Thứ, 19/07/2021, 14:56 PM

Lúc nào thì chúng ta bị đọa địa ngục?

Không phải đợi đến sau khi ta mất thân tứ đại nầy thì chúng ta mới bị đọa địa ngục, mà ngay trong lúc nầy và bất cứ lúc nào ta cũng có thể bị đọa địa ngục được.

Những lúc ta sân hận, tâm ta như thế nào? Thấy ai cũng muốn gây, thấy ai cũng muốn kiếm chuyện, như vậy ta không bị đọa địa ngục chứ là gì? 

Cái trở ngại của ta là vô tình hay cố ý, ta thích bị đọa địa ngục hơn. Thói thường lúc nào ta cũng hay có khuynh hướng tìm những cái xấu của người, chứ không thường hay thấy cái hay, cái đẹp của người. Cái gì của người cũng dở, cái gì của ta cũng hay. Ta là trung tâm của vũ trụ. Dưới mắt ta thiên hạ chỉ là đồ bỏ. Chính cái trục trặc nầy của ta mà ta tự đọa ta vào địa ngục. Hãy ráng mà thấy cho được cái hay, cái đẹp của người thì cả người và ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn. Làm được như vậy là ta đang tránh xa địa ngục vậy. Nếu ta cứ chú tâm vào vũng bùn lầy thì cho đến bao giờ ta mới thấy những đóa sen. Khi cầu Phật trụ thế ở mình, xin hãy cầu Phật trụ thế ở người. Làm như vậy là ta đã tạo duyên lành cho rất nhiều vị Phật ở tương lai. Nếu chúng ta cứ mãi mê đi tìm toàn là những điều xấu nơi người thì một lúc nào đó ta sẽ thấy rằng cả thế giới nầy toàn là những người xấu không thôi. Tất cả những gì quanh ta chỉ là những xấu xa, chán chường. Nếu ai cũng đi bươi móc những cái xấu của người thì cả cái thế giới nầy là cái địa ngục không hơn. 

Vì sao Phật nói: “Đàn bà sẽ vào địa ngục nhiều hơn đàn ông?”

Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất.

Trong kinh viết, địa ngục là cảnh giới đau khổ nhất.

Thỉnh Phật trụ thế ở mình và ở người liên quan với nhau. Tại sao vậy? Vì sự thông cảm không thể nào một chiều, mà phải từ hai phía. Cái thông cảm nầy phải đến từ người cho lẫn người nhận. Sự thông cảm giữa con người nó quan trọng cho xã hội giống như là ánh sáng mặt trời không thể nào thiếu được cho sự sống vậy. Nên nhớ rằng một người, cho dù hung ác, tàn bạo đến mức nào, thì trong cái chiều sâu tâm hồn họ cũng có một chút gì từ bi. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta chịu đào sâu đến mức nào, thế thôi. Người tu theo đạo Phật, muốn tránh cảnh bị đọa địa ngục, chẳng những nhìn thấy cái phô bày ra, mà còn phải tìm hiểu cho được cái không phô bày ra. Phải hiểu cho được những cái nói và những cái không nói. Đó là cái thấy của trí tuệ, đó là cái thấy mà mọi Phật tử đều nên thấy.

Trong tương quan hằng ngày chúng ta nên nói ra sự thật. Nói ra sự thật để mà cùng nhau cải đổi, để cùng tiến bộ, chứ không nên để trong lòng mà oán hận nhau và gây đau khổ cho nhau. Là Phật tử, hãy luôn tâm niệm rằng địa ngục và giác ngộ không cách nhau xa lắm đâu. Hễ một lần mà vọng niệm khởi lên với những vui, buồn, thương, ghét, tham sân si, ấy là địa ngục. Hễ niệm đến, rồi niệm đi mà ta không mắc kẹt, ấy là là định tâm, ấy là giác ngộ. 

Tu cho giải thoát khỏi cảnh địa ngục nên nhớ là ta phải ráng làm sao như bóng nhạn bay qua hồ. Bóng nhạn dưới đáy hồ tự nó đến rồi đi. Nhạn không cố tình để bóng dưới hồ, mà hồ cũng không cố tình giữ bóng nhạn. Trong cuộc sống hằng ngày, hãy ráng mà nhận diện cho ra được những gì trong tâm ta, biết ta đang nghĩ gì và đang làm gì. Sống được như vậy là ta đã sống trong tỉnh thức và an lạc. Cái niệm tự nó nó không sai, mà cái vội vã phán quyết của ta mới là phiền toái. Giống như cái niệm chim nhạn bay qua hồ tâm vậy. Ta biết ngay đấy, nhưng hồ không giữ bóng, thì nhạn cũng đâu cần lưu bóng lại hồ. Vọng niệm, nó tự đến rồi tự đi, nếu ta không giữ nó thì làm sao nó ngự trị được trong ta.

Là người Phật tử chân chính, chúng ta cần phải chiêm nghiệm kỹ chỗ này để không còn bị quả báo si mê lầm lạc và sẽ sống thương yêu nhau bằng trái tim hiểu biết, với lòng vô ngã, vị tha.

Là người Phật tử chân chính, chúng ta cần phải chiêm nghiệm kỹ chỗ này để không còn bị quả báo si mê lầm lạc và sẽ sống thương yêu nhau bằng trái tim hiểu biết, với lòng vô ngã, vị tha.

Tóm lại muốn tránh cảnh đọa địa ngục thì ta phải sống an trú trong hiện tại. 

 Đừng tìm về quá khứ

 Đừng nghĩ tới tương lai

 Quá khứ đã không còn

 Tương lai thì chưa đến

 Hãy an trụ hôm nay.

Địa ngục có thật không?

Hãy sống an trụ trong hiện tại. Chúng ta không thể nào kiểm soát được tất cả các niệm đâu. Hãy để cho nó khởi rồi tự nó tan biến thế thôi. Đừng chạy theo nó, đừng cố gắng đè nén nó; chúng ta không làm nổi chuyện đó đâu. Tâm chúng ta giống như một cái túi chứa niệm vậy. Nếu chúng ta cứ bỏ hết vào túi thì ô hô cái túi ấy làm sao mà chịu nổi. Thôi thì cứ để cho mọi niệm tự đến rồi tự đi để cho cuộc sống của ta được an nhiên tự tại.

Tóm lại, phút phút ta hãy ráng mà giữ cho được chánh niệm; phút phút hãy ráng mà giữ cho được những niệm lành trong ta; đừng để bị sa vào cõi địa ngục vô minh, si mê và hắc ám để rồi phải chịu những hình phạt khổ đau. Hễ đau ít là địa ngục nhỏ, mà đau khổ nhiều là địa ngục lớn. Còn nếu ta cứ mãi tạo ác thì chắc chắn đời nầy đã chịu đau khổ không ngừng rồi, mà khi chết đi lại phải sa vào Vô Gián địa ngục để ngày đêm nhận chịu đau khổ triền miên.

Trích "Đạo Phật trong đời sống" - Thiện Phúc    

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm