Thứ năm, 25/08/2022, 07:28 AM

Tiền kiếp có hay không: Bị đánh dấu cả đời (IV)

Patrick Christenson là cậu bé được sinh mổ ở Michigan vào năm 1991. Khi y tá bế cậu bé lại cho người mẹ, ngay lập tức chị có cảm giác cậu con trai mới sinh có mối liên hệ nào đó với đứa con trai đầu của chị đã chết trước đó 12 năm vì bệnh ung thư khi mới được 2 tuổi.

Patrick Christenson là cậu bé được sinh mổ ở Michigan vào năm 1991. Khi y tá bế cậu bé lại cho người mẹ, ngay lập tức chị có cảm giác cậu con trai mới sinh có mối liên hệ nào đó với đứa con trai đầu của chị đã chết trước đó 12 năm vì bệnh ung thư khi mới được 2 tuổi. Chị sớm nhận ra Patrick có ba dị tật giống với đứa con trai đầu của mình lúc chết.

Kevin, con trai đầu của chị, bắt đầu di khập khiễng khi cậu bé mới được một tuổi rưỡi. Một ngày nọ, em bị ngã và bị gãy chân trái. Sau đó các bác sĩ đã xét nghiệm cho em, họ làm cả phép sinh thiết(1) một khối u nhở ở vùng da năm trên tai trái cậu bé. Họ chẩn đoán em mắc bệnh ung thư đã di căn. Phim chụp xương cho thấy rất nhiều chỗ khác thường. Mắt trái của cậu bé bị lồi ra và bầm tím do có một khối u. Người ta phải chữa cho cậu bé bằng hóa trị liệu thông qua một đường truyền trung tâm và một đường truyền tĩnh mạch lớn ở bên phải cổ của em. Mặc dù chỗ truyền các chất hóa trị liệu vào người ở trên cổ của cậu bé sưng đỏ lên mấy lần nhưng em không gặp vấn đề gì lớn trong quá trình chữa trị và cuối cùng đã được ra viện. Cậu bé được chữa trị theo chế độ ngoại trú nhưng phải quay lại bệnh viện năm tháng sau đó. Vào thời điểm đó, em gần như đã mù mắt trái. Cậu bé nhập viện trong tình trạng bị sốt, được chữa trị bằng thuốc kháng sinh và được trả về nhà. Em mất hai ngày sau đó, ba tuần sau ngày sinh nhật thứ hai của mình.

Vết bớt của trẻ giúp xác định một người có khả năng là người tiền kiếp. Ảnh minh họa.

Vết bớt của trẻ giúp xác định một người có khả năng là người tiền kiếp. Ảnh minh họa.

Bố mẹ Kevin đã ly thân trước khi em mất và mẹ của em cuối cùng cũng đi bước nữa. Chị đã có một cô con gái và một cậu con trai trước khi sinh hạ Patrick. Ngay lúc chào đời, cậu bé đã có một vết bớt nằm chéo có hình dạng giống với một vết cắt nhỏ ở vùng da trên tai phải giống như khối u đã sinh thiết của Kevin và một khoảng mờ trong mắt trái, được chẩn đoán là vảy cá mắt màng sừng, khiến thị lực con mắt đó của em, cũng như Kevin, rất yếu. Khi đến tuổi biết đi, cậu bé cũng đi khập khiễng và nghiêng về bên trái.

Khi Patrick được gần bốn tuổi rưỡi, cậu bé bắt đầu kể cho mẹ mình những chuyện chị cảm thấy là có liên quan đến cuộc đời của Kevin. Cậu bé đã nói về mong muốn được trở lại ngôi nhà trước kia và bảo với mẹ mình rằng em đã bỏ mẹ đi ở đó. Cậu bé cũng nói ngôi nhà có màu cam và màu nâu, sự thật đúng là vậy. Em hỏi mẹ xem có nhớ em đã phải làm phẫu thuật hay không và khi chị trả lời rằng em chưa hề phải làm phẫu thuật, cậu bé khẳng định là mình có và chỉ lên phía trên tai phải nơi bác sĩ đã sinh thiết khối u của Kevin. Cậu bé cũng nói không nhớ rõ ca phẫu thuật đó diễn ra như thế nào vì em đã ngủ trong suốt thời gian nó được thực hiện. Một lần khác, Patrick nhìn thấy tấm ảnh của Kevin, mặc dù bố mẹ cậu thường không hay trưng ảnh của anh trai cậu ra trong nhà và nói đó chính là ảnh của mình.

Sau khi Patrick bắt đầu nói ra những lời này, mẹ cậu bé đã liên hệ với Carol Bowman – một tác giả đã từng viết hai cuốn sách về những đứa trẻ có kí ức về kiếp trước – Childrens Past Lives (Cuộc sống kiếp trước của trẻ) và Return from Heaven (Trở về từ thiên đường). Họ đã nói chuyện qua điện thoại một số lần, trong đó Carol đã cho chị một số lời chỉ dẫn về cách đối phó với các vấn đề về tiền kiếp dường như sắp xảy ra. Cuối cùng Carol đã cho chị một số lời chỉ dẫn về cách đối phó với các vấn đề về tiền kiếp dường như sắp xảy ra. Cuối cùng Carol báo cho chúng tôi biết về trường hợp này để nghiên cứu. Sau đó Tiến sĩ Stevenson và tôi đến nhà cậu bé khi Patrick lên năm tuổi.

Trong khi ở đó, chúng tôi đã nhìn thấy và chụp ảnh vết bớt trên cổ Patrick, một đường chéo đậm rộng 4 milimet ở bên phải cổ cậu bé và trông giống một vết thương đã lành. Cục bướu trên đầu cậu bé rất khó nhìn nhưng lại dễ sờ ra. Chúng tôi có thể thấy mắt trái của Patrick bị mờ đục và đã hỏi xin một bản sao hồ sơ khám mắt của Patrick. Chúng tôi nhìn cậu bé bước đi và có thể dễ dàng khẳng định được rằng em đi hơi khập khiễng, mặc dù không mắc phải một chứng bệnh nào có thể dẫn đến tình trạng đó. Chúng tôi đã xin được hồ sơ khám bệnh của Kevin và chúng có ghi lại tiền sử bệnh trước đó của cậu bé, trong đó có cả những vết thương có vẻ như rất giống với các vết bớt sau này của Patrick. Chúng tôi đưa Patrick đến căn nhà Kevin đã ở cùng với mẹ mình. Không may là Patrick gặp vấn đề phát âm và đôi lúc rất khó để hiểu cậu bé nói gì nhưng em đã không nói ra câu gì cho thấy chắc chắn rằng em nhận ra ngôi nhà.

Tóm lại Patrick có ba vết bớt bẩm sinh kỳ lạ có vẻ như rất giống với những vết thương của người anh trai cùng mẹ khác cha của mình. Thêm vào đó, cậu bé đi khập khiễng khi tập đi và nhắc đến những sự kiện trong cuộc đời Kevin khi nói chuyện với mẹ mình.

Trường hợp của Patrick là một ví dụ của các trường hợp có các vết bớt và dị tật mà Tiến sĩ Stevenson đã đề cập đến trong cuốn Reincarnation and Biology: A Contribution to the Etiology of Birthmarks and Birth Defects (Đầu thai và sinh học: Một đóng góp vào việc đi tìm nguyên nhân cho các vết bớt và dị tật), trong đó ông đã viết về nhiều trường hợp trẻ không những đã thuật lại kí ức về tiền kiếp mà còn có các vết bớt hoặc dị tật tương ứng với những vết thương trên cơ thể của người kiếp trước. Các em đến từ những khu vực khác nhau trên thế giới và có rất nhiều loại vết bớt và dị tật khác nhau. Tôi sẽ không cố tóm tắt tất cả 225 trường hợp đó trong cuốn sách này nhưng một vài trường hợp trong số này rất đáng để đưa ra xem xét.

Trường hợp của Chanai Choomalaiwong

Chanai Choomalaiwong được sinh ra ở miền trung Thái Lan vào năm 1967 với hai vết bớt, một ở sau đầu cậu bé và một ở phía trên mắt trái. Khi cậu bé được sinh ra, gia đình em không cho rằng các vết bớt này có ý nghĩa đặc biệt gì, nhưng khi bước sang tuổi thứ ba, cậu bé bắt đầu kể chuyện về cuộc sống kiếp trước. Cậu bé nói mình từng là một thầy giáo tên Bua Kai và bị bắn chết trên đường đi tới trường. Cậu bé đã cho tên của bố mẹ, vợ và hai đứa con trong kiếp trước của mình; em liên tục đòi bà mình – người em sống cùng – đưa em tới nhà bố mẹ trước kia của mình ở một vùng có tên Kha Pra.

Cuối cùng, bà của em đã chiều theo lời em. Bà và Chanai bắt một chuyến xe buýt đến một thị trấn ở gần Kha Pra, cách ngôi làng của họ 24 km. Sauk hi xuống xe buýt, Chanai dẫn bà mình đến một ngôi nhà mà em nói là nơi bố mẹ mình sống. Ngôi nhà thuộc về một cặp vợ chồng già có một người con trai tên Bua Kai Lawnak làm nghề giáo viên và đã bị giết năm năm trước khi Chanai được sinh ra. Hóa ra trước đây bà của Chanai chỉ sống cách đó 5 km. Vì bà có một cửa hàng bán đồ cho rất nhiều người ở vùng xung quanh nên bà có biết qua về Bua Kai và vợ anh. Bà chưa từng đến nhà của họ và không hề biết Chanai đang dẫn mình đi đâu. Khi tới đó, Chanai chỉ vào bố mẹ của Bua Kai, lúc đó đang ở nhà với một số người thân khác trong gia đình và nói họ là bố mẹ mình. Họ đã bị ấn tượng bởi những lời nói và các vết bớt của cậu bé và đã mời cậu trở lại nhà mình một thời gian ngắn sau đó. Khi cậu bé quay lại, họ đã kiểm tra em bằng cách yêu cầu em chỉ ra những thứ của Bua Kai trong số nhiều đồ vật và em đã chỉ được. Cậu bé nhận ra một trong số những cô con gái của Bua Kai và hỏi thăm một đứa con khác. Gia đình Bua Kai đã chấp nhận rằng Chanai chính là do Bua Kai đầu thai và cậu bé đã đến thăm họ một vài lần. Cậu bé khăng khăng yêu cầu các con gái của Bua Kai gọi mình bằng “bố” và nếu họ không chịu thì em sẽ không nói chuyện với họ.

Còn về các vết thương của Bua Kai, không có biên bản khám nghiệm tử thi nào để kiểm tra chúng nhưng Tiến sĩ Stevenson đã nói chuyện với một số người trong gia đình của anh về những vết thương trên người anh và họ nói rằng anh có hai vết thương trên đầu do bị bắn. Vợ anh nhớ rằng vị bác sĩ khám nghiệm thi thể của Bua Kai đã nói rằng vết thương do đạn bắn vào sau đầu anh nhỏ hơn nhiều so với vết thương trên trán là vết thương do đạn xuyên ra. Những vết thương này giống các vết bớt của Chanai: một vết nhỏ hình tròn ở đằng sau đầu và một vết lớn có hình dạng khác thường hơn ở trên trán. Chúng đều không có lông và bị nhô lên. Không ai chụp hình chúng cho đến năm Chanai được mười một tuổi rưỡi, vì thế rất khó để xác định chính xác vị trí của chúng ngay từ lúc sinh ra. Trong bức ảnh, vết bớt lớn hơn nằm ở vùng phía trên bên trái trán cậu bé nhưng các nhân chứng đã nói hồi em còn nhỏ nó nằm thấp hơn.

Trong trường hợp này, một cậu bé với những vết bớt giống các vết thương trên cơ thể một người đàn ông đã chết biết nhiều chi tiết về cuộc đời người đàn ông đó. Mà cậu bé không thể nào đã biết được các chi tiết này bằng những cách thông thường và em đã vượt qua được những bài kiểm tra của gia đình người đàn ông đó.

Trường hợp của Necip Unlutaskiran

Một trường hợp khác trong cuốn Reincarnation and Biology (Đầu thai và sinh học) là trường hợp của Necip Unlutaskiran từ Thổ Nhĩ Kỳ. Vào thời điểm chào đời, người ta để ý thấy cậu bé có một số vết bớt trên đầu, mặt và thân người. Lúc đầu bố mẹ của cậu bé đặt tên cho cậu là Malik, nhưng ba ngày sau khi sinh, mẹ cậu có một giấc mơ trong đó con chị bảo với chị rằng nó được gọi là Necip. Sau đó, bố mẹ cậu bé thay đổi tên em thành Necati thay vì Necip, vì hai tên này tương tự nhau và có một số đứa trẻ khác trong nhà đã được đặt tên là Necip. Khi đến tuổi biết nói, cậu bé liên tục đòi được gọi là Necip và không chịu đáp lại bất cứ tên gọi nào, vậy nên bố mẹ cậu cuối cùng đã phải đồng ý gọi cậu bằng tên Necip.

Necip biết nói chậm và bắt đầu nói về cuộc sống kiếp trước khá muộn, nhưng khi được sáu tuổi, cậu bắt đầu kể rằng mình có con. Dần dần cậu bé cho biết thêm các chi tiết khác, bao gồm sự thật rằng cậu đã bị đâm liên tiếp. Cậu bé nói lúc trước mình sống trong thành phố Mersin, cách nhà cậu 80 km. Gia đình cậu bé không đưa em đến đó ngay vì không có phương tiện và cả vì họ không mấy quan tâm đến những lời cậu nói.

Khi Necip bước sang tuổi 12, mẹ cậu bé đưa cậu đến một thị trấn gần Mersin để thăm bố mình và vợ của ông, người cả Necip lẫn mẹ cậu đều chưa gặp trước đó. Khi Necip gặp bà, cậu bé nói giờ bà đã trở thành bà ngoại thật sự của mình chứ không phải giống lúc trước, khi bà chỉ như một người bà đối với cậu. Cậu bé kể cho bà nghe về kí ức kiếp trước của mình và bà khẳng định rằng điều cậu nói là đúng sự thật. Lúc trước bà đã sống ở Mersin, ở đó bà được biết đến bởi biệt danh “bà”. Một người hàng xóm của bà ở đó tên Necip Budak đã bị đâm đến chết một thời gian ngắn trước khi cậu bé Necip được sinh ra. Sau đó, ông của Necip đưa cậu bé đến Mersin, ở đó em đã nhận ra một số người trong gia đình của Necip Budak. Cậu bé chỉ ra được hai đồ vật thuộc về Necip Budak và em đã kể chính xác rằng Necip Budak đã từng dùng dao cắt vào chân vợ mình trong một trận cãi vã. Dĩ nhiên là trước đó cậu bé chưa hề nhìn thấy chân của người quả phụ, nhưng một người phụ nữ trong nhóm của Tiến sĩ Stevenson đã kiểm tra chúng và xác nhận rằng chị có một vết sẹo trên đùi mà chị nói là chính chồng mình đã gây ra.

Tiến sĩ Stevenson đã lấy được một bản sao biên bản khám nghiệm tử thi của Necip Budak và ông phát hiện ra rằng cậu bé Necip có ba vết bớt, những vết gia đình cậu đã nhận thấy ở thời điểm cậu chào đời và vẫn còn nhìn thấy được khi Tiến sĩ Stevenson kiểm tra cậu ở độ tuổi 13, giống với các vết thương được miêu tả trong biên bản khám nghiệm tử thi. Thêm vào đó, lúc trước Necip còn có ba vết bớt mà người thân của em đã nhìn thấy trên người em lúc được sinh ra nhưng giờ đã mờ hẳn khi em bước sang tuổi 13, những vết bớt này cũng giống các vết thương biên bản có đề cập đến. Tiến sĩ Stevenson cũng phát hiện thấy hai vết khác trên người Necip tương tự với các vết thương trong biên bản, nhưng trước đó bố mẹ em không nhận thấy những vết này. Cuối cùng, biên bản cũng miêu tả một số vết thương trên tay trái của Necip Budak không giống với bất cứ vết bớt nào trên người Necip.

Tóm lại, Necip có đến tám vết bớt tương tự với các vết thương trên người Necip Budak, người đàn ông đã bị giết cách đó 80 km và cậu bé cũng nói ra được những chi tiết chính xác về cuộc đời của Necip Budak cũng như nhận ra các thành viên trong gia đình của anh.

Trong hai trường hợp tôi vừa miêu tả, trẻ đều có một mối liên hệ nào đó với người tiền kiếp. Bà của Chanai có biết qua về người tiền kiếp, còn bà ngoại Necip và người tiền kiếp của cậu bé có quen biết với nhau. Mối liên hệ trong hầu hết các trường hợp trong đó trẻ và người tiền kiếp là người cùng gia đình hay sống cùng làng, hoặc ít nhất cũng sống trong những ngôi làng cạnh nhau.

Chúng ta có thể nhìn nhận những mối liên hệ này theo các cách khác nhau. Một cách giải thích cho nhiều trường hợp trong số này là vết bớt của trẻ giúp xác định một người có khả năng là người tiền kiếp vì ở vùng xung quanh có một người nào đó đã chết với một vết thương tương tự. Sau đó, trẻ chỉ cần nói ra một số câu để người ta có thể khẳng định được mối liên hệ này là có thật. Chẳng hạn trong một trường hợp nọ, một người đàn ông chết vì bị bắn vào ngực dưới và sau đó một đứa trẻ được sinh ra trong cùng một ngôi làng với một vết bớt giống hệt một vết bắn súng trên ngực dưới. Gia đình cậu bé ngờ rằng con mình chính là do người đàn ông đã chết đầu thai. Cậu bé chỉ cần nói ra một số ít câu về cuộc sống của người tiền kiếp – bao gồm việc cậu chính là người đó và cậu đã bị bắn vào ngực – là người ta sẽ chấp nhận cậu chính là hiện thân đầu thai của người đã mất.

Mặt khác, nếu một đứa trẻ được sinh ra với một vết bớt, nhưng xung quanh đó không có người nào từng chết vì một vết thương tương tự thì em sẽ phải cho biết nhiều thông tin hơn để trường hợp này được giải quyết. Cụ thể là em phải nói ra nơi người tiền kiếp đã sống, phải lôi kéo được sự quan tâm của bố mẹ mình thì họ mới đến nơi đó để thử tìm lời giải thích cho trường hợp của con mình. Rõ ràng là một trường hợp có bớt mà trẻ và người tiền kiếp sống gần nhau dễ giải quyết hơn nhiều so với trường hợp hai người ở xa nhau. Các trường hợp của Chanai và Necip, dù hai em đều có mối liên hệ nào đó với người tiền kiếp, vẫn không thật sự thuộc loại trường hợp này, vì các vết bớt của hai em đều không khiến bố mẹ mình nhớ đến một người nào cụ thể. Trong trường hợp của Chanai, bà của em đã không hề nghĩ cháu mình và người tiền kiếp có liên quan đến nhau cho đến khi Chanai đưa bà đến ngôi nhà của bố mẹ người đó. Trong trường hợp của Necip, nếu cậu bé không nhận ra vợ của ông mình chính là một người mình quen biết trong cuộc sống kiếp trước thì mọi người đã không thể nào xác định được người tiền kiếp của cậu bé là ai.

Một độc giả hoài nghi có thể sẽ kết luận rằng chính mối quan hệ trong những trường hợp này đã khiến mọi người nhầm lẫn khi khẳng định các em chính là do người khác đầu thai. Độc giả này sẽ cho rằng gia đình của các em chắc hẳn đã đủ quen biết với các người tiền kiếp để hoặc là nói cho các em biết những thông tin đó, hoặc là suy ra các em đang nói về những người đã chết nhất định nào đó trong khi không phải như vậy. Lập luận bác bỏ này không thể áp dụng được trong hai trường hợp tiếp theo vì giữa hai gia đình không hề có mối liên hệ nào.

Chú thích: (1) một kỹ thuật y học, trong đó các bác sĩ lấy một mảnh mô hoặc cơ quan bị bệnh rồi xem chúng dưới kính hiển vi và khẳng định nguyên nhân gây bệnh.

(Còn tiếp)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm