Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Người Mẹ xóm núi…

Nghe mẹ kể tôi rưng rưng nước mắt, thấy thương mẹ nhiều lắm. Bởi mẹ đã cao tuổi mà mẹ đã biết hướng về phật pháp và mẹ biết ăn chay, mẹ sống đời sống phẩm hạnh. Tôi thầm cầu cho mẹ luôn được bình an, sau này có rời xa thân tứ đại mẹ được toại nguyện tâm mình về với Phật cảnh như mẹ vẫn cầu nguyện trong mỗi đêm về bên căn nhà nhỏ giữa xóm núi nên thơ. 

Tình cờ tôi gặp mẹ khi mẹ đang khom lưng lê từng bước đi khó nhọc trong gian nhà nhỏ nhưng sạch sẽ. Do tuổi cao mắt mẹ không còn sáng như xưa. Thấy tôi vào mẹ nắm chặt lấy tay tôi như đứa con đi xa nay mới trở về. Mẹ sống tình cảm và mẫu mực. Mẹ kể đêm nào mẹ cũng ngồi chắp tay niệm phật để được vãng sinh về miền cực lạc. Mẹ là Trương thị Sính, sinh năm 1929. Địa chỉ Thôn Lý Tây, Thăng Bình, Nông Cống.
 
Nghe mẹ kể tôi rưng rưng nước mắt, thấy thương mẹ nhiều lắm. Bởi mẹ đã cao tuổi mà mẹ đã biết hướng về phật pháp và mẹ biết ăn chay, mẹ sống đời sống phẩm hạnh. Tôi thầm cầu cho mẹ luôn được bình an, sau này có rời xa thân tứ đại mẹ được toại nguyện tâm mình về với Phật cảnh như mẹ vẫn cầu nguyện trong mỗi đêm về bên căn nhà nhỏ giữa xóm núi nên thơ. 

Chúc mẹ luôn bình an và khỏe mạnh, con cháu luôn quây quần và phụng dưỡng mẹ lúc tuổi cao sức yếu. Đúng như tục ngữ vẫn nói: “Trẻ cạy cha, già cạy con”. Mỗi chúng ta nếu ai đang còn cha mẹ, kể cả đang bận làm ăn kinh tế, hay tha phương cầu thực thì đêm đêm hãy quán tâm nhớ lại lúc cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng mình cực nhọc biết bao. Để có hôm nay chúng ta không được phép quên công ơn cha mẹ sinh ra ta và nuôi dưỡng ta lớn khôn. Nước mắt chảy xuôi nhưng đạo lý chảy ngược; cha mẹ là bồ tát hiện tiền giữa cuộc đời, độ cho chúng ta bước qua muôn vàn gian khổ và vững bước đi trong cuộc đời.

Nguyễn Tuấn xin  tri ân đến bạn đọc và gia đình mẹ chút tình cảm qua bài thơ sau:

Người Mẹ xóm núi…

Con tới nơi đây một buổi chiều,
Nắng vờn trong gió lặng vào thu.
Xóm tây xao động điều sâu lắng,
Dáng mẹ ngồi đây vọng tiếng cầu.

Con tới nơi đây bao mến thương,
Đến ngồi bên mẹ nắng còn vương,
Chiều nay xóm núi lung linh nắng.
Có mẹ đời vui giữa vô thường.

Mẹ chín mươi tròn vẫn ước ao,
Đường tiên, nẻo Phật bước thanh tao.
Lòng về cõi phật nương sen báu,
Rẽ cánh buồm trương nhẹ bước vào.

Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn đau,
Bởi tuổi đã cao, sức đã mòn.
Nhưng mẹ vẫn còn bao ước nguyện,
Còn con bên mẹ lúc đìu hiu.

Mẹ ở kề lưng xóm Lý Tây,
Rừng chen bóng lá, lá chen hoa.
Thăng Bình con đến bên lòng mẹ, 
Thấy cả tình thương bao chứa chan.
(Nông cống, chiều cuối Thu năm 2018)

Nguyễn Tuấn

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thế nào gọi là pháp sư?

Phật giáo thường thức 09:37 25/11/2024

Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?

Tăng là gì? Tăng có từ bao giờ?

Phật giáo thường thức 08:00 25/11/2024

Hỏi: Thưa Thầy, Tăng là gì, một tỳ kheo có được gọi là Tăng không? Và Tăng có tự bao giờ?

Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?

Phật giáo thường thức 17:08 24/11/2024

Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.

Giải thích các cõi trong lục đạo

Phật giáo thường thức 16:00 24/11/2024

Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?

Xem thêm