Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 11/02/2022, 17:43 PM

Ngày Xuân đi lễ chùa

Sau Tết âm lịch, dân ta thường đi vãn cảnh chùa. Hợp với câu ca xưa: Tháng Giêng là tháng ăn chơi, thì đi chùa chiền là cái nếp vốn lâu đời của ta.

Chùa Quán Sứ, Hà Nội

Chùa Quán Sứ, Hà Nội

Tôi nhớ thuở nhỏ thường được mợ tôi dẫn tới các ngôi chùa quanh Hà Nội như Hai Bà, Quán Thánh hay Quán Sứ… Trong tâm thức ngây thơ của tôi hồi ấy thì mợ tôi thường cầu bình an, khỏe mạnh; còn với tôi, bà dẫn đến chùa Quán Sứ - nơi có hình ảnh vẽ địa ngục và dọa “những trẻ hư, người ác sẽ bị đọa xuống đây”. Cậu tôi thì lại khác, là trí thức Tây học, ông cũng nghiên cứu đạo Phật nên quan niệm “Phật tại tâm”.

Ông suốt đời hiền lành, nổi tiếng là người hiền từ thời học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương nên có biệt danh là Thiệu Hiền, Thiệu Kỹ. Tôi lớn lên và cũng ít nhiều tham cứu vài pho sách Phật, theo hiểu biết của tôi thì chùa chiền không chỉ là nơi Phật ngự mà còn là chốn các bậc sư tăng tu tập và bầy đặt một hình thức nhất định để thiện nam tín nữ lấy chốn đó mà an tịnh để phạt ngộ, tức là, dành cho những người không chủ động giác ngộ mà phải nương nhờ vào một hình thức nhất định để tỉnh thức.

Bằng những kinh nghiệm tâm lý nhất định và bằng sự thẩm thấu văn hóa lâu đời, các nhà kiến trúc dân gian Việt Nam - mà tinh túy tập trung trong các tri thức cổ nằm trong nhân dân - đã tạo ra hệ thống từ kiến trúc nhà cửa đến cảnh quan, tượng đài và họ cũng đã tạo nên không khí trang nghiêm trong các ngôi chùa. Những điều ấy cộng với sự thanh tịnh của hương nhang vô hình chung tác động vào tâm lý, tạo sự an yên cho người đi lễ chùa. Thực chất, Phật không có gì để cho ai, với triết lý sống thiện căn, đạo Phật chỉ cho người ta tìm sự bằng an, hạnh phúc ngay trong cuộc sống hiện tại. Ngoài ra, Phật cũng không sở hữu gì thuộc về yếu tố vật chất để ban bố, trao tặng…

Những điều lưu ý khi đi lễ chùa đầu xuân

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Nhà nước ta bấy nay tự do tôn giáo, vì thế, không ngăn cản nhân dân đến với đạo Phật. Nhưng do hiểu biết về Phật giáo còn hạn chế, người ta thường lầm lẫn Phật giáo với Đạo giáo du nhập từ Trung Hoa nên thành ra mê tín. Rất nhiều hiện tượng dở khóc dở cười khi chứng kiến “ngàn lẻ một” kiểu hành lễ nơi cửa Phật: Nào là nhét tiền vào tay Phật thay vì cung tiến tấm lòng hay chút ít dầu đèn để có tiền xây dựng, sửa chữa, trùng tu chùa, hoặc để nhà chùa có tiền làm thêm điều thiện nguyện; nào là trăm ngàn lời cầu xin buôn may bán đắt, quan tước, bổng lộc, thậm chí cả buôn gian bán lận các mặt hàng quốc cấm… Tất cả những điều ấy trái với phong tục tốt đẹp đã có từ lâu trong mùa xuân của văn hóa truyền thống Việt về vãn cảnh chùa.

Mùa xuân năm Nhâm Dần đã tới, đi vãn cảnh chùa, lễ chùa là một hành vi tốt đẹp và nó chỉ tốt đẹp khi tới nơi đấy thấy lòng ta an tĩnh, ta cầu mong một năm an lành tốt đẹp đến với chính mình và với muôn nhà. Ta thắp nén hương lên cầu cho ta diệt bớt tham sân si và chiến thắng những sự tiêu cực trong cái ngã của chính mình. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Xem thêm