Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 16/03/2022, 01:11 AM

Nét đẹp trong văn hóa lễ chùa đầu năm

Đi lễ đầu năm tại các đền, chùa vốn là một nét đẹp văn hóa của người Việt từ xưa đến nay. Vẫn phong tục đó nhưng năm mới Nhâm Dần 2022 này người dân đi lễ 'trong trạng thái bình thường mới'.

Thái Nguyên có nhiều đền, chùa lớn với những huyền tích thiêng liêng, thu hút đông đảo du khách thập phương đến chiêm bái vào dịp đầu Xuân để cầu mong những điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới và tìm những giây phút bình yên, xua tan những lo toan trong cuộc sống thường ngày.

Có mặt tại một số cơ sở thờ tự, tín ngưỡng lớn trên địa bàn tỉnh dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022 này, chúng tôi nhận thấy ý thức tự giác của mỗi người dân, du khách được nâng lên nhiều. Hầu như không còn xảy ra tình trạng chen lấn, xô đẩy và những hình ảnh chưa đẹp như: Ăn mặc phản cảm, cách cư xử, nói năng… thiếu văn hóa giữa chốn đông người nữa. Thay vào đó là hình ảnh du khách trong những bộ trang phục lịch sự, nhã nhặn, thực hiện đầy đủ quy định của mỗi điểm đến.

Du khách đi lễ đầu năm thực hiện tốt 5K.

Du khách đi lễ đầu năm thực hiện tốt 5K.

Chúng tôi cũng nhận thấy, người dân đi lễ đơn giản hơn, đồ lễ rất nhẹ nhàng, chủ yếu là hương hoa, cỗ ngọt (bánh kẹo, hoa quả). Thay vì thắp nhiều hương, nhiều người chỉ chắp tay, thành tâm cầu nguyện. Lời khấn cũng ngắn gọn đơn giản, tự khấn. Chính vì thế, đi lễ ở các chùa, đền dù đông nhưng trật tự, không gây tâm lý vội vàng, mỏi mệt cho người đi lễ.

Anh Liểu Mai Sâm, phường Chùa Hang (T.P Thái Nguyên), cho biết: Tôi làm việc ở T.P Vũng Tàu, năm nào cũng về quê ăn Tết và đi lễ đầu năm ở một số chùa, đền trong tỉnh. Trước kia ở các chùa, đền lớn thường hay có tình trạng chen lấn, đông đúc. Năm nay, tôi thấy đã có nhiều thay đổi tích cực. Ban quản lý các chùa, đền đã chú trọng hơn đến việc trang hoàng cảnh quan và người dân đến chùa, đền để vãn cảnh nhiều hơn là hành lễ. Những nguyện cầu vì thế cũng trở nhẹ nhàng, thanh tịnh hơn.

Lễ chùa là một nét đẹp văn hóa đầu năm của người Việt.

Lễ chùa là một nét đẹp văn hóa đầu năm của người Việt.

Còn ông Nguyễn Thành Vinh, xóm Ba Quà, xã Văn Hán (Đồng Hỷ), nói: Trước khi vào khu vực chính của chùa Hang (T.P Thái Nguyên), tôi được nhân viên y tế hướng dẫn khai báo y tế bằng quét mã QR rất nhanh và tiện lợi. Vì thế không xảy ra tình trạng tắc nghẽn, chen lấn. Các khu vực trong Chùa đều có biển hiệu nhắc nhở người dân đeo khẩu trang, thực hiện 5K. Nhìn chung, công tác phòng, chống dịch được bảo đảm, giữ an toàn cho du khách thập phương khi đi lễ chùa.

Cùng với ý thức tự giác của du khách, tại các cơ sở thờ tự tín ngưỡng, chúng tôi cũng nhận thấy rõ sự vào cuộc tích cực của ngành Văn hóa, các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương.

Mỗi cơ sở thờ tự đều đặt các biển hướng dẫn về xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc đi lễ; gắn biển nội quy, những điều nên và không nên làm để du khách nghiên cứu và thực hiện như: Ăn mặc lịch sự, ứng xử lịch thiệp, tôn trọng pháp luật, bảo vệ cảnh quan môi trường… Số điện thoại đường dây nóng để du khách kịp thời phản ánh khi cần cũng được công khai tại đó.

Ban quản lý các di tích, các cơ sở thờ tự cũng chủ động phổ biến cho người dân tuân thủ quy định, nội quy. Đối với những trường hợp cố tình vi phạm hoặc sử dụng trang phục phản cảm khi đến các di tích thì được nhắc nhở, thậm chí đề nghị du khách không vào đền, chùa nhằm đảm bảo sự tôn nghiêm tại những nơi tâm linh…

Đại đức Thích Chúc Tiếp, Phó Ban kiêm Chánh Văn phòng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Nguyên cho biết: Trong 2 năm qua, do dịch bệnh nên sinh hoạt văn hóa tâm linh của người dân cũng hạn chế. Tuy nhiên, khi không đến được chùa, người dân có thể cầu nguyện ở nhà bằng việc thắp hương vái vọng và tâm niệm những điều Phật dạy. Mọi người chỉ cần làm theo những lời Phật dạy như: Sống từ bi hỷ xả, biết yêu thương, biết tha thứ, biết tránh điều ác, làm điều lành… Ngược lại, nếu không tâm niệm và hành động như vậy, dù phật tử có hành hương hàng vạn dặm, có quỳ mỏi gối trước những ngôi chùa kỳ vĩ cũng không thể có quả phúc viên mãn…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm