Thế nào gọi là pháp sư?
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Phật bảo Tỳ-kheo:
- Lành thay! Lành thay! Nay ngươi muốn biết những gì mà Như Lai đã nói về nghĩa pháp sư phải không?
Tỳ-kheo bạch Phật:
- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.
Phật bảo Tỳ-kheo:
- Hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ, Ta sẽ vì ngươi mà nói.
Phật bảo Tỳ-kheo:
- Nếu người nào đối với sắc mà nói pháp khiến sanh ra yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh, thì đó gọi là pháp sư. Nếu người nào đối với thọ, tưởng, hành, thức mà nói pháp khiến sanh yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh, thì gọi đó là pháp sư. Đó cũng gọi là những gì mà Như Lai đã nói về pháp sư.
Tỳ-kheo kia sau khi nghe những lời Phật dạy, phấn khởi vui mừng, lạy Phật mà lui”.
(Kinh Tạp A-hàm, kinh số 26)
Theo Thế Tôn, vị pháp sư nói gì cũng không ra ngoài năm uẩn. Bởi năm uẩn bao hàm hết tất cả vũ trụ, thế giới và nhân sinh. Quan trọng nhất là, nói pháp làm sao để người nghe đối với năm uẩn ‘khiến sanh ra yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh’. Cụ thể, nhờ nghe pháp mà tham sân si phiền não rơi rụng bớt khiến cho thân tâm trở nên nhẹ nhàng hơn. Người thuyết pháp được như thế thì mới gọi là pháp sư.
Mới hay, chấp thủ năm uẩn là vô minh phiền não hằng trói buộc chúng sinh luân hồi sinh tử. Để bước ra khỏi dòng xoáy miên viễn này cần thành tựu tuệ giác ‘năm uẩn đều không’, tháo tung các trói buộc. Bậc pháp sư phải khéo thuyết để trao truyền cho thính chúng tuệ giác ‘qua bờ’ này. Thiện thuyết là khiến cho hội chúng thấy rõ sắc (thọ, tưởng, hành, thức) là vô thường, khổ, duyên sinh, vô ngã mà ‘yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh’.
Thế nên, tất cả bốn chúng đệ tử Phật cần học, hiểu, thực hành, giảng nói và trao truyền Chánh pháp. Những ai nói lên được tinh túy của Chánh pháp là ‘năm uẩn đều không’, ‘khiến sanh ra yểm ly, ly dục, diệt tận, tịch tĩnh’ với năm uẩn mới đích thị là pháp sư. Vị này đã nói lên được những điều mà Thế Tôn muốn nói, trao truyền được những điều mà Thế Tôn muốn trao truyền. Nên có không ít người luôn nghĩ rằng mình là pháp sư nhưng thực sự chỉ là người nói kinh, giảng pháp, chỉ tương tợ pháp sư mà thôi. ‘Những gì mà Như Lai đã nói về pháp sư’ trong pháp thoại thật quá rõ ràng. Vấn đề là chúng ta phải phấn đấu thật nhiều để xứng đáng với danh xưng pháp sư, nói pháp đúng như những gì Thế Tôn đã dạy.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Xem thêm