Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 30/01/2022, 09:29 AM

Những điều cần lưu ý khi đi lễ chùa ngày xuân

Rất mong quý Phật tử lấy Chánh Kiến làm trọng. Dùng Phật pháp soi lại ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình, như thế sẽ biết được họa phúc trong tương lai.

1. Kiêng sát sanh đầu năm: Mùng một tết nên ăn chay, đi chùa, tích phước cho cả năm được bình an.

2. Không đốt vàng mã: nên lấy tiền đó làm phước, nếu thuận theo phong tục, phải hạn chế tối đa.

3. Không nên thắp nhang nhiều: Phật chứng là chứng cái tâm thành của chúng ta, chứ Phật không đếm số lượng cây hương mà chứng giám. Nếu nhà chùa có lư hương ngoài sân, quý vị nên thắp tại đó và sau đó vào chùa lạy Phật, cúng dường.

4. Nhét tiền vào tượng Phật: Nếu muốn cúng dường, nên cúng thẳng vào thùng phước điền, số tiền lớn nhỏ tuỳ theo khả năng mình. Đừng chia nhỏ ra, nghĩ rằng nhét càng nhiều tượng là mình càng có phước. Trái lại, làm vậy là mang tội bất kính với Tam Bảo.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

5. Hái lộc xuân: Thiệp lì xì trong chùa mang tính cách tượng trưng, dù vậy đã được chư tăng chú nguyện gia trì, không nên khởi tâm phân biệt ít nhiều, tự tiện lấy nhiều bao đem về.

6. Hái lộc giao thừa: Phần nhiều dịp Tết chư Tăng đều phát Lộc, lì xì trực tiếp cho Phật tử và khách du xuân đến viếng chùa- Cây cối quanh chùa là nơi chư thiên, quỷ thần, vong linh trú ngụ, đến chùa tự ý bứt bẻ cây lá mang về là phá hoại chỗ ở của họ , vô tình mà phạm lỗi với họ. Thực tế việc làm này là theo phong tục, hủ tục, chỉ gây xâm hại môi trường cây cảnh, chứ chẳng mang chút Phước, chút Lộc gì về cho mình đâu!!

7. Dùng tay xoa tượng Phật vuốt đầu: họa phước là do mình tạo. Muốn bình an mạnh khỏe, tấn lộc, tấn tài là phải Tu. Dùng tay xoa tượng chỉ làm bôi bẩn và hư tượng Phật mà thôi, không hiểu gì, chỉ nhìn người khác làm rồi làm theo, đó là mê tín .

8. Không được mang dép người khác: Vào chùa lễ Phật, sắp đôi dép cho ngay, không được cố ý mang dép người khác về nhà, đó là trộm cắp, tham của người khác, Phật trời nào chứng cho.

- Phật dạy:

” Nhân nào quả nấy”;

“ Ai trồng dưa ăn dưa, trồng đậu ăn đậu”;

“ thiện có thiện báo, ác có ác báo”.

Chẳng thể dựa vào phong thủy, thánh thần mà trọn mong quả phúc. Nếu y theo đó, chẳng tự tu sửa, bỏ ác làm lành đều là mê tín. Do đó, rất mong quý Phật tử lấy Chánh Kiến làm trọng. Dùng Phật pháp soi lại ba nghiệp thân, khẩu, ý của mình, như thế sẽ biết được họa phúc trong tương lai.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm