Người Tây Tạng tiến hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu di truyền Bắc Kinh, người Tây Tạng có tốc độ tiến hóa nhanh nhất trong lịch sử nhân loại.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng những người Tây Tạng phát triển những loại gen giúp họ có thể thích nghi với bầu không khí loãng trên cao nguyên Tây Tạng. "Đây là tộc người có tốc độ biến đổi gen nhanh nhất được ghi nhận trong lịch sử tiến hóa của loài người”, tiến sĩ Rasmus Nielsen, giáo sư sinh vật học thuộc trường đại học California (Mỹ) và là người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết.
Theo những nghiên cứu khoa học, người Tây Tạng và người Hán Trung Quốc đã bắt đầu sống tách biệt nhau cách đây khoảng 3.000 năm. Trong khi người Hán định cư ở các vùng đồng bằng màu mỡ, người Tây Tạng đã di cư tới các cao nguyên quanh dãy Himalaya để sinh sống.
Người Tây Tạng đã nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống ở độ cao trên 4.000 mét so với mặt nước biển và nồng độ khí ôxy trong không khí thấp hơn 40% so với các vùng đồng bằng. Ở độ cao như thế này, những người bình thường cảm thấy mệt mỏi nhanh chóng, thường xuyên bị đau đầu, khó thở, nhưng người Tây Tạng không gặp phải những vấn đề này.
Khả năng thích nghi kỳ diệu của những người Tây Tạng được các nhà khoa học lý giải là do họ sở hữu một loại gen có tên là EPAS1. Loại gen này giúp tạo ra một loại protein có khả năng điều chỉnh lượng ôxy trong cơ thể và quá trình trao đổi chất để thích nghi với điều kiện không khí loãng.
Các nhà khoa học đã so sánh sự biến đổi gen của những người thuộc 2 ngôi làng trên cao nguyên Tây Tạng và những người dân đang sống ở Bắc Kinh so với những tổ tiên của họ cách đây 3.000 năm. Kết quả cho thấy rằng sự khác nhau về gen của những người ở Bắc Kinh chỉ là 9% trong khi đó, những người sống ở Tây Tạng là 87%. “Đây là một sự khác biệt vô cùng lớn”, tiến sĩ Nielsen nhận định.
Tuy nhiên, một số nhà khoa học cho rằng chưa thể xác định chính xác thời gian phân tách của tộc người Tây Tạng và người Hán Trung Quốc. Vì nhiều bằng chứng trước đó cho rằng những người đầu tiên di cư lên Tây Tạng cách đây khoảng 6.000 năm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tượng đài Hòa thượng Thích Minh Châu sẽ được xây dựng tại Đại học Nalanda
Quốc tế 10:00 03/11/2024Đây không chỉ là biểu tượng tri ân những đóng góp của Hòa thượng mà còn góp phần củng cố mối quan hệ giữa hai nước. Buổi gặp mặt tạo nên nền tảng vững chắc, hướng tới sự phát triển lâu dài của giáo dục.
Nhà vua và hoàng hậu Thái Lan dâng áo choàng Kathin lên chư Tăng
Quốc tế 10:39 28/10/2024Chiều 27/10, một đoàn rước thuyền hoàng gia uy nghi, tráng lệ diễu hành trên sông Chao Phraya ở thủ đô Bangkok khi Quốc vương và Hoàng hậu trao tặng áo choàng Kathin truyền thống cho các nhà sư Phật giáo tại chùa Bình Minh (Wat Arun).
Khám phá chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn ở Tân Cương
Quốc tế 09:20 20/10/2024Chùa Đại Phật Hồng Quang Sơn nằm trên núi Hồng Quang, phía Bắc Urumqi, thủ phủ Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương. Đây là ngôi chùa Phật giáo Hán truyền lớn nhất ở phía Tây Bắc Trung Quốc.
Thủ tướng Ấn Độ tham dự lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp)
Quốc tế 10:54 19/10/2024Ngày 17/10, tại Trung tâm Hội nghị Vigyan Bhawan của Chính phủ Ấn Độ ở New Delhi, Thủ tướng Shri Narendra Modi đã tham dự sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) và công nhận tiếng Pali là ngôn ngữ cổ.
Xem thêm