Người mẹ đứt ruột cho đi con trai để con có tương lai tốt hơn
Bán con cho con chỉ có trong văn học như “chị Dậu” nhưng sự thật ở đời có nhiều cảnh ngặt nghèo, mẹ đành nuốt nước mắt để con có cuộc sống tốt hơn. “Chị Dậu” nghèo thiếu, nuốt nước mắt “cho núm ruột” để con có giấy tờ tùy thân.
Sinh con trong nghèo khó, phải nhặt ve chai kiếm sống qua ngày
Nói điều ấy là vì câu chuyện của chị Lê Thị Kim Thanh (37 tuổi ở phường Thạnh Lộc, Quận 12, TP.HCM) đã khiến nhiều người mủi lòng. Ở tuổi này, trông chị gầy ốm, vẻ mặt có phần chững tuổi vì dạn dày sương gió và mưu sinh cơm áo.
Chị kể, chị có 3 đứa con trai nhưng hiện tại chỉ sống với đứa con lớn còn đứa thứ 2 đã bỏ nhà đi hơn 9 năm qua. Người mẹ nghèo đã nhiều phen bôn ba ĸıếм con nhưng biển đời mênh Hông, đến nay coi như chị lạc мấƬ đứa con trai thứ 2. Riêng đứa con út có hoàn cảnh đặc biệt, “vì nghèo quá, tôi cho người ta rồi” – chị Thanh nghẹn ngào chia sẻ.
Nghe đến đây, nếu không hiểu thì người ta sẽ nghĩ chị ác, bỏ cả máu mủ của mình vì hoàn cảnh. Nhưng có ai biết rằng chị cũng đau đớn lắm khi đưa ra quyết định này nhưng tất cả là vì tương lai của con.
Người mẹ có hoàn cảnh đặc biệt, sinh 3 con nhưng chỉ còn giữ được 1 con bên cạnh cho biết, năm 1992, chị kết hôn với người đàn ông hơn chị 7 tuổi và có được ba người con trai lần lượt sinh năm 1993, 1994, 1998. Sống với nhau hơn 7 năm, vợ chồng chị ly hôn. Chồng cũ cũng nhanh chóng có vợ rồi con riêng, không quan tâm nhiều đến mẹ con chị Thanh. Gia cảnh vốn đã nghèo, giờ còn sống cảnh một thân một mình nuôi 3 con trai, chị Thanh chấp nhận làm mọi công việc tay chân, từ nhặt ve chai, giúp việc nhà để có tiền nuôi con.
“Con nhỏ, mới sinh xong, tôi không làm được gì cả. Mọi chi phí sinh hoạt trong nhà phụ thuộc vào công việc nhặt ve chai, bán vé số của mẹ tôi”, chị Thanh ức nước mắt nói về người mẹ già. Đáng ra phận làm con phải phụng dưỡng, báo hiếu cho mẹ nhưng lại khiến mẹ thêm khổ tâm.
Giữa những ngày tối tăm cùng cực, một thân nuôi 3 con nhỏ, bà Nữ – mẹ của chị Thanh – đi bán vé số ở khu vực Chợ Lớn, Quận 6 thì gặp người quen. Trong lúc trò chuyện, người này thấy bà đã lớn tuổi nhưng hằng ngày vẫn đạp xe đi bán vé số ĸıếм sống nên hỏi thăm. Nghe được hoàn cảnh của bà Nữ, người quen của bà mở lời nhận nuôi giúp 1 bé.
“Bà ấy nói, nếu nghèo quá thì đưa một đứa cháu cho tôi nuôi giúp”, bà Nữ đồng ý với bạn. Khi bàn bạc với chị Thanh, bà Nữ thuyết phục con gái vì giữa tình cảnh cả nhà không giấy tờ tùy thân rồi hoàn cảnh sau này của các con cũng khó lòng khấm khá hơn.
“Tôi là trẻ mồ côi, sống lang thang từ nhỏ nên không có giấy tờ tùy thân. Lấy ba con Thanh cũng không có nhà cửa, giấy tờ gì. Thành ra, ba đứa cháu ngoại không có đứa nào có giấy tờ. Nhà họ có nhà, có hộ khẩu, có của ăn của để, lại là người đàng hoàng, cháu tôi vào đó ở sẽ rất tốt”, bà Nữ giải thích về quyết định của mình.
Với bản năng của người mẹ, hẳn nhiên ban đầu chị Thanh không đồng ý với mẹ. Chị khẳng định: “Nghèo nhưng mẹ con mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”. Nhưng ngẫm nghĩ lại, đời chị đã quá túng thiếu, không thể ích kỷ ôm con mà hại luôn đời con. Về với nhà người quen, cháu bé sẽ được làm giấy tờ đàng hoàng, được đi học, bảo đảm cho tương lai.
Cho đi con út để con có cuộc sống tốt đẹp hơn
Trong 1 lần đi bán vé số ở Chợ Lớn, Quận 6, bà Nữ - mẹ chị Thanh có gặp 1 người quen. Sau khi nghe được hoàn cảnh gia đình bà, người này ngỏ ý muốn nhận nuôi giúp 1 đứa bé. Sau khi bàn bạc với con gái, bà Nữ đã thuyết phục còn rằng nếu sống như thế này sẽ khiến cả nhà không có giấy tờ tùy thân, con cái sau này cũng sẽ khổ.
Bà Nữ cũng là trẻ mồ côi, sống lang thang từ nhỏ nên không có giấy tờ tùy thân. Sau khi lấy chồng, bà cũng không có nhà cửa, giấy tờ. Thành ra 3 người cháu ngoại không ai có giấy tờ. “Nhà họ có nhà, có hộ khẩu, có cửa ăn của để, lại là người đàng hoàng, cháu tôi vào đó sẽ rất tốt”, bà Nữ giải thích.
Ban đầu, chị Thanh không đồng ý vì có người mẹ nào muốn cho con, chị khẳng định chắc nịch: “Nghèo nhưng mẹ con mình có rau ăn rau, có cháo ăn cháo”. Nhưng nghĩ lại, suy nghĩ ấy hóa ra lại là sự ích kỷ với con cái, làm hại đến tương lai con. Nếu sang 1 gia đình tốt hơn, con sẽ có giấy tờ, sẽ được đi học và có tương lai tốt hơn.
Trong ba người con của chị Thanh, bạn bà Nữ chọn nuôi cậu con út là bé T. “Lúc đó, thằng bé mới 4 tuổi. Cháu không muốn rời mẹ đâu. Tôi phải dụ: ‘Qua nhà bên đó, con sẽ được ngồi xe máy, đi chơi công viên, ăn đồ ăn ngon và được đi học. Thằng bé nghe thích lắm”, bà Nữ nhớ lại thời điểm trao cháu ngoại cho bố mẹ nuôi của bé. Lúc trao con, chị Thanh phải lánh sang nhà hàng xóm trốn để con không nhìn thấy.
Lúc đó cậu bé út mới 4 tuổi, em không muốn rời mẹ nên bà Nữ phải dụ: “Qua nhà bên đó, con sẽ được ngồi xe máy, đi chơi công viên, ăn đồ ăn ngon và được đi học”, nghe xong thằng bé thích lắm nên mới chịu để sang nhà bên kia. Lúc con đi, chị Thanh phải lảng tránh để con không theo.
Người mẹ tự trách mình không nuôi nổi con, đứng từ xa nhìn con ở nhà người dưng.
Chẳng người mẹ nào sinh con ra trên đời lại muốn con khổ, muốn con sống trong nghèo khó hay trao con cho người dưng. Nhưng ở hoàn cảnh của chị Thanh, đó là phương án tốt nhất để con được sống tốt hơn. Nên hàng ngày, chị Thanh và mẹ thay phiên đạp xe lên quận 6 chỉ để được nhìn thấy con từ xa.
Có những lúc nhìn thấy con òa khóc vì nhớ mẹ, chị Thanh không kìm được nước mắt: “Mới đầu, thằng bé nhớ mẹ, nhớ bà nên khóc nhiều lắm. May mắn, nhà bên đó họ thương con. Về bên đó được mấy tháng, con được đi học, được mua rất nhiều đồ mới”.
Sinh con ra mà không nuôi nổi con, chị Thanh cứ canh cánh lời tự trách mình. Cực chẳng đã, phải đường cùng túng thiếu, người mẹ mới nuốt nước mắt cho con qua nhà người dưng. Những ngày sau đó, chị Thanh và mẹ thay phiên đạp xe đến Quận 6 chỉ để đứng nhìn bé T từ xa, một phần để quan sát xem nhà bên kia có thương con không, một phần cho vơi đi nỗi nhớ. Chị không dám tiến đến gần vì sợ con sẽ bật khóc, không chịu ở nhà người lạ trong thời gian đầu.
Chứng kiến cảnh con òa khóc vì nhớ mẹ, nước mắt chị Thanh cứ chảy ròng ròng. “Mới đầu, thằng bé nhớ mẹ, nhớ bà nên khóc nhiều lắm. May mắn, nhà bên đó họ thương con. Về bên đó được mấy tháng, con được đi học, được mua rất nhiều đồ mới”, chị Thanh kể.
Cũng xem như an ủi phần nào, số phận dồn con người vào đường cùng nhưng rồi cũng cho họ chút ánh sáng cuối đường hầm. Gia cảnh chị quá nghèo, khó lòng nuôi dạy các con tốt nhất và để các con được đến trường. Cho con, lòng chị đau như cắt nhưng nhìn con được nuôi dạy tốt cũng yên lòng phần nào.
Đỗ đại học, con trai trở về tìm mẹ ruột
Hiện tại, bé T. năm nào đã 19 tuổi và đang học đại học. Em đã được bố mẹ nuôi nhập hộ khẩu, làm chứng minh nhân dân. Lá rụng về cội, cứ nửa tháng, T. chạy xe máy về lại phòng trọ của chị Thanh, chở bà và mẹ đi chơi. Nhìn con trai khôn lớn. Được ăn học đến nơi đến chốn, chị Thanh mới an ủi phần nào. Đời chị đã quá khổ nên con được phất hơn là mãn nguyện vô cùng.
Chị Thanh cho biết, rất vui và thấy quyết định cho đi cậu con trai út 15 năm trước là đúng. “Thằng bé đã có giấy tờ đầy đủ rồi”, người mẹ nghèo nói trong nước mắt hạnh phúc. Với người khác, có thể giàu sang ông này bà nọ mới vui, còn chị, sống cảnh không giấy tờ tùy thân dính túi nên mơ ước cả đời chỉ có vậy. Cũng may mắn một phần vì gia đình nhận nuôi cháu T. đã thương bé thật lòng, dành mọi điều kiện tốt nhất dù không Mӓυ mủ ruột rà.
Nhìn đứa con trai út đã ít nhiều “đổi đời”, người mẹ bán ve chai nghèo phần nào hạnh phúc. Còn lại, điều khiến chị lấn cấn bây giờ là cậu con trai lớn đã 25 tuổi nhưng chưa có chứng minh nhân dân. “Không có giấy tờ tùy thân, thằng bé chỉ đi làm những công việc chân tay. Công việc vất vả nhưng thu nhập không bao nhiêu, các chế độ cũng không có. Rồi tới đây, không biết tương lai thằng bé sẽ ra sao”, chị Thanh thở dài.
Tin vui cũng kịp đến với gia đình chị, mới đây, ông Phạm Quý Định là cán bộ công an nghỉ hưu khi biết câu chuyện không có giấy tờ của mẹ con chị Thanh đã đứng ra giúp đỡ. Bước đầu, ông đi làm thủ tục nhập hộ khẩu ở Quận 12 cho mẹ con chị, sau đó sẽ làm giấy chứng minh nhân dân. Ở đời, có những hoàn cảnh túng nghèo, đến cả tờ giấy tùy thân để định danh định phận còn không có. Họ cứ lặng lẽ sống bên lề xã hội, mưu sinh tảo tần cả ngày cũng chỉ đủ bữa cơm rau cháo. Tuy nhiên, có nghèo đến đâu, miễn dặn lòng sống thiện lương thì cũng có ngày được giúp đỡ, tìm ra ánh sáng cuối con đường.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Thầy dị nhân: Thành tựu kép từ năng lượng yêu thương và kỷ cương
Gieo mầm thiện 21:52 18/11/2024Phật giáo có câu: "Cứu một mạng người hơn xây bảy tòa tháp", "Cứu một mạng người, phúc đẳng hà sa". Câu chuyện về Tiến sĩ Phan Quốc Việt – người thầy được mệnh danh là "dị nhân" – chính là minh chứng sống động cho triết lý này.
Bếp ăn miễn phí dành cho học sinh nghèo
Gieo mầm thiện 14:11 14/11/2024Suốt 6 năm qua, bất kỳ học sinh nào đến bếp ăn 0 đồng tại ấp Sơn Phú 2A, xã Tân Thành, TP.Ngã Bảy (Hậu Giang), đều được tiếp đón tận tình.
Người đàn ông 60 tuổi chạy bộ 10km mỗi ngày, ăn chay trường, hiến máu 348 lần
Gieo mầm thiện 10:18 08/11/2024Người đàn ông 60 tuổi đã duy trì thói quen chạy bộ 10km vào mỗi sáng hơn 20 năm. Ông được nhiều người ngưỡng mộ vì sự chăm chỉ và nỗ lực hiến máu cứu người.
Diễn viên Việt Trinh mong muốn được hiến xác cho y học
Gieo mầm thiện 11:00 05/11/2024Trước đó, Việt Trinh hoàn thành thủ tục đăng ký hiến tạng vào tháng 4/2019 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Xem thêm