm và định, ta sẽ bắt đầu quán chiếu vào thân, tâm và hoàn cảnh. Khi ấy, ta biết mình nên, không nên làm gì để có được an lạc, hạnh phúc cho mình và cho những người xung quanh. Ngồi yên như thế có thể được xem là thiền tập.

Chúng ta có thể thực tập ở bất cứ đâu

Ta không cần phải đến thiền đường, hay trung tâm thiền thì mới có thể thực tập. Ta có thể thiền tập ở mọi nơi, tại văn phòng, trong xe hơi, thậm chí là khi mua sắm ở siêu thị…

Ở bất cứ đâu, chỉ cần thấy mình mệt mỏi, bực dọc, ta có thể lắng nghe hơi thở, mỉm cười để tránh đánh mất mình và giữ gìn sự thăng bằng cho thân tâm. Chỉ khi ta trở về với chính mình, với hơi thở chánh niệm, ta mới có đủ nội lực để đối diện với bao điều phiền toái của cuộc đời.

Chúng ta cần phải ngồi yên một cách thảnh thơi, đều đặn và tinh tấn.

Chúng ta cần phải ngồi yên một cách thảnh thơi, đều đặn và tinh tấn.

Chỉ có thể thiền tập ở thiền đường là đúng hay sai?

Thiền tập bằng cách ngồi yên

Cách thiền tập vững chắc nhất là xếp bằng hai chân, giữ vững toàn thân. Chúng ta nên ngồi trong tư thế kiết già hoặc bán già. Đặt chân phải lên bắp vế trái, chân trái lên bắp vế phải.

Nếu tư thế kiết già quá khó, ta có thể ngồi bất cứ tư thế nào miễn mình thoải mái. Thậm chí, ta cũng có thể nằm dài trên sàn nhà, hai chân duỗi thẳng, tay thả lõng dọc theo hai chân, lòng bàn tay ngửa lên trời.

Nếu cảm thấy bị tê chân, chúng ta có thể đổi tư thế ngồi hoặc đổi chân dưới lên trên. Làm nhẹ nhàng, theo dõi hơi thở và từng cử động, lúc đó ta sẽ có an và định. Nếu đã quá sức chịu đựng, ta có thể đứng dậy, thiền hành chậm rãi từng bước. Sau đó, ta lại ngồi xuống và thiền tập.

Ta có thể thiền tập ở mọi nơi.

Ta có thể thiền tập ở mọi nơi.

Thiền tập để có được an lạc và hạnh phúc

Nếu phần nào đó trên cơ thể bị đau nhức, ta phải biết lắng nghe tiếng “gào thét” của cơ thể, để nó không phải làm việc quá sức. Thân thoải mái thì tâm mới bình an.

Đôi khi, có thể ta suy nghĩ thiền tập là cách mà mình trốn chạy, giống như con thỏ chạy về hang ổ an toàn của nó. Làm như vậy, ta chỉ có thể an ổn trong thời gian ngắn. Ló đầu ra khỏi hang, ta lại phải đối đầu với bao muộn phiền, bực tức thường ngày.

Chúng ta cần phải ngồi yên một cách thảnh thơi, đều đặn và tinh tấn. Như thế, chúng ta mới tiếp xúc sâu sắc với cuộc sống muôn hình vạn trạng và biến đổi vô thường.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Không kính cha mẹ là một bệnh căn khiến không được thấy Phật

Kiến thức 15:25 16/04/2024

Trong Kinh Mục Liên Sám Pháp, Đức Phật có dạy về 12 loại bệnh căn khiến cho sinh ra không thấy được Phật. Khi Ngài A Nan bạch Phật cách chữa trị những bệnh căn này, Ngài đã từ bi chỉ dạy như sau:

“Mặc tẫn” là gì?

Kiến thức 14:00 16/04/2024

Pháp thế xuất thế gian, các vị đều phải biết, cái gọi là “làm việc tốt gặp lắm giày vò”. Đặc biệt là vào thời đại này là thời kỳ mạt pháp.

Vui trong Pháp lành, vui trong Pháp Phật

Kiến thức 13:30 16/04/2024

Ai sống theo lời dạy của đức Phật (sống trong pháp), cả lời nói, hành vi, thái độ việc làm, suy nghĩ theo hướng tích cực tử tế lương thiện thì cuộc sống sẽ mãi an vui hạnh phúc thăng hoa.

Kiếp súc sinh - dễ đọa, khó thoát

Kiến thức 09:24 16/04/2024

Sinh làm loài súc sinh phải chịu đựng năm loại khổ sau: nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau, nỗi khổ do ngu si ám chướng, nỗi khổ chịu nóng lạnh, nỗi khổ chịu đói khát, nỗi khổ bị khai thác đọa đày hoặc sai làm việc nặng. Hãy tưởng tượng bạn tái sinh làm một loài thú trong tự nhiên.

Xem thêm