Người đàn bà nhớ kiếp trước mình chết năm 24 tuổi sau trận sốt cao
Thạch Sảng, sinh năm 1962, là một trong số rất ít người sẵn sàng nói về “tiền kiếp” của mình. Theo mẹ của Thạch Sảng Nhân, khi Thạch Sảng Nhân được ba tuổi, liền nói với mẹ rằng mình tên là Diêu Gia An, bình sinh có một bé trai và một bé gái, bé trai là Ngô Xuân và bé gái là Ngô Mai.
Đối mặt với cuộc phỏng vấn của phóng viên, Thạch Sảng sinh năm 1962 tại Trung Quốc không hề né tránh.
Cô ấy nói: Kiếp trước cô ấy không sống lâu, chỉ đến 24 tuổi đã chết vì bị sốt cao, rồi chết sau khi sốt cao ba ngày.
Phóng viên hỏi: Bà ở đâu kiếp trước?
Cô Thạch nói: Kiếp trước tôi ở bờ bên kia, bờ bên kia Huyền Khê.
Phóng viên hỏi: Khi nào bà biết mình có tiền kiếp?
Cô Thạch cho biết: Khi còn rất nhỏ, khi bám vào cầu thang leo lên, tôi đã có cảm giác này. Lúc đó tôi không biết rằng đó là một tiền kiếp.
Phóng viên hỏi: Bà có nhớ tất cả những người thân trước đây của bà không?
Cô Thạch nói: Tôi nhớ. Sau này lúc 11 tuổi, tôi đã nhận ra họ; bọn họ đều cảm thấy tôi rất tương đồng với cố nhân, từ đó, chúng tôi luôn cùng nhau.
Ngày nay, Ngô Mai, lớn hơn Thạch Sảng bốn tuổi, luôn gọi Thạch Sảng là “mẹ”. Dù là Ngô Mai lấy chồng, hay Ngô Xuân cưới vợ, thì Thạch Sảng sẽ chuẩn bị quà cho họ với tư cách là một người mẹ.
Không giống như những thôn Đồng tộc khác, Thạch Sảng nói tiếng Trung rất trôi chảy; cô tin rằng đó là do kiếp trước Diêu Gia An là một phụ nữ người Hán nên đã mang khả năng ngôn ngữ của mình đến kiếp này. Cô ấy vẫn bị sốt cao thường xuyên trong suốt cuộc đời của mình, đã sốt cao đến hôn mê hơn 20 lần, nhưng cuối cùng cô ấy vẫn sống sót.
Có lẽ vì đã nhiều lần đứng trước bờ vực sinh tử, Thạch Sảng sống khá cởi mở, và luôn sẵn sàng nhận lời phỏng vấn với các phóng viên. Cô không chỉ sẵn sàng nói về những vấn đề cá nhân của mình, mà còn luôn nguyện ý chia sẻ giá trị quan của mình. Cô tin rằng có một lực lượng thần bí giữa Thiên và Địa, và đã tự mình nghiên cứu và truy tầm sự tồn tại này. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm 2016, cô đã gửi đến phóng viên câu này: “Mỗi người đều có một tiền kiếp, chỉ là bạn đã mất ký ức”.
Theo Epoch Times
Hương Thảo biên dịch
Làm sao để thấy được kiếp trước hay kiếp sau?
Tại sao mắt ta không thấy vi trùng mà vẫn tin? Tại sao ta không biết trong thuốc có những hóa chất gì mà lại tin là uống vào sẽ hết bệnh? Nếu ta muốn thấy tận mắt vi trùng thì phải vào các phòng thí nghiệm dí mắt vào ống kính hiển vi. Nếu ta muốn biết những hóa chất của thuốc tây thì phải chịu khó vào đại học vài năm để học y khoa hay dược khoa thì mới biết được những hoá chất hay dược liệu đó là gì, có công năng gì, do những phản ứng hóa học nào tạo ra...
Cũng vậy, nếu muốn thấy được kiếp trước hay kiếp sau thì ta cũng phải chịu khó tu tập thiền định để chứng được thiên nhãn thông hoặc túc mạng thông. Đức Phật nhờ tu hành đắc đạo nên có thiên nhãn thông, túc mạng thông thấy được vô số kiếp quá khứ của mình và của người khác giống như người có máy video thâu được hình ảnh của mình và người.
Điều cần nhấn mạnh là những đệ tử của ngài cũng chứng được và thấy được kiếp trước của mình. Đức Phật là bậc giác ngộ, đệ tử của ngài là những bậc thánh tăng A la Hán, không còn phiền não ô nhiễm, đều chứng được thiên nhãn thông và túc mạng thông. Là Phật tử, tuy nhục nhãn còn bị che lấp bởi vô minh phiền não nhưng chúng ta vẫn có thể tin lời các ngài là có kiếp trước kiếp sau, giống như chúng ta đang tin bác sĩ nói có vi trùng vậy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Tư liệu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Tư liệu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Tư liệu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Bay qua miền hạnh phúc
Tư liệu 17:30 18/11/2024Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.
Xem thêm