Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 23/04/2023, 11:05 AM

Ngọn lửa Phật pháp vẫn cháy trong tôi

Khi thơ thẩn đọc tin tức và tràn ngập trong  giai điệu sâu lắng từ những bài hát của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Rồi vô tình, tôi thấy được một tin bài là "Lan toả tình yêu và trí tuệ Phật giáo qua cuộc thị Đạo Phật trong trái tim tôi".

Chợt lúc ấy trong lòng khởi lên một nỗi niềm gì đó khó tả, có gì đó thúc đẩy tôi cần phải viết điều gì đó từ trái tim, từ đáy lòng của mình.

Đứng lên, bật chiếc đèn bàn và ngồi thật ngay ngắn trước trang giấy trắng trước mặt... Tôi thật sự muốn viết điều gì đó, nhưng khi đặt bút xuống, trang giấy ấy mênh mang quá. Không? Có lẽ hơi ít để có thể viết về Đạo Phật trong trái tim của tôi được rất nhiều điều cần nói, rất nhiều điều muốn viết ra. Ấy thế mà trong tâm trí lại không thể suy nghĩ ra được điều gì cả. nhìn qua khung cửa sổ phía trước mặt, nơi có một chậu cây Bồ Đề nhỏ mà bản thân tự trồng. Nhắm đôi mắt lại… hít một hơi thật sâu, có lẽ giống như từng chiếc lá bồ đề xanh mơn mởn dưới ánh ban mai kia, hạt giống Phật trong trái tim cũng vậy, rực rỡ mà êm dịu.Thở ra một hơi dài, ngân nga theo khúc hát đang nghe rồi chìm vào dòng suy nghĩ miên man của bản thân.

…Từ đó ta nằm đau

Ôi núi cũng như đèo

Một chút vô thường theo

Từng phút cao giờ sâu…

(Đóa Hoa Vô Thường – Trịnh Công Sơn)

Gia đình tôi không phải một gia đình thuần theo Đạo Phật. Từ những người họ hàng đến những người thân quen trong gia đình. Lúc ấy trong tâm trí non nớt của bản thân Đức Phật chỉ hiện lên qua hình ảnh của bộ Phim Tây Du Ký được phát sóng khoảng tám giờ tối mỗi ngày và thường thì cả nhà sẽ ngồi cùng nhau xem sau bữa cơm chiều.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Khi tôi hỏi mẹ rằng tại sao đức Phật lại giỏi như vậy, cả Thiên Đình không đánh lại được mà chỉ có Ngài là có thể khiến Tề Thiên Đại Thánh phải bị đè dưới núi Ngũ Đài Sơn năm trăm năm liền. Mẹ tôi nghĩ một lát rồi nói rằng vì đó là đức Phật mà, làm sao có ai có thể bằng Phật Tổ được chứ, từ đó tôi xem phim đều ngóng đến đoạn có đức Phật, và rồi chưng hửng tự nhủ rằng Phật Tổ quyền lực vậy nên chắc xuất hiện ít, vì nếu hiện ra nhiều chắc phim sẽ hết sớm mất.

Vào những ngày rằm hay mồng một, tôi thường cùng mẹ dắt tay nhau lên chùa để lễ, đôi khi mẹ có đóng góp chút tịnh tài và có mang một tờ giấy có hình Đức Phật cùng tên của gia đình nhà về. Sau khi ê a đánh vần từng chữ một trên tờ công đức, tôi lại hỏi mẹ rằng tại sao Phật lại ngồi dưới gốc cây, và mẹ trả lời rằng Ngài đã ngồi đó 49 ngày để thành Phật, Ngài ăn rễ cây Bồ Đề, uống nhựa cây Bồ Đề để sống và thành Phật đấy con à. Giờ đây mỗi khi nhớ lại những kỉ niệm nho nhỏ ấy tôi không khỏi bất giác bật cười, đôi khi còn trêu lại mẹ rồi thầm nghĩ nếu vậy có lẽ chậu cây Bồ Đề của tôi ở trọ cũng có thể khiến tôi đạt được sự chứng ngộ nào đó trong cuộc đời này cũng nên.

Rồi năm rộng tháng dài qua đi bản thân tôi cũng lớn dần. Những năm tháng tiểu học và THCS ngoài việc học tôi dành thời gian nhiều hơn cho việc tắm sông, thả diều, leo cây hái quả và nô đùa cùng đám bạn, vậy nên sự ngưỡng mộ và những câu hỏi ngôn nghê về Đức Phật đối với tôi cũng ngày một đi vào quên lãng, tôi không còn hỏi đức Phật là ai và cũng không hỏi tại sao Phật lại ở dưới gốc cây Bồ Đề nữa.

Và Đạo Phật trong tôi chỉ nhen nhóm trong văn bản “Quan Âm Thị Kính” trong sách giáo khoa lớp 7, và lần đầu được dự lễ vía Phật A Di Đà với nghi lễ truyền đăng cùng bác hàng xóm vào năm lớp 8. Thì khi ấy đạo Phật với bừng lên trong tôi, như hạt giống đã tích đủ những thuận duyên để có thể vỡ ra khỏi lớp áo hạt thô cứng, tôi bắt đầu tích cực tìm hiểu hơn về Phật giáo, đến chùa và vào nhà sách cả giờ đồng hồ chỉ để đứng đọc ké quyển sách mình không đủ tiền mua. Dần dà tôi bắt đầu có những biểu lộ dần dần của việc Phật Pháp đi dần vào đời sống hằng ngày của mình, ngày nào tôi cũng đọc sách, tụng kinh khi cha mẹ đi vắng và còn tập tành vẽ tranh Phật. 

Trong gia đình, kể từ khi đi chùa về, bản thân có một thái độ khác hơn, có vẻ trầm tư và thường đọc sách mỗi khi rảnh. Tôi yêu thích những trang sách thơm tho mà bác hàng xóm tặng, yêu cả những kiến thức và lời dạy nhẹ nhàng sâu lắng trong quyển “Lá Thư Tịnh Độ”, “Ấn Quang Văn Sao” của hòa thượng Ấn Quang, Phật học Phổ Thông của hòa thượng Thích Thiện Hoa, cùng nhiều bộ sách khác vv..

Nhưng với cha mẹ, việc bản thân tôi thay đổi theo thiên hướng giáo lý Phật Đà là một điều đáng lo ngại. Còn nhớ, ngày ấy hào hứng sau buổi học ở trường, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị về với những cuốn sách Phật học nằm lẳng lặng trên gác sách nhỏ của mình. Thì thật lạ là giá sách của tôi trống trơn, những vật lưu niệm tôi mua của những bà cụ gánh hàng trước cổng chùa cũng không cánh mà bay. Cất công đi tìm nhưng không thấy ở đâu cả, tôi tuyệt vọng hỏi thì bố nói đã đốt hết đi rồi. Lúc ấy tôi đau khổ lắm, những quyển sách Phật Học đó là chỗ dựa tinh thần của tôi mỗi ngày, giờ mất đi tôi biết nương tựa vào đâu. Rồi bố mẹ cấm cản tôi lên chùa, cấm tôi nói đến Phật. Tôi dà trở lên ủ dột và càng ngày càng trở nên xa cách bố mẹ. 

Dù vậy ngọn lửa của Phật Pháp trong chàng trai trẻ năm mười bốn tuổi ấy không bị tắt mất. Tôi vẫn dậy sớm và niệm Phật mỗi ngày, thật khó tin nhưng do khi tôi về quê chơi vì muốn được tặng bức tượng Phật bằng nhựa composite màu vàng óng trên chùa, tôi đã học thuộc cả chú Đại Bi theo lời của của một sư cụ, do nhân duyên ấy tôi luôn tụng chú Đại Bi Bảy biến mỗi ngày, dù là giấu bố mẹ thì tôi vẫn luôn cố gắng mỗi ngày để chứng minh cho mọi người thấy Phật Pháp đang thay đổi tôi mỗi ngày như thế nào.

Giờ đây khi đã là chàng trai 22 tuổi, sống một cuộc sống nơi phố thị Hà Nội. Nơi mà người ta chen chúc nhau mỗi sớm ngày để đến nơi làm việc và lại chen chúc nhau đi về mỗi buổi tan tầm. Nơi mà ánh đèn lấp lánh và hình ảnh của những người đáng thương nhỏ bé lọt thỏm trong nơi ấm hơi người nhưng lạnh tình thương ấy. Lòng tôi thấy xót xa vô cùng, nhưng một cậu sinh viên năm cuối cũng chật vật với cuộc sống mưu sinh có thể làm gì được. Quả thực chỉ còn có thể nhìn họ từ xa nơi ngã tư đường hối hả và thầm hồi hướng cho họ những công đức mà mình đã tạo được mà thôi. 

Cuối cùng nhìn lại bản thân mình, tôi thấy được chậu cây bồ đề nhỏ trên chiếc cửa sổ phòng của mình, thấy được nó đã mạnh mẽ thế nào, thấy được nó đang lớn và ngày càng căng tràn sức sống hơn dù âm thầm và lặng lẽ dưới ánh ban mai. 

Với lại thực ra thì sách Phật học bố chỉ đem cất kín, vài ngày sau tôi lại tìm thấy và vẫn lén đọc. Với lại giờ đây mẹ tôi đã một lòng hướng Phật còn bố cũng không cực đoan nữa cả hai đều ủng hộ tôi cả, trong lòng cũng vui vì chút nào đó Phật Pháp đang dần lớn lên trong tâm cha mẹ mình. 

Và có lẽ bây giờ tôi có thể viết được rồi, viết về Đạo Phật trong trái tim tôi...

*Bài dự thi được gửi từ tác giả: Nguyễn Xuân Tùng; địa chỉ: Thôn Xuân Trung, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024

Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?

Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…

Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024

Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.

Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy

Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024

Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.

Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”

Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024

Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.

Xem thêm