Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/10/2020, 11:22 AM

Người hùng cứu 100 người trong trận đại hồng thủy lịch sử ở Quảng Bình

Những ngày nước lũ dâng cao trong lúc đâu đâu cũng là tiếng kêu cứu, ông Bình cùng đứa cháu ngoại chạy đò vượt qua con nước chảy xiết đến từng nhà cứu từng người cho đến khi không còn tiếng kêu cứu. Cứ vậy cả trăm người được ông cứu sống mà không hề nhận bất kì đồng tiền công nào.

Trong 3 ngày 18, 19, 20/10, người dân xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình sống trong lo âu, sợ hãi. Khắp thôn Đồng Tư và những thôn lân cận đâu đâu cũng có tiếng kêu cứu trong đêm mưa lớn khi nước lũ dâng nhanh. Sẵn làm nghề lái đò mưu sinh, ông Võ Văn Bình (đội 1, thôn Đồng Tư, Xã Hiền Ninh) cùng đứa cháu ngoại 14 tuổi đã lao đò máy đi đến những gia đình đang kêu cứu trong thôn. Ông Bình đã cứu được khoảng 100 người, đưa những người gặp nạn từ cơn lũ di chuyển đến nơi an toàn.

Người đàn ông trong ảnh là ông Võ Văn Bình (đội 1, thôn Đồng Tư, Xã Hiền Ninh) người cùng đứa cháu ngoại 14 tuổi đã lao đò máy đi đến những gia đình đang kêu cứu trong biển nước.

Người đàn ông trong ảnh là ông Võ Văn Bình (đội 1, thôn Đồng Tư, Xã Hiền Ninh) người cùng đứa cháu ngoại 14 tuổi đã lao đò máy đi đến những gia đình đang kêu cứu trong biển nước.

Bồ Tát giữa đời thường lái đò cứu 300 người dân trong cơn lũ dữ

Hôm ấy là ngày 18-10-2020, lũ về khiến thôn Đồng Tư, xã Hiền Ninh thành một trong những địa phương bị ngập sâu nhất của huyện Quảng Ninh. Nước lũ bủa vây khắp chốn chỉ chực chờ ập tới đe dọa tính mạng, tài sản của người dân. Ngôi nhà nhỏ của ông Võ Văn Bình cùng đứa cháu trai 14 tuổi bắt đầu có dấu hiệu ngập. Mấy ngày liền khi bão về, tâm trí ông Bình như lửa đốt. Bởi lẽ căn nhà này của hai ông cháu nằm ở vùng trũng thấp, nếu lũ về, sẽ chịu cảnh ngập sâu hàng mét. Đang trăn trở với nhiều mối lo, chưa kịp ăn sáng thì tiếng chuông điện thoại của ông Bình đã réo rắt. “A lô! Đây có phải số của ông Bình không ạ? Tôi đang bị kẹt bởi nước lũ ngoài đường quốc lộ không thể về nhà để di chuyển đồ đạc đến nơi an toàn… Tút… Tút?” Cuộc điện thoại chưa kết thúc đã bị ngắt.

Tiếng người đàn ông trong máy điện thoại vô cùng gấp gáp. Không chần chừ, ông Bình gọi đứa cháu trai: “Thanh ơi, lên thuyền nghe con, có người đang bị kẹt nước lũ cần mình cứu”. Hai ông cháu lật đật lên đò, chẳng kịp thu dọn đồ đạc, con đò tròng trành lao vút đi về nơi có những tiếng gọi thảng thốt. Tưởng là chỉ phải cứu một người nhưng điện thoại reo liên tục. Liên tiếp những tiếng kêu thất thanh trong tiếng nước sôi réo. Hai ông cháu cứ thế lăn lộn ngày đêm với lũ, cứu trợ an toàn gần 100 người dân…

02 1

Chèo thuyền giữa dòng nước lũ chảy xiết, ông Võ Văn Bình cũng có nhiều pha thót tim: “Nước lũ chảy xiết, xoáy mạnh, nhiều lần thuyền của tôi như muốn cuốn theo cơn lũ dữ. Những lúc đó, hai ông cháu, người thì cầm lái, người thì quan sát xung quanh sao cho vừa tránh được chướng ngại vật do nước lũ dâng cao che lấp hết, vừa phải tránh đi vào vòng nước xoáy”.

Ông Võ Văn Bình trải lòng: “Đâu có kịp ăn uống gì đâu, cũng chẳng kịp thay quần áo, vì người cần cứu thì nhiều, có gia đình chỉ toàn người già và trẻ nhỏ, ông cụ già đã gần 100 tuổi rồi, gọi điện cho tôi cầu cứu. Nhận những cuộc điện thoại như vậy, làm sao tôi nỡ chậm một giây một phút nào. Vì mình chậm giây phút nào là nước lũ dâng cao lên tới ấy, gây nguy hiểm tính mạng đến bà con”. Ông Bình cho biết, trong số bà con được ông cứu nạn, phần lớn là người già, trẻ nhỏ, phụ nữ, "tôi tuy yếu nhưng còn sức thì còn phải cứu họ", ông Bình bộc bạch.

Hơn 300 tự viện Truyền thừa Drukpa cầu nguyện cho nạn nhân lũ lụt Việt Nam

Screenshot_2
Mất đi phương tiện mưu sinh nhưng ông vẫn mỉm cười vì đã cứu giúp được nhiều người.

Mất đi phương tiện mưu sinh nhưng ông vẫn mỉm cười vì đã cứu giúp được nhiều người.

Sau khi mưa lụt ngừng hoành hành, nước đã dần rút rút, ông Bình vừa tranh thủ đi nhận đồ cứu trợ lại cùng đứa cháu ngoại bắt đầu dọn dẹp lại nhà cửa sau lũ nhưng ngôi nhà tan hoang khiến nhiều người không khỏi xót xa. Chiếc thuyền - phương tiện mưu sinh duy nhất của 2 ông cháu cũng đã hư hỏng nặng sau nhiều ngày đi cứu hộ, sơ tán dân.

Theo lời ông Bình, những ngày sau khi nước rút may mà có đoàn cứu trợ, ông mới xin được 1 cái áo để thay. Trước đó mấy ngày đi cứu hộ người dân, ông chỉ có đúng 1 bộ quần áo mặc trên người. Ông nói: "Nếu không có đồ cứu trợ thì cũng chả có cái gì để ăn".

Cả thôn Đồng Tư những ngày nước rút này ai nấy khi nhìn thấy ông Bình đều nở nụ cười rạng rỡ và lời cảm ơn đến người đàn ông đã cứu mạng họ trong con nước dữ.

Suốt mấy ngày lũ, ông Bình chỉ mặc duy nhất một chiếc áo để đi cứu bà con.

Suốt mấy ngày lũ, ông Bình chỉ mặc duy nhất một chiếc áo để đi cứu bà con.

Một người phụ nữ hàng xóm với ông Bình cho biết hiện ông Bình đang một mình nuôi đứa cháu ngoại, cuộc sống hết sức khó khăn. Làm nghề chở đò mưu sinh nhưng khi gặp những hoàn cảnh khó khăn ông Bình lại giúp đỡ không lấy tiền. Ngày trước ông Bình cũng không phải khổ như bây giờ, sau khi gia đình xảy ra biến cố vợ ông bỏ nhà đi, các con cũng khó khăn không ai giúp đỡ gì được. Đứa trẻ hiện giờ ở với ông Bình là con của đứa con gái thứ 3, có bầu rồi đẻ xong bỏ lại cho ông Bình nuôi rồi đi làm ăn xa. Cháu ngoại ông không có bố mẹ nhưng ngoan và chăm chỉ, thương nó vì ở với ông mà ông cũng khó khăn nên không có tiền đi học.

Vợ chồng Trường Giang và Nhã Phương giản dị cùng nhau đi chùa sau chuyến cứu trợ miền Trung

Người dân trong thôn, trong xã nhiều người mang ơn ông vì đã xả thân cứu giúp trong cơn lũ dữ.

Người dân trong thôn, trong xã nhiều người mang ơn ông vì đã xả thân cứu giúp trong cơn lũ dữ.

Là người đồng hành cùng ông đi cứu giúp người dân những ngày lũ, em Võ Nhật Thanh cho biết lúc đầu em cũng thấy hơi sợ, nhưng thấy ông đi một mình nên cũng lo lắng nên xin đi theo.

"Thấy ông 1 mình nên em xin đi theo, có đi cùng ông em mới an tâm được. Có hôm đi cả ngày cho đến tối, em cũng sợ nước lên thì về không được nên hối ông về, nhưng ông lại bảo: 'Thôi cứu người đã, cứu người quan trọng hơn', thế là 2 ông cháu lại tiếp tục hỗ trợ bà con trong thôn", Thanh chia sẻ.

Em Võ Nhật Thanh (14 tuổi, cháu ngoại ông Bình) người đồng hành cùng ông Bình vượt con nước lũ để đi cứu bà con gặp nạn.

Em Võ Nhật Thanh (14 tuổi, cháu ngoại ông Bình) người đồng hành cùng ông Bình vượt con nước lũ để đi cứu bà con gặp nạn.

Có những hôm đi cả ngày, 2 ông cháu đói lả, ông cháu chỉ có ăn lương khô, mì tôm sống và uống nước lọc. Sau này mới nhớ còn một chiếc bếp ga mini nhỏ để ở gác nên ông cháu mới đem lên đò để nấu mì ăn qua bữa.

"Cứ tưởng nước lũ đáng sợ, nhưng khi lên đò, cùng ông cứu người thì nỗi sợ bay đi đâu hết, em và ông cứ mải làm mà trời tối lúc nào không hay", Thanh nói.

Bố mẹ bỏ em đi từ nhỏ, cậu bé sống với ông nhưng không có tiền đi học, Thanh nghỉ học từ năm lớp 6 để đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập.

Bố mẹ bỏ em đi từ nhỏ, cậu bé sống với ông nhưng không có tiền đi học, Thanh nghỉ học từ năm lớp 6 để đi làm công nhân kiếm thêm thu nhập.

Từ nhỏ Thanh không có được gia đình trọn vẹn, mẹ em đẻ xong bỏ con lại cho ông Bình nuôi nấng. Do hoàn cảnh khó khăn nên Thanh phải nghỉ học từ năm lớp 6, hằng ngày em làm công nhân cho một xưởng làm đá granite gần nhà để kiếm thêm thu nhập.

Cảm động câu chuyện người lái đò dũng cảm chiến đấu với lũ dữ cứu gần 100 người, những người hảo tâm đã tìm đến ông, trao tặng ông một chiếc thuyền cole mới và 10 triệu đồng. Ông vui ra mặt, nói: "Ri là có kế mưu sinh, được bà con giúp tui mừng rớt nước mắt".

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm