Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 17/09/2019, 16:35 PM

Thiền tập có cần đúng tư thế?

Nói về thiền tập, ai ai cũng nói. Ai ai cũng nêu ý kiến của mình, cho mình là đúng. Giống như từ một gốc cây, ra bao nhiêu cành, rồi từ cành lại ra bao nhiêu cành nhỏ nữa. Rồi từ những cành nhỏ, lại tiếp tục sinh sôi. Phát triển đến mức tìm ra gốc rễ của trở nên cực kỳ khó khăn.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Ngồi thiền, hiểu đơn giản, chỉ là việc ngồi xuống, theo một tư thế nào đó cho đúng. Ngồi để rèn luyện thân và tâm.

Về thân, liên quan chủ yếu đến tư thế. Và tư thế được hầu hết mọi người công nhận là tư thế chuẩn, đó là tư thế ngồi kiết già. Hai chân bắt chéo, bàn chân này đặt lên đùi chân kia. Lòng bàn chân ngửa lên. Cột sống thẳng. Nhưng do tư thế này khá khó, nhất là với những người hiện đại ít vận động. Khi mới tập, các cơ chân rất đau nhức mà vẫn không thể làm nổi.

Việc bạn cố gắng dùng sức mạnh ép chân của bạn vào khuân khổ của tư thế này khi chưa có việc tập luyện là rất nguy hiểm. Bởi cơ thể con người, đúng là cái gì cũng có thể làm được, nhưng không được vội vàng, mà cần có thời gian cho cơ thể tập thích nghi.

Tư thế ngồi kiết già, hai chân bắt chéo, bàn chân này đặt lên đùi chân kia, lòng bàn chân ngửa lên.

Tư thế ngồi kiết già, hai chân bắt chéo, bàn chân này đặt lên đùi chân kia, lòng bàn chân ngửa lên.

Bài liên quan

Ban đầu, bạn có thể sử dụng công cụ hỗ trợ như bồ đoàn, tọa cụ. Nhưng sau đó, dần dần, bạn có thể luyện tập giãn cơ chân, làm linh hoạt khớp xương bằng những bài tập nho nhỏ theo đúng thứ tự. Khi mọi việc đã xong xuôi, lúc đó bạn ngồi thiền tập bằng tư thế kiết già sẽ rất tự nhiên, không có việc phải quá đau đớn hay khó chịu.

Vì tư thế kiết già khá khó khăn, đôi khi cần đặc thù cơ thể và việc luyện tập lâu dài. Vậy nên, người ta bắt đầu nghĩ ra các tư thế tương tự, gần giống, nhiều khi là khác hoàn toàn, chỉ để giúp việc ngồi xuống trở nên dễ dàng hơn. Các tư thế khác nhau này, mức độ tác dụng rèn luyện thân cũng khác nhau. Cũng không thể nói đúng sai ở đây. Chỉ là nếu bạn cảm thấy nó tạm thời phù hợp với đặc tính của mình, vậy chính là nó.

Sau khi thân đã an ổn, đến tâm của bạn cần được rèn luyện. Với thân đã có rất nhiều pháp môn và tư thế, với tâm lại còn nhiều nữa. Hầu như, mỗi người sau khi tiếp nhập kiến thức từ người thầy, lại thêm vào một chút đặc tướng của mình, và từ đó sinh ra cả ngàn vạn cách.

Sau khi thân đã an ổn, đến tâm của bạn cần được rèn luyện. Với thân đã có rất nhiều pháp môn và tư thế, với tâm lại còn nhiều nữa. Hầu như, mỗi người sau khi tiếp nhập kiến thức từ người thầy, lại thêm vào một chút đặc tướng của mình, và từ đó sinh ra cả ngàn vạn cách.

Bài liên quan

Dù với tư thế thiền tập nào, cần giữ lại đúng hai điểm, cột sống phải thật thẳng, và cơ thể ở mức thế năng thấp nhất, các cơ hoạt động ít nhất. Như vậy mới có tác dụng cho sức khỏe và tốn ít năng lượng nhất. Bởi toàn bộ năng lượng, sẽ được tập trung vào tâm trí của bạn.

Sau khi thân đã an ổn, đến tâm của bạn cần được rèn luyện. Với thân đã có rất nhiều pháp môn và tư thế, với tâm lại còn nhiều nữa. Hầu như, mỗi người sau khi tiếp nhập kiến thức từ người thầy, lại thêm vào một chút đặc tướng của mình, và từ đó sinh ra cả ngàn vạn cách.

Có một số phương pháp thiền tập như tâm an trú vào hơi thở, quán hơi thở để tâm không bị giao độn. Không quán hơi thở thì quán đề mục, bất cứ một đề mục nào hiện lên. Không quán đề mục thì quán thân, tập trung vào bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Không quán thân thì dùng sức và ý chí để chịu đựng. Bạn cứ ngồi yên, thật yên cả ngày lẫn đêm, ngày này qua ngày khác cho đến khi ý thức được chế ngự hoàn toàn.

Có pháp môn, lại dùng ý thức làm chủ, không diệt ý thức. Mà dùng ý thức làm chủ cả thân lẫn tâm, từ đó làm chủ mọi thứ trong cuộc sống của mình.

Dù bạn học ngồi thiền tập đến đâu. Trước hết, nên học hạnh chân thực và bao dung, học từ, học bi, học hỷ, học xả. Cho thân tâm không còn cấu nhiễm một chút phiền trược nào. Có như vậy, việc ngồi hay không ngồi cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Dù bạn học ngồi thiền tập đến đâu. Trước hết, nên học hạnh chân thực và bao dung, học từ, học bi, học hỷ, học xả. Cho thân tâm không còn cấu nhiễm một chút phiền trược nào. Có như vậy, việc ngồi hay không ngồi cũng chẳng còn quan trọng nữa.

Bài liên quan

Và dù, việc ngồi thiền có đúng sai thế nào đi chăng nữa. Nếu bạn còn luôn mang trong mình những tham lam, sân hận hay si mê, dù là nhỏ nhặt nhất, thì việc ngồi thiền sẽ không mang lại nhiều kết quả. Nó sẽ đơn thuần trở thành một động tác thể dục. Khi mà bạn ngồi xuống, nhưng vẫn ôm trong lòng tài sản, địa vị, danh tiếng.

Phải làm sao để mọi người biết mình là người rất tốt, rất trí tuệ. Phải làm sao ngồi cho khỏe để mình đi kiếm thật nhiều tiền. Phải ngồi làm sao để mình hạnh phúc…

Khi bạn ôm tất cả những thứ đó và ngồi xuống, bạn cũng có thể dễ dàng tưởng tượng ra cảnh hỗn loạn và dị dạng đến đâu rồi đó. Nó, sẽ là những thứ không có gì tốt đẹp nhiều, khi tâm vị kỷ và tham lam được phát triển.

Dù bạn học ngồi thiền tập đến đâu. Trước hết, nên học hạnh chân thực và bao dung, học từ, học bi, học hỷ, học xả. Cho thân tâm không còn cấu nhiễm một chút phiền trược nào. Có như vậy, việc ngồi hay không ngồi cũng chẳng còn quan trọng nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm