Thứ ba, 30/08/2022, 14:36 PM

Tiền kiếp có hay không: Những hành vi khác thường (VII)

Kendra Carter – một cô bé sống ở bang Florida – chỉ mới bốn tuổi rưỡi khi em tới dự buổi học bơi đầu tiên với một huấn luyện viên tên Ginger. Ngay lập tức cô bé nhảy vào lòng Ginger và tỏ ra rất quấn quýt chị.

Khi Ginger phải hủy bỏ một buổi học ba tuần sau đó, Kendra đã khóc mãi không thôi. Khi cô bé được đi học tiếp một thời gian ngắn sau đó, em đã rất vui sướng và bắt đầu kể về Ginger luôn miệng.

Vài tuần sau, Kendra bắt đầu nói rằng con của Ginger đã chết vì Ginger đã bị bệnh nên đã phải phá thai. Khi mẹ cô bé hỏi em vì sao lại biết được những điều đó, Kendra trả lời: “Con là đứa bé trong bụng của cô ấy”. Vào thời điểm đó, Kendra chỉ mới gặp Ginger trong các buổi học và mẹ cô bé biết rằng hai người chưa bao giờ ở riêng với nhau. Kendra đã miêu tả một vụ phá thai và nói rằng Ginger đã để một người xấu lôi cô bé ra ngoài và em đã cố bám lại nhưng không được. Cô bé kể mình đã rất sợ hãi khi phải ở một nơi tối tăm, lạnh lẽo sau đó. Mẹ của Kendra cuối cùng cũng nghe được từ Ginger rằng đúng là chị đã phải phá thai chín năm trước khi Kendra được sinh ra vì lúc đó chị chưa có gia đình, bị bệnh và mắc phải chứng chán ăn.

Kendra cũng bắt đầu nói mình sẽ chết vì Ginger đã không thể sinh ẻma được. Cô bé nói: “Con phải chết và lần này con sẽ không quay trở lại nữa”. Nỗi sợ chết này lớn đến nỗi mẹ Kendra phải đưa cô bé đến gặp một bác sĩ trị liệu – người đã đề nghị một phương pháp chữa trong đó Kendra sẽ được chính Ginger “sinh ra”. Sau đó, nỗi sợ chết của cô bé dường như cũng mất dần.

Mặc dù Ginger thường lạnh lùng với cô bé nhưng Kendra lại bắt đầu tỏ ra rất vui vẻ và sôi nổi khi ở cạnh Ginger rồi lại im lặng và khép mình những thời gian còn lại. Mẹ cô bé ngày càng cho phép em ở bên cạnh Ginger nhiều hơn. Cuối cùng, Ginger đã dành một căn phòng trong nhà mình cho Kendra và em ngủ ở đó ba đêm một tuần. Mẹ Kendra thấy rất khó khăn mỗi lần vắng cô bé, nhưng chị cho phép điều đó vì lòng mong muốn được ở cạnh Ginger của Kendra quá lớn.

Trên thực tế, chúng cho thấy nếu sự đầu thai đúng là nguyên nhân thì nó không chỉ bao gồm kí ức. Nó là một sự chuyển tiếp toàn diện hơn từ kiếp trước vì những tình cảm gắn bó, nỗi sợ hãi và các sở thích yêu và ghét đều là một phần của ý thức được truyền lại sang kiếp sau.

Trên thực tế, chúng cho thấy nếu sự đầu thai đúng là nguyên nhân thì nó không chỉ bao gồm kí ức. Nó là một sự chuyển tiếp toàn diện hơn từ kiếp trước vì những tình cảm gắn bó, nỗi sợ hãi và các sở thích yêu và ghét đều là một phần của ý thức được truyền lại sang kiếp sau.

Một điều không may là Ginger và mẹ của Kendra sau này lại có bất hòa và Ginger nói không muốn gặp Kendra nữa. Sau sự việc này, Kendra đã không nói trong suốt hơn bốn tháng. Cô bé không tỏ ra có hứng thú gì với các hoạt động, ăn rất ít và ngủ rất nhiều. Vào cuối khoảng thời gian đó, Ginger đã gặp Kendra hai tiếng đồng hồ. Trong lần gặp mặt này, Kendra lại bắt đầu mở miệng nói và bảo với Ginger rằng cô bé rất yêu chị. Ginger lại tiếp tục đến thăm Kendra nhưng Kendra thấy không thoải mái khi đến nhà chị. Dần dần Kendra bắt đầu nói và tham gia vào nhiều hoạt động hơn.

Mẹ Kendra thấy tất cả việc này rất đáng lo ngại. Cách con gái mình thể hiện làm chị lo lắng và cả khả năng đầu thai cũng khiến chị phiền muộn. Chị cho rằng có lẽ linh hồn của Kendra đã đi tìm một cơ thể khác sau khi Ginger phá thai nhưng chị không chấp nhận coi đầu thai là một quá trình bình thường.

Trường hợp này đưa ra một số câu hỏi khó trả lời. Vì sao một cô bé mới hơn bốn tuổi lại nghĩ mình đã từng liên quan đến một vụ phá thai? Điều gì đã khiến cô bé cho rằng mình đã được đầu thai trong khi em đang được nuôi nấng bởi một người mẹ không hề nghĩ rằng có hiện tượng đầu thai? Và vì sao cô bé lại quấn quýt đến vậy với một người phụ nữ thường không trìu mến đối với em?

Những cảm xúc còn lưu lại

Nỗi đau buồn mà Kendra phải chịu là một ví dụ của yếu tố cảm xúc hiện diện trong nhiều trường hợp của chúng tôi. Việc trẻ khóc đòi bố mẹ mình đưa các em về với gia đình trước kia trong nhiều năm cho đến tận khi bố mẹ các em chịu nhượng bộ không phải là hiếm. Những đứa trẻ khác thể hiện cảm xúc bột phát trong một thời gian ngắn, chẳng hạn như Olivia trong chương trước chỉ đau buồn trong lần duy nhất cô bé kể về việc đã mất đi gia đình của mình. Bên cạnh lòng mong mỏi được trở về gia đình trước kia mà nhiều trẻ đã thể hiện, đối với một vài người trong gia đình đó, một số em còn bộc lộ những thứ tình cảm phù hợp với mối quan hệ người tiền kiếp đã có với họ. Chẳng hạn, trẻ thường tỏ thái độ tôn kính trước mặt chồng hay bố mẹ của người tiền kiếp nhưng lại ra vẻ bề trên đối với em của người đó, ngay cả khi những người này đã là người lớn ở thời điểm trẻ gặp họ.

Sukla Gupta ở Ấn Độ là một đối tượng nhỏ tuổi đã thể hiện cảm xúc rất mãnh liệt. Cô bé chưa được hai tuổi khi bắt đầu có thói quen ẵm một mảnh gỗ hoặc một chiếc gối và gọi nó là “Minu”. Cô bé nói Minu là con gái mình và trong vòng ba năm sau đó, cô bé dần dần kể về cuộc sống kiếp trước nhiều hơn. Em cho biết một số chi tiết, bao gồm tên và khu vực nơi em sống ở một ngôi làng nằm cách đó 17 km. Một người phụ nữ ở đó có một đứa con gái nhỏ tên Minu, đã chết từ sáu năm trước khi Sukla chào đời được xác định là người tiền kiếp. Khi Sukla được năm tuổi, người nhà cô bé đã đến gặp gia đình của người tiền kiếp. Cô bé đã khóc khi gặp Minu, lúc đó đã 11 tuổi và tỏ ra âu yếm như một người mẹ đối với con. Có một lần, một trong những người em họ của người tiền kiếp đã thử Sukla bằng cách giả vờ nói với cô bé rằng Minu đã bị sốt rất cao. Sukla bắt đầu khóc và người ta không thể nào dỗ được cô bé trong suốt một thời gian. Một lần khác, Minu đã bị ốm thật sự và khi Sukla biết được tin này, cô bé lại khóc và đòi được đưa đến chỗ Minu. Cô bé cứ hoảng loạn như thế cho đến tận ngày hôm sau khi gia đình em đưa em đến thăm Minu, lúc đó đã khỏe hơn trước.

Sukla cũng tỏ ra rất tôn kính trước chồng của người tiền kiếp. Sau khi hai người gặp nhau, cô bé rất mong ngóng anh đến thăm mình. Anh đã làm như vậy hàng tuần trong khoảng một năm, cho đến khi người vợ thứ hai của anh phàn nàn về chuyện đó. Sukla ít kể về kiếp trước của mình hơn sau độ tuổi 11 và cô bé cũng dần dần mất đi cảm giác gắn bó với chồng của người tiền kiếp và Minu. Cho đến khi bước vào tuổi thiếu niên, cô bé phàn nàn rằng em bị quấy rầy mỗi lần họ đến thăm em.

Tình cảm của các đối tượng không phải lúc nào cũng giảm đi theo thời gian và có ít nhất một đối tượng, Maung Aye Kyaw ở Myanmar, khi lớn lên đã kết hôn với người vợ góa của người tiền kiếp. Mức độ dài lâu của tình cảm thường phụ thuộc vào việc các gia đình giữ liên lạc với nhau đến mức nào sau lần gặp mặt đầu tiên. Nhiều gia đình trở nên khá thân thiết và thường xuyên đến thăm nhau, ít nhất là lúc đầu, nhưng có một số gia đình lại khá xa cách. Khoảng cách kinh tế xã hội lớn giữa các gia đình đôi khi cũng gây nên không khí ngượng ngập giữa hai bên.

Các đối tượng cũng có thể bộc lộ cảm xúc tiêu cực đối với những người trong cuộc đời của người tiền kiếp. Tôi đã nhắc đến trường hợp của Ekkaphong – một cậu bé đã cố bóp cổ người đàn ông cậu nghĩ là kẻ gây ra cái chết của mình ở kiếp trước. Các đối tượng khác đã thể hiện thái độ tức giận tương tự hoặc nỗi sợ hãi đối với những người các em cho là kẻ đã giết chết người tiền kiếp. Bongkuch Promsin – một trường hợp tôi sẽ đi sâu vào chi tiết hơn trong Chương 8 – nói rằng khi trưởng thành em sẽ giết kẻ sát hại người tiền kiếp, nhưng may thay những lời đe dọa của cậu bé thưa dần khi em lớn lên. Maung Aye Kyaw – đối tượng đã cưới người vợ góa của người tiền kiếp – đã ném đá vào một trong số những người đàn ông mà cậu bé nói là những kẻ đã giết mình trong kiếp trước và các đối tượng khác cũng làm điều tương tự với những kẻ sát hại hoặc những người bị nghi là đã sát hại người tiền kiếp của em.

Những nỗi sợ hãi liên quan đến cái chết

Nhiều đối tượng có một nỗi sợ hãi liên quan đến cách người tiền kiếp đã chết. Trong số những trường hợp mà người tiền kiếp chết vì các nguyên nhân bất thường, có hơn 35% đối tượng có các nỗi sợ hãi liên quan đến kiếp trước. Chúng tỏ ra đặc biệt phổ biến trong những trường hợp chết đuối, với 31 trong số 53 trường hợp. Chúng ta có thể suy luận rằng tỷ lệ này cao vì những nạn nhân chết đuối lâu chết hơn so với những người bị tử vong trong một vụ tai nạn xe cộ hoặc bị bắn chết.

Những nỗi sợ này có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Shamlinie Prema – cô bé tôi đã nhắc đến trong Chương 1 – rất sợ bị ngâm trong nước ngay từ khi mới được sinh ra. Phải có ba người giữ lấy cô bé mới tắm được cho em. Bắt đầu từ sáu tháng tuổi, cô bé cũng bộc lộ chứng sợ xe buýt. Khi đến tuổi biết nói, em kể lại kí ức về cuộc đời của một cô bé sống ở ngôi làng Galtudawa bên cạnh và trên thực tế, những từ đầu tiên của cô bé là “mẹ Galtudawa”. Cô bé ở ngôi làng Galtudawa đã chết ở độ tuổi 11 từ một năm rưỡi trước khi Shamlinie được sinh ra. Cô bé đang đi bộ dọc theo một con đường hẹp thì một chiếc xe buýt chạy đến. Khi tránh chiếc xe, em đã rơi xuống một cánh đồng ngập nước và chết đuối.

Shamlinie bắt đầu vượt qua được nỗi sợ tắm của mình khi lên ba tuổi và nỗi sợ này đã hoàn toàn biến mất khi em bước sang tuổi thứ bốn. Chứng sợ xe buýt của cô bé kéo dài hơn, cho đến tận năm em được năm tuổi rưỡi, cũng là thời gian em ngừng kể về kiếp trước. Chứng sợ của Shamlinie rất giống với Sujith Jayaratne – cậu bé trong chương trước mắc chứng sợ xe tải – và thậm chí cả từ xe tải.

Nhìn chung, khi trẻ lớn hơn, chứng sợ của các em cũng có xu hướng giảm dần cùng các câu nói về kiếp trước. Tuy vậy vẫn có những trường hợp ngoại lệ trong đó những đứa trẻ lớn hơn vẫn sợ hãi cho dù các em dường như không còn kí ức về những sự việc liên quan xảy ra trong kiếp trước.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Kiếp người, nếu không chịu tu tập sẽ không còn kịp nữa

Tư liệu 19:45 30/11/2024

Tôi nghĩ mình nhờ có chút thiện căn, những kiếp trước cúng dường Tam Bảo, xuất gia tu hành tinh tấn, nỗ lực hoằng pháp độ sinh, nên đời nay phước duyên đó khiến tôi sớm được gặp Phật pháp tu hành.

Phát huy vai trò của Ni giới trong xã hội

Tư liệu 09:26 30/11/2024

Phật giáo cho rằng đạo đức là nền móng vững chắc Nhất để xây dựng tôn giáo của mình. Đức phật là người đầu tiên trong lịch sử khởi xướng phong trào bình đẳng nam nữ trong xã hội. Với quan điểm Này thì đức phật là Người đặt những những hòn đá tảng đầu tiên để xây dựng nên lâu đài bình đẳng giới.

Long vương và tiếng chuông chùa tiêu trừ ác tâm

Tư liệu 13:15 28/11/2024

Trên đỉnh núi Hy Mã có một cái ao lớn, trong ao có rất nhiều rồng trú ngụ, chúng thường hay làm mưa nổi gió nhổ bật cây cối, gây nguy hại cho nhân dân ở dưới núi. Bởi vậy, dân chúng ở dưới núi than khổ dậy trời, phần lo dọn dẹp, phần thì chết chóc. Một vùng hoang tàn thê lương.

Kinh Bách dụ giảng giải: Để xác trong nhà

Tư liệu 16:15 27/11/2024

Người ngu có bẩy người con, chết mất một, người ngu định để xác con trong nhà, rồi dọn đi nơi khác. Có người khuyên, sao không đem xác chết đi chôn, mà lại để trong nhà, rồi phải dọn đi nơi khác ở.

Xem thêm