Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 28/08/2022, 08:36 AM

Tiền kiếp có hay không: Nhớ về quá khứ (VI)

Trường hợp của Sujith có rất nhiều đặc điểm điển hình của những trường hợp này: Một đứa trẻ liên tục nói mình nhớ được những chuyện của kiếp trước và cung cấp đủ thông tin để xác định được một người đã chết có cuộc đời trùng hợp với những lời nói đó.

Tìm lại tiền kiếp xưa

Các đặc điểm của những câu nói về kiếp trước: 

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Độ tuổi khi trẻ bắt đầu kể về kiếp trước

Sujith bắt đầu kể về kiếp trước khi cậu bé được hai tuổi rưỡi và độ tuổi trung bình là 35 tháng. Trong một số trường hợp, trẻ không kể bằng lời mà dùng các cử chỉ hành động liên quan đến cuộc sống kiếp trước vì lúc đó trẻ chưa phát triển được các kỹ năng ngôn ngữ cần thiết để truyền đạt các thông tin. Kumkum Verma, một trường hợp tôi sẽ bàn tới ngay sau đây, không biết từ chỉ thợ rèn vì thế cô bé đã nói người con trong kiếp trước của mình làm việc với một cái búa và sử dụng các cử chỉ để diễn tả cách một thợ rèn dùng búa và cách ống thổi của họ hoạt động. Độ tuổi nhỏ có vẻ hợp lý vì chúng tôi nghĩ rằng nếu trẻ có kí ức về kiếp trước thật thì chúng phải ở trong đầu trẻ ngay từ khi mới sinh ra. Tuy vậy, vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Khi những trẻ lớn hơn thuật lại kí ức về kiếp trước thì thường là vì các em đã nhìn thấy những việc làm các em nhớ lại những sự kiện trong quá khứ. Tiến sĩ Jame Matlock đã phân tích 95 trường hợp và phát hiện ra rằng độ tuổi khi trẻ bắt đầu kể về kiếp trước càng lớn thì càng có khả năng một vật gì đó ở môi trường xung quanh đã kích thích kí ức của trẻ.

Trường hợp của Sujith điển hình ở chỗ cậu bé thôi không kể về cuộc sống kiếp trước khi cậu bước sang tuổi thứ sáu. Hầu hết các trẻ đều ngừng nói những điều này ở độ tuổi sáu hoặc bảy và các em không những ngừng kể chuyện mà còn nói mình không hề nhớ gì về kiếp trước khi được hỏi. Chúng ta có thể đặt câu hỏi tại sao lại như vậy. Một khả năng là vì khi đó trẻ bắt đầu đi học nên các em trở nên hòa nhập hơn với cuộc sống hiện tại và quên đi kí ức về kiếp trước. Có lẽ một nguyên nhân quan trọng hơn là khi đến độ tuổi này, tất cả trẻ em đều mất đi hầu hết các kí ức về thời thơ ấu của mình. Một đứa bé mới biết đi có thể biết một người bạn của gia đình mình, nhưng nếu người đó chuyển đi nơi khác, đứa trẻ thường sẽ không nhớ gì về họ nữa khi lên sau hoặc bảy tuổi. Hiện tượng như vậy vẫn được gọi là “early childhood amnesia” (chứng quên ở trẻ nhỏ) và mặc dù vẫn còn tranh cãi về các nguyên nhân gây ra nó, hiện tượng này rõ ràng là có xảy ra.

Theo lôgic, những đứa trẻ tỏ ra có trí nhớ về kiếp trước cũng phải mất đi những kí ức này vào cùng một độ tuổi; nếu không chúng ta sẽ thắc mắc vì sao trẻ lại có thể giữ lại được những kí ức lâu đời hơn những kí ức đã mất. Điều này lại khác nhau đối với từng trẻ và một số người kể lại rằng họ vẫn có kí ức về kiếp trước cho đến tận tuổi trưởng thành cũng như một số người lớn cho biết mình vẫn nhớ những việc xảy ra hồi nhỏ. Dù vậy, hầu hết các đối tượng đều quên đi kiếp trước của mình sau một vài năm. Trong số 300 trường hợp ở các nền văn hóa khác nhau, độ tuổi trung bình khi các đối tượng ngừng nói về kiếp trước là 72 tháng (hay sáu năm), nhưng độ tuổi này có khác nhau một chút theo từng đối tượng. Cụ thể, những đứa trẻ trong các trường hợp đã giải quyết có xu hướng giữ được những kí ức này lâu hơn những trẻ trong các trường hợp chưa được giải quyết, có thể là vì các chuyến thăm qua lại giữa hai gia đình đã củng cố chúng.

Câu chuyện cậu bé 3 tuổi có khả năng nhớ tiền kiếp

Các chi tiết của những câu nói

Những gì Sujith đã nói khá điển hình cho các trường hợp của chúng tôi. Vì cậu bé miêu tả cuộc đời của một người chết đi khi đã là người lớn nên cậu hầu như chỉ nói về những người và vật từ giai đoạn trưởng thành của người đó. Có đôi lúc các đối tượng kể về những thứ lâu đời hơn, chẳng hạn như lúc Sujith miêu tả ngôi trường Sammy đã từng học, nhưng hầu hết trẻ đều chỉ nói về những thứ ở gần cuối cuộc đời của người tiền kiếp. Và dĩ nhiên chúng bao gồm cả cái chết của người đó. Sujith đã miêu tả các sự kiện trong ngày xảy ra vụ tai nạn và kể lại cách người tiền kiếp đã chết, như 75% các đối tượng khác. Đặc điểm này phù hợp với giả thiết kí ức được truyền từ kiếp này sang kiếp khác. Cũng như chúng ta nhớ rõ về những sự kiện mới xảy ra gần đây hơn những sự kiện từ lâu, những đứa trẻ này tập trung vào những sự việc xảy ra vào cuối đời như thể kí ức của các em được truyền lại từ thời điểm người tiền kiếp chết.

Những câu nói của Sujith về cái chết của người tiền kiếp cũng điển hình cho nhiều trường hợp của chúng tôi. Trong những trường hợp xác định được cách người tiền kiếp chết, 70% trong số những người đó đã chết vì những nguyên nhân bất thường như chết đuối, bị giết, bị tai nạn.

Một người hoài nghi có thể lập luận rằng mọi người thường có xu hướng nói nhiều về những cái chết bất thường hơn những cái chết tự nhiên, vì thế trẻ có nhiều khả năng biết về chúng hơn và sau đó nhận là mình nhớ được chúng. Trong trường hợp của Sujith đã làm lộ ra một điểm yếu trong lập luận đó. Cái chết của Sammy Fernando xảy đến khi ông đi qua trước mặc một chiếc xe tải không khác thường đến nỗi nó có thể trở thành một chủ đề nói chuyện đến tận ba năm sau đó. Hơn nữa, Sujith đã miêu tả rất nhiều chi tiết về Sammy Fernando không hề liên quan gì đến cái chết của ông và vào thời điểm đó khó có ai nói về chúng ở bất cứ nơi nào.

Tuy hầu hết các trẻ đều nói về cái chết nhưng những câu nói như thế phổ biến hơn trong những trường hợp người tiền kiếp đã chết một cách bất thường. Mặc dù có 75% trẻ đã miêu tả cách người tiền kiếp chết, nhưng chỉ có 57% làm thế trong trường hợp người đó chết vì nguyên nhân tự nhiên. Điều này cho thấy cái chết vì bệnh tật có thể không ảnh hưởng đến ý thức theo cùng một cách với một cái chết bất ngờ hoặc bất thường.

Cách kể chuyện

Cách trẻ kể về cuộc sống kiếp trước có thể khác nhau. Một số trẻ nói về kí ức kiếp trước của mình với vẻ thờ ơ, lãnh đạm nhưng rất nhiều em thể hiện cảm xúc mãnh liệt trong khi nói về những người từ cuộc sống kiếp trước. Một số em còn hầu như ngày nào cũng khóc đòi được trở về gia đình kiếp trước. Mặt khác, lại có một bé gái người Mỹ tên Olivia chỉ nói về cuộc sống kiếp trước của mình duy nhất một lần khi em chưa đầy ba tuổi. Trong lần duy nhất đó, mẹ cô bé kể rằng em đã trở nên rất đau buồn khi nói mình cần phải trở về gia đình trước kia. Olivia đã thuật lại sự việc con trai mình bị giết và một người đàn ông nắm lấy tay mình và không chịu thả em ra. Cô bé đã khóc rất nhiều trong vòng 30 phút nhưng sau đó đã bình thường trở lại và không bao giờ nói về những sự kiện đó lần nào nữa. Trường hợp của cô bé vẫn chưa giải quyết được và là một bí ẩn ở nhiều khía cạnh. Mặc dù không có bằng chứng nào cho thấy có mối liên hệ đến kiếp trước nhưng việc một đứa trẻ trở nên đau buồn đến mức đó trong một trò chơi đánh lừa hoặc vì một chuyện em đã nghe trên tivi hay đài có vẻ thật khác thường.

Trẻ không kể ra những thông tin về cuộc đời kiếp trước như những sự thật khách quan mà là những sự việc đã xảy ra dưới góc nhìn của người đã chết. Sujith không kể về những sự kiện trong cuộc đời của Sammy Fernando đơn thuần như cuộc đời của một người đàn ông 50 tuổi mà là những chi tiết về việc mình đã từng là người đàn ông này. Cậu bé nói “vợ tôi” và “nhà tôi”, cho thấy cậu nghĩ mình chính là người đã chết.

Khi kể chuyện, một số trẻ sử dụng thời quá khứ trong khi những trẻ khác dùng thời hiện tại. Sujith đã thường nói về những người trong cuộc đời của Sammy Fernando bằng thời hiện tại. Khi bắt đầu kể về cuộc đời đó, cậu bé còn nhỏ đến nỗi chúng tôi không chắc liệu điều này là do cậu bé không phân biệt được hai thời hay là vì các kỹ năng ngôn ngữ của cậu chưa đủ phát triển để có thể truyền đạt được suy nghĩ của mình một cách rõ ràng. Một số trẻ đúng là đã nhầm lẫn giữa hai thời vì các em đã nói với bố mẹ mình rằng: “Hai người không phải bố mẹ cháu. Bố mẹ cháu sống ở chỗ khác”. Trong những trường hợp như vậy, một điều dễ hiểu là trẻ thường đòi được đưa về chỗ “bố mẹ thật” của mình.

Khám phá luân hồi nhận ra tiền kiếp

Một số trẻ bị ám ảnh bởi cuộc sống kiếp trước nhưng các em khác có xu hướng chỉ kể về cuộc sống đó trong một vài phút rồi đi chơi ngay sau đó. Một số bậc cha mẹ cho biết con họ thường hay nói về cuộc sống kiếp trước của mình vào những thời điểm nhất định. Ở Myanmar, việc này thường xảy ra vào những ngày âm u. Các bậc bố mẹ ở Mỹ thường nói con họ hay kể về kiếp trước trong những lúc nghỉ ngơi thư giãn như sau khi lái xe đường dài hay sau khi tắm. Vì những lý do chúng tôi chưa tìm ra, kí ức này dường như chỉ hiện ra trong đầu một số trẻ ở một số thời điểm nhất định trong khi các trẻ khác lại có thể kể về kí ức của mình vào bất kỳ lúc nào.

Một đặc điểm không có trong trường hợp của Sujith – cũng như hầu hết các trường hợp khác – là những câu nói triết lý. Một số trẻ tự nhận mình nhớ được những sự kiện ở giữa hai kiếp thỉnh thoảng vẫn buông ra những câu triết lý. Khi Kenny – một cậu bé tôi đã nhắc đến trong Chương 1 – được chín tuổi, cậu bé nghe được tin rằng một bạn chơi của mình đã chết và cậu đã nói với mẹ mình: “Con biết việc Greg chết là không tốt, nhưng cũng không xấu lắm. Con chỉ mong mẹ Greg biết được chỉ có thể xác của Greg là đã chết thôi. Vả lại Chúa nói là tất cả mọi người sớm muộn gì cũng phải lên thiên đường”. Thậm chí cả ở trong trường hợp này, chúng tôi cũng không rõ liệu lời cậu nói bắt nguồn từ kí ức hay từ đạo Cơ đốc của cậu.

Những bản ghi chép

Một điểm khiến trường hợp của Sujith khác với hầu hết các trường hợp khác là việc những lời cậu bé nói đã được ghi lại trước khi mọi người xác định được người tiền kiếp của em. Những trường hợp có bản ghi chép chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Trong những trường hợp thuộc cùng một gia đình, việc ghi lại những lời trẻ nói trước khi xác định được người tiền kiếp khó có thể thực hiện được. Nhiều trẻ sống ở những vùng nơi người dân rất hiếm khi ghi chép.

Số các trường hợp có bản ghi chép trog nghiên cứu của chúng tôi, chỉ vẻn vẹn 33 trường hợp. Tuy nhiên, quá trình thu thập 33 trường hợp có bản ghi lại những lời nói chính xác của trẻ về kiếp trước lại rất đáng lưu tâm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm