Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 08/06/2015, 15:45 PM

Người lãnh đạo giỏi

Sáng 30/05/2015, TT.Thích Chân Quang - Phó ban Kinh tế Tài chính T.Ư GHPGVN đã có buổi nói chuyện thân mật với trên 2000 sinh viên các trường Đại học tại Tp.HCM và các tỉnh khác cùng chúng thanh niên phật tử Phật Quang về chùa công quả phục vụ cho Đại lễ Phật đản PL.2559 – DL.2015, xoay quanh những quan điểm về người lãnh đạo với giới trẻ.

Trong phạm vi buổi nói chuyện, Thượng tọa đưa ra những phẩm chất cần có của người lãnh đạo và cách rèn luyện để có thể trở thành người lãnh đạo giỏi. Từ đó, trang bị thêm kiến thức và khơi dậy tiềm năng, ý chí phấn đấu trong mỗi người trẻ tuổi, để mỗi em tự có hướng phấn đấu cho riêng mình, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước.
 
Thượng tọa khẳng định: Mục đích của cuộc sống cũng chính là mục đích của công việc. Khi ta định nghĩa được “Chúng ta sống để làm gì”, chúng ta sẽ hiểu mình làm việc để làm gì. Vậy nên, ai chưa xác định được mục đích, lí tưởng sống thì nhiều khi công việc mình làm là sai lầm, nhỏ hẹp, có thể mất đạo đức, và sẽ không đóng góp xây dựng được gì. Do đó, trước hết chúng ta phải xác định mục tiêu cuộc sống rồi sau đó mới nói tới phẩm chất của một người chỉ huy là gồm những điều gì.
 
Theo Thượng tọa, người chỉ huy phải có những phẩm chất sau: Yêu thương những người dưới mình; kết hợp được với những người ngang mình và trung thành với những người trên mình. Để làm được những điều đó, họ phải giỏi 3 điều:

- Thứ nhất, họ phải thừa hành giỏi. Nghĩa là khi được giao nhiệm vụ, họ phải làm rất chu toàn, xuất sắc.

- Thứ hai, họ phải chỉ huy giỏi. Điều này khó gấp ngàn lần so với việc thừa hành giỏi, vì họ phải sắp xếp, bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng, tâm lý, tính tình, thời gian của từng người.

- Thứ ba, họ phải sáng tạo giỏi. Đây là điều khiến ta tốn rất nhiều năng lực của trí não nhưng chỉ có sáng tạo ra được những điều chưa có thì ta mới có thể cạnh tranh và tồn tại trong thế giới khốc liệt này được. Tuy nhiên, sáng tạo cũng rất khó vì hiện nay con người sống quá đầy đủ, mọi thứ luôn có sẵn. Hơn nữa, lấy đâu ra trí lực để sáng tạo mãi mà không bị cạn kiệt? Và làm thế nào để bảo đảm sức khỏe, tinh thần cho việc sáng tạo lâu dài?

Tất cả những người lãnh đạo không phải sinh ra đã được mặc định làm người lãnh đạo. Đó là kết quả của một quá trình học tập, rèn luyện rất lâu dài, cộng với cái phước rất lớn từ kiếp trước. Vậy nên, ai cũng có thể trở thành một vị lãnh đạo giỏi nếu biết cách rèn luyện.
 
 
Nói về điều này, Thượng tọa chỉ ra rằng mọi người muốn giỏi, muốn sáng tạo thì phải biết thiền vì thiền giúp tâm con người tĩnh lặng, sáng suốt. Ngoài ra, còn phải sống hết sức đạo đức, tâm hồn luôn biết vị tha, yêu thương, tử tế thì mới có thể nhập thiền định, trí tuệ từ đó mới mở ra, giúp ta nhìn thấy được những điều mà trước đây chưa từng thấy, nghĩ được những điều mà trước đây chưa từng nghĩ đến. Không phải cứ cố gắng làm việc não bộ thì năng lực sẽ phát sinh mà phải lắng tâm trong thiền định hư vô thì tự nhiên năng lực huyền diệu sẽ xuất hiện. Lúc này, sáng tạo sẽ là vô tận. 

Vậy nên, ai dừng được hết hoạt động của bộ não thì người đó trở thành hư vô, trở thành một vị A La Hán. Ai có đầu óc, có tinh thần hư vô trong thiền định thì sẽ lãnh đạo, sáng tạo mãi và tương lai của thế giới nằm trong tay họ. 

Từ những phân tích, ví dụ cụ thể, Thượng tọa kết luận rằng: Thiền là tương lai của nhân loại, là phương pháp để nâng con người lên một giá trị mới. Nếu luyện tập khí công để nâng cao sức lực và nội lực thì thiền là để chuẩn bị cho năng lực, cho tinh thần. Nếu ai cũng có thể nhận thức và thực hiện tốt những điều này thì thế giới sẽ bước lên một tầm cao mới.

Nhân đây, Thượng tọa cũng bày tỏ niềm vui và sự biết ơn trước tinh thần phục vụ, giúp đỡ chùa thực hiện đại lễ Phật đản của các em sinh viên và chúng thanh niên phật tử Phật Quang.

Chính nhờ sự nhiệt tình, sức trẻ của các em, đã góp vào sự thành công của buổi Đại lễ. Tuy nhiên, Thượng tọa nhấn mạnh đây chỉ là một mắt xích nhỏ trong cuộc đời mỗi con người, vì mục đích sống chính của chúng ta sống là để cống hiến và phục vụ. Mà cống hiến, phụng sự chính là giúp cho mọi người hạnh phúc hơn, hiểu biết hơn, trí tuệ hơn bằng việc đem những đạo lý mình sống được, những bản lĩnh mình có được chia sẻ, hướng dẫn cho người khác vượt lên và giỏi hơn mình. Những điều này giúp chúng ta diệt được cái bản năng đố kỵ. Đây cũng chính là ý nghĩa của đạo đức. 
 
Cuối cùng, bằng những câu chuyện lịch sử, Thượng tọa giải thích cho chúng thanh niên phật tử hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của bài hát “ĐẠI VIỆT OAI HÙNG”.

Bài hát gợi cho người nghe về một thời chiến đấu oanh liệt, chống giặc ngoại xâm để bảo vệ chủ quyền dân tộc của cha ông. Đồng thời, nhắc nhở các thế hệ sau phải gìn giữ, bảo vệ thành tựu mà những người đi trước đã đổ bao xương máu để giành và giữ được. Từ đó, mọi người biết cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch bên ngoài và thực hiện tốt phương châm đối ngoại “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Chúng ta luôn sẵn sàng yêu thương những cũng sẵn sàng chiến đấu. 

Trước khi kết thúc buổi nói chuyện, các em tập hát bài “ĐẠI VIỆT OAI HÙNG”. Bài hát như một lần nữa nhắc nhở về một thời quá khứ, cũng là nhắc nhở về nghĩa vụ của giới trẻ trong việc gìn giữ và xây dựng đất nước trong thời đại ngày nay. Đây cũng là một cách học sáng tạo, để các em ghi nhớ được kiến thức lịch sử một cách tự nhiên trong tâm thế rất thoải mái, vui vẻ.

Tuy trong thời gian ngắn nhưng những câu chuyện, bài học mà Thượng tọa truyền đạt cho các em sinh viên và chúng thanh niên phật tử rất ý nghĩa. Nó định hướng rõ ràng về mục tiêu sống để các em có mục tiêu làm việc đúng đắn, cống hiến và phụng sự được nhiều nhất, tốt nhất cho cuộc đời. Đồng thời, Thượng tọa cũng chỉ ra những phẩm chất cần có để con người có thể tồn tại và đảm đương được nhiệm vụ mà thời đại mới đặt ra. Từ đó, mỗi người biết phấn đấu, rèn luyện để hoàn thiện bản thân mình.

Tuệ Đăng
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm