Người cư sĩ có 6 nghề không nên làm
Trong kinh A Hàm và Nikaya, Đức Phật đã ngăn cấm người cư sĩ không nên hành sáu nghề ác, vì sáu nghề này không phù hợp với tâm từ bi của Đạo Phật. Sáu nghề ác đó như sau:
1. Không làm nghề săn bắn, nghề săn bắn là một nghề cực ác, giết hại biết bao nhiêu loài cầm thú rừng: nai, hươu, khỉ, chồn, heo, gà rừng và các loại chim chóc khác nữa....
2. Không làm nghề chài lưới, nghề chài lưới cũng là một nghề rất độc ác, chuyên bắt tôm cá, giết hại loài thủy tộc như: đặt rọ, lờ, chài, lưới, vó, câu...
3. Không làm nghề buôn bán thịt sống, nghề buôn bán thịt sống là nghề sát sanh trâu, bò, heo, dê, ngựa, chó, gà, vịt...
Người làm nghề này, gọi là đồ tể giết gia súc bán từng ký lô cho người khác mua về làm thực phẩm, nghề này rất độc ác, giết hại chúng sanh không chút lòng thương xót.
4. Không làm nghề buôn bán thịt chín, nghề buôn bán thịt chín là nghề lấy thịt chúng sanh nấu thành thực phẩm như: phở, cháo lòng, hủ tiếu, bánh canh, bì chả, nem... Nghề này cũng là nghề độc ác, người hành nghề này cũng đánh mất tâm từ bi.
5. Không làm nghề sản xuất và buôn bán rượu, vì sản xuất và buôn bán rượu khiến người ta nghiện ngập say sưa, không còn trí thông minh, nên họ có thể la xóm, mắng làng, chửi vợ mắng con, bất kể cha, mẹ, anh, em ruột thịt, không biết dơ sạch, nằm ngoài đường, ngủ bụi, ngủ bờ, nằm sương nằm nắng, làm mất thể diện con người, thân thể dễ sanh bệnh tật, tạo cảnh khổ đau cho cha, mẹ, anh, em, vợ, con...
6. Không làm nghề buôn bán người, nghề buôn bán người là nghề mãi nô (bán nô lệ) nghề buôn hương bán phấn (nghề mãi dâm) cũng là nghề buôn bán người. Nghề này rất độc ác, dùng thế lực, tiền bạc, vật chất bắt ép những người cô thân thất thế đang cảnh nghèo đói bán thân làm nô lệ, làm gái mãi dâm, khiến cho gia đình khổ đau và tan nát.
Nghề mãi dâm là một nghề tồi bại làm mất nhân phẩm của con người, khiến con người không còn đạo đức và còn tệ hơn loài thú vật, vì con vật có lúc dâm và cũng có lúc không dâm, cho nên kẻ làm nghề bán trôn nuôi miệng là kẻ làm xấu xa thân phận làm người.
Sáu nghề nghiệp này, là sáu nghề nghiệp độc ác, giết hại chúng sanh và làm khổ đau bệnh tật muôn người, nhất là nghề sản xuất và bán rượu, sản xuất và bán thuốc phiện, sản xuất và bán xì-ke ma túy, sản xuất và bán thuốc lá, thuốc lào v..v.. là những thứ gây bệnh tật nghiện ngập hao tổn tiền bạc, của cải, tài sản biết bao nhiêu người, trải qua bao nhiêu thế hệ phải gánh lấy hậu quả đau khổ này.
Do thế, những người hành những nghề nghiệp này để nuôi thân mạng, cha mẹ, gia đình và làm giàu trên sự đau khổ của muôn người muôn vật.
Họ là những người vô minh không thấy luật nhân quả đang chi phối diễn biến từng phút giây trong mỗi con người, luật nhân quả sẽ không tha thứ một ai, nếu ai đã làm điều ác thì phải hứng lấy hậu quả khổ đau.
Nếu quý vị không tin lời Phật dạy, thì hỏi thăm những gia đình đang hành những nghề nghiệp này. Trông bề ngoài có vẻ giàu sang sung sướng nhưng bên trong chẳng có hạnh phúc gì cả. Thường những gia đình này hay có những người đau ốm bệnh tật, không người này thì đến người khác, tai nạn thường xảy ra, khiến gia đạo bất an, lúc nào cũng lo lắng sợ sệt, cuộc sống của gia đình họ chẳng bao giờ êm ấm yên vui hạnh phúc.
Làm ác thì phải lãnh quả khổ. Không làm sao và cũng không ai cứu thoát khổ được.
Vì thế, Đức Phật biết rất rõ nhân quả thiện ác, nên Ngài muốn cho đệ tử của mình thoát ra khỏi cảnh khổ đau, Ngài thường ngăn cấm không cho người cư sĩ hành sáu nghề nghiệp ác, dù nghề nghiệp ấy kiếm tiền rất dễ, nhưng nó không phải là hạnh phúc chân chánh. Do đó, Ngài muốn cho các đệ tử của mình sống an vui hạnh phúc chân chánh, không còn gặp cảnh đau khổ nữa.
Chính vì hằng ngày, trong cuộc sống chúng ta đã tạo ra nhiều nhân ác nên phải chịu những quả khổ đau đời đời kiếp kiếp, chứ không ai mang đến quả khổ ấy cho ta được dù kẻ đó là quỉ thần ác độc. Cũng như không có một vị thần Thánh nào hay một Đức Phật cùng những vị Bồ Tát nào ban phúc lành cho chúng ta được. Xin các bạn lưu ý cho điểm này.
Nhân quả là một đạo luật công bằng, chính chúng ta làm ra là chúng ta phải chịu, không thể người khác chịu thay cho chúng ta được. Vì thế, không ai mang đến khổ đau cho chúng ta mà chính là do chúng ta cũng như không ai mang đến hạnh phúc an vui cho chúng ta mà cũng do chính chúng ta.
Là đệ tử của Đức Phật, những hàng cư sĩ phải lưu ý sáu nghề nghiệp ác độc này, luôn luôn phải vâng theo lời dạy của Đức Phật thì mới tìm thấy chơn hạnh phúc, an vui của cá nhân và của cả gia đình mình.
Hành nghề đúng như vậy mới gọi là chánh nghiệp, chính nghề nghiệp chân chánh mới nuôi được chánh mạng của mình và của mọi người trong gia đình. Hạnh phúc từ ấy sẽ đến với các bạn. Các bạn có tin những lời dạy này không?.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm