Ngũ nghịch là gì? Những ai chết là đoạ vào địa ngục ngay?
Theo quan điểm của Phật giáo, ngũ nghịch là năm tội lớn mà khi phạm phải sẽ bị đọa vào Vô gián địa ngục.
Ngũ nghịch tội là gì?
Theo lời Phật dạy có năm cực trọng tội - ngũ nghịch tội mà khi con người phạm vào sẽ bị đọa vào địa ngục Ngũ vô gián. Đó là những tội gì: giết cha, giết mẹ, giết một vị A-la-hán, làm thân Phật chảy máu và chia rẽ Tăng-già.
Ngũ nghịch thứ nhất: Sát phụ tức là giết cha:
"Công cha như núi thái sơn..." là câu ca dao chỉ về công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha. Có cha mới có ta, để nuôi lớn thân ta cha là người cùng mẹ gánh vác trọng trách với bao khó nhọc, cực khổ. Tình cha đối với con cái được ví như núi cao chẳng thể đong đếm. Thế nên sát phụ là một trong ngũ nghịch tội, nếu ai phạm phải sẽ mang tội phản nghịch bị sa đọa.
Ngũ nghịch thứ hai: Sát mẫu tức giết mẹ:
"Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."- Tình mẹ là thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý. Người mẹ không chỉ mang nặng, đẻ đau mà còn hy sinh tuổi xuân để chăm sóc, dạy dỗ ta nên người. Khi ta còn nhỏ mẹ luôn khổ cực la toan, săn sóc bú mớm nuôi dưỡng cho đến ngày trưởng thành, mẹ làm lụng vất vả cũng vì đàn con, do quá lao lực nên đã già trước tuổi, thân gầy còm ốm yếu, tóc xanh thủa nào nay đã điểm màu sương gió. Thế nên nói đến mẹ, là nói đền tình thương con thiêng liêng cao cả, bao la như biển cả đại dương, nếu kẻ nào không cảm nhận tình cảm sâu nặng này lại nhẫn tâm giết mẹ thì muôn kiếp chịu cực hình ở địa ngục.
Ngũ nghịch thứ ba: Sát A La Hán tức giết bậc đắc quả A La Hán:
Bậc A La Hán là bậc Thánh đã chứng đắc quả vị giải thoát, mọi phiền não hoặc nghiệp đều xa lìa, có đủ lòng từ bi và trí huệ lớn, dẫn dắt chúng sanh tu hành thoát luân hồi khổ. Đây là bậc đại ân nhân của muôn loài nếu kẻ nào ngu si giết hại bậc Thánh này thì sẽ bị đọa vào ác đạo.
Ngũ nghịch thứ tư: Xuất Phật thân huyết tức là làm thân Phật chảy máu:
Ngày nay Phật không còn tại thế, nếu ai có ác tâm phá hủy Chùa chiền đập phá Thánh tượng của Phật và chư Bồ Tát thì đồng với tội làm thân Phật ra máu. Sau khi chết bị đọa Địa ngục nhanh như tên bắn.
Ngũ nghịch thứ năm: Phá hòa hợp tăng tức chia rẽ Tăng-già:
Tăng có hòa hợp tu hành nghiêm trì giới cấm, thì Đạo Phật mới hưng thịnh, chánh pháp của Như Lai mới được lưu truyền qua nhiều thế hệ, khiến ngọn đèn Đạo pháp sáng tỏ mãi qua bao thế kỷ. Chúng sanh nhờ ơn đức đó nương theo chánh pháp hành trì để giải thoát. Nếu ai ác tâm dùng mọi thủ đoạn, thống khổ Tăng chúng, gây chia ly oán thù với nhau khiến đạo pháp suy đồi thì khi thác sẽ rơi vào Địa ngục vô gián chịu nhiều hình phạt đớn đau.
Những ai chết là đoạ vào địa ngục?
Trong 10 pháp giới, có 4 thuộc về Thánh pháp giới bao gồm: Phật, Bồ Tát, Thanh văn và Duyên giác; 6 pháp giới thuộc về Phàm: Trời, người, Atula, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục. Địa có nghĩa là đất, ngục có nghĩa là nơi giam giữ tội nhân – những người tạo nhiều ác nghiệp trong lúc làm thân người. Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất. Ở đó, không có một niềm vui nhỏ nhoi nào, cho dù chỉ kéo dài bằng khoảnh khắc của một sát na. Nơi địa ngục, chỉ có những tội nhân với nghiệp quả nặng nề thọ khổ, chỉ có những quỷ dữ ngày đêm hành hạ, chỉ có những dụng cụ tra hình, chỉ có đồng sôi, hầm lửa, vạc dầu… ngày đêm thiêu đốt thảm khốc vô cùng.
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục. Dù không ai biết rõ về địa ngục - trừ các bậc Thánh A-la-hán trở lên và những người tạo trọng tội - nhưng với niềm tin nhân quả sâu sắc, chúng ta cảm nhận được phước quả và tội báo rất rõ ràng. Những người phạm vào ngũ nghịch tội sẽ bị đọa vào Vô gián địa ngục.
Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh. Nếu quy y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, quy y Pháp rồi khỏi rơi vào loài ngạ quỷ, quy y Tăng rồi khỏi rơi vào loài súc sinh. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên chúng ta, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chính pháp”. Chính pháp ở đây có nghĩa là lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh, hại vật, không trộm cướp, lường gạt…
Như chúng ta đã biết, Phật là bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn, không còn mê lầm, khổ đau. Quy y Phật tức là trở về con đường thanh tịnh, sáng suốt. Như một số người vì tin lầm, mê bậy, cuồng tín cho rằng giết người được lên thiên đàng, nên họ khủng bố, giết chóc, dã man. Thế giới này từng có những hạng người như thế, hỏi sao không đọa địa ngục cho được? Họ tưởng làm vậy sẽ được sinh thiên, nào dè bị đọa chỗ u mê, tối tăm, không có ngày ra khỏi.
Cũng vậy, khi chúng ta phát nguyện quy y tu theo Phật, có nghĩa là chúng ta phải tin sâu nhân quả và quyết tâm gìn giữ không gieo nhân xấu ác, để từng bước đi tới quả giác ngộ, giải thoát. Nhưng trong quá trình từ nhân đến quả, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực liên tục, phải cố gắng thực tập hạnh buông xả và kiên trì, bền bỉ tu hành, mới được kết quả như lời Phật dạy.
Muốn không đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì ta phải giữ giới không giết người, hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, lường gạt và không uống rượu say sưa, hay dùng các chất độc hại như là xì ke, ma túy, thì chúng ta tránh khỏi bị người thù hằn oán giận, tránh khỏi nhân giết hại lẫn nhau, tránh khỏi nhân si mê và tù tội. Giữ được đầy đủ những giới như vậy thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì vi phạm pháp luật, không bị ai phá hoại hạnh phúc gia đình, không bị ai lường gạt, hãm hại và không si mê, tối tăm nên sống đời bình yên, hạnh phúc.
Thế nên, khi chúng ta đến với đạo Phật, nếu biết tu thì được hưởng nhân nào quả nấy tốt đẹp, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ đau. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt, thì phải dứt ác làm lành. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban phước, giáng họa cho ta hết.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm