Tìm thấy vị Phật tái sinh 9 tuổi ở Mininesota
Truyền thống tái sinh là một giáo lý quan trọng trong Đạo Phật ở Tây Tạng. Và, khi một vị lãnh đạo tinh thần, hoặc là một vị Lạt ma qua đời, thì sẽ có một quá trình phức tạp để xác định sự tái sinh của họ.
Giống như bất kỳ cậu bé lớp 4 nào, cậu bé Jalue Dorje thích bóng đá, bơi lội và thẻ Pokemon. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các cậu bé 9 tuổi khác, cậu bé được xác nhận bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, cho rằng cậu là sự tái sinh của một vị Lạt ma cao cấp nổi tiếng đã mất cách đây chín năm.
Người được xác định là vị Lạt ma tái sinh thường là một cậu bé còn nhỏ tuổi. Cách đây vài năm, có một vị Lạt ma còn trẻ như vậy đã được xác định, ở một nơi rất xa cách với nguồn gốc Himalayas của cậu (ở cao nguyên trên dãy núi Hy Mã Lạp Sơn). Đó là một cậu bé với đầu cạo trọc và khuôn mặt có hình dạng như mặt trăng đang tụng vang lời cầu nguyện của người Tây Tạng.
Căn phòng ngủ của các cậu bé đã được người cha biến thành một phòng cầu nguyện lộng lẫy. Tại đây, đứa trẻ từ 5 tuổi đã từ bỏ phim hoạt hình và đồ chơi của mình để học kinh sách và học cách cầu nguyện theo cách của Phật giáo.
Cậu ngồi trên chiếc ghế trang trọng, và bố của cậu ngồi khoanh chân trên sàn nhà, phía dưới con trai mình. Jalue Dorjee, không phải là một cậu bé bình thường.
Theo các nhà chức trách cao nhất của trật tự Phật giáo Tây Tạng, cậu là tái sinh của tâm trí và cơ thể của một Lạt ma, một đạo sư tâm linh, người đã qua đời ở Thụy Sĩ sáu năm trước. Jalue Dorjee đã được công nhận là tái sinh của Takshem Karma Yongdu Choekyi Nima, một Lạt ma cao cấp nổi tiếng hoặc lãnh đạo tinh thần đã qua đời cách đây 9 năm và là tái sinh đời thứ 8 của đức Lạt Ma gốc: Takshem Lama. Takshem Lama là một nhà lãnh đạo tinh thần Phật giáo trong Thế kỷ 16.
Cho dù ở nước Mỹ xa xôi, nhưng những người dân gốc Tây Tạng ở đây luôn duy trì sinh hoạt của những Phật tử mộ đạo. Họ luôn tụng chú, giống như chúng ta thường nghe thấy từ một tu viện theo truyền thống Himalayas, hơn là từ một vùng ngoại ô ở Mineapolis, trong khu của một tầng lớp lao động.
Tuy nhiên, đây là vùng Columbia Heights, ở tiểu bang Minnesota, cậu bé 9 tuổi Jalue Dorje đã được dạy bảo bởi bố cậu, bắt đầu một ngày bằng thói quen đọc các bài thần chú của Phật Giáo Tây Tạng.
Một lát sau đó, có một vị thầy giáo tình nguyện đến nhà cậu, dạy cậu viết thư pháp các kinh điển cổ xưa của Tây Tạng, qua lối diễn dịch hiện đại. Thầy giáo tên là Thinly Worser nhận xét: "Cậu bé nầy thật sự rất ham học hỏi, ngay cả khi tôi biết cậu đang mệt mỏi, nhưng cậu lại nói là chưa mệt. Rồi cậu nói là cậu muốn học tiếp tục. Vì vậy, đây cũng là động lực thúc đẩy tôi dạy cậu bé học"
Jalue Dorje đã được công nhận là sự tái sinh của Takshem Karma Yongdu Choekyi Nima, một vị Lạt ma cao cấp nổi tiếng, và cũng là một vị lãnh đạo tinh thần, đã mất cách đây chín năm. Cậu bé sẽ là sự tái sinh lần thứ tám, tính từ vị Lạt ma Takshem đầu tiên, vị nầy đã sống vào thế kỷ thứ 16.
Theo truyền thống Tây Tạng, quá trình công nhận một sự tái sinh có nhiều điều khác biệt, tùy theo hoàn cảnh. Các vị đạo sư tiên đoán từ các tín hiệu khác nhau. Trong trường hợp của Jalue Dorje, đấy là giấc mơ của một vị trưởng lão đã đến thăm căn nhà của Jalue ở tiểu bang Minnesota, nơi đó là một trong 3000 căn nhà của người Mỹ gốc Tây Tạng, nơi mà có cộng đồng Tây Tạng lớn thứ nhì chỉ sau tiểu bang ở Nữu Ước (New York).
Trong giấc mơ nầy của trưởng lão, các con hổ chạy khắp nơi trong ngôi nhà của Jalue. Đây là đầu mối quan trọng trong việc đi tìm kiếm sự tái sinh của Lạt Ma Takshem.
Các vị Lạt ma Takshem, họ thường hay mặc váy da hổ. Sau đó, tôi cũng nghĩ rằng, có thể vị Lạt ma Takshem đã qua đời những năm trước đây, và mọi người đang cố gắng đi tìm sự tái sinh của ông.
Câu hỏi là Jalue Dorje có đúng là vị Lạt ma nầy tái sinh không, đã được trình lên tới Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của Phật Giáo Tây Tạng.
Sau đó, sự tiên đoán của Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị Lạt ma cao cấp khác cũng giống như nói trên, do đó, nguồn tin nầy đã được khẳng định.
Nếu giống như là những ngày xa xưa, cậu bé nầy sẽ được đưa đến một tu viện ở Tây Tạng, hoặc là đến Ấn Độ theo thời bây giờ, nơi mà Đức Đạt Lai Lạt Ma và hàng ngàn đệ tử theo ngài, đã sống lưu vong kể từ năm 1959.
Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị rằng sự giáo dục trong tu viện của Jalue được trì hoãn lại, cho đến khi nào cậu bé nầy lớn hơn một chút. Vị lãnh đạo tinh thần đã nhấn mạnh rằng, người dân Tây Tạng và tất cả các Phật Tử nên sắp xếp lại sự khác biệt giữa hệ thống tin tưởng truyền thống và hiện đại. "Tôi luôn luôn mong mỏi Phật Tử chúng ta sẽ là các Phật Tử của thế kỷ 21".
Đối với Jalue Dorje, một mặt cậu bé sẽ sống trong các nghi thức và kinh điển (Phật Giáo Tây Tạng), và một mặt khác, cậu có một nếp sống khá điển hình của một cậu bé sống ở tiểu bang Minnesota trong thế kỷ thứ 21.
Bóng đá và bơi lội là hai thú tiêu khiển yêu thích của cậu, và cùng với các trò tiêu khiển ít vận động khác như là dùng tai nghe (headphones) và máy vi tính xách tay. Trong vài năm tới sẽ có nhiều thay đổi đáng kể, một khi cậu đến sống tại một tu viện theo truyền thống Himalayas, mặc dù ngày giờ chính xác vẫn chưa được xác định.
Sau khoảng 10 năm cậu bé sống ở Ấn Độ, cậu sẽ trở về Minnesota như là một nhà lãnh đạo tinh thần. Khi được hỏi: "Lớn lên, khi hoàn tất việc học Phật giáo Tây Tạng, cậu nghĩ cậu sẽ làm gì cho mọi người?
Jalua Dorje trả lời: "Tôi sẽ cầu nguyện cho họ và tôi sẽ tụng kinh cho họ". Các bài kinh sẽ giúp mọi người cảm thấy an lạc.
Theo nhà báo Fred De Sam Lazaro: "Trong khi thế giới hiện đại đang có quá nhiều trò tiêu khiển, không phải vị Lạt ma trẻ tuổi nào cũng dễ thực hành sống từ bi qua thiền định và phục vụ cho người khác".
Với cha mẹ của Jalua, đây là một áp lực. Bởi họ vốn là những người làm lao công dọn dẹp tại vùng Minneapolis. Là những Phật tử thuận thành, họ nói rằng, họ vinh dự và kinh ngạc khi hiểu con mình là vị Lạt ma tái sinh, thậm chí tự hào xúc động khi điều này khiến cho họ được diện kiến đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bà mẹ Dechen Wangmo, cho biết: "Trong vòng 40 năm qua, đây là lần đầu tiên tôi được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma. Điều này khiến tôi thấy cảm xúc sâu sắc trong lòng, bởi với một người dân bình thường thì tôi chưa bao giờ nghĩ mình có dịp được gặp Ngài".
Cha của đức Lạt ma tái sinh nói: "Tôi cảm thấy hạnh phúc vì con trai mình có cơ hội để học hỏi về thế giới hiện đại cũng như trí tuệ của Phật giáo phương Đông, kết hợp ngay từ ấu thơ. Đây là điều tốt đẹp nhất đời tôi."
Cha mẹ của Jalue thường khuyến khích con cái mình học kinh điển giống như chiến lược vậy. Nếu mỗi lần cậu bé nhớ và học thuộc một bộ kinh điển, cậu sẽ được mua một món đồ chơi ở tiệm Target hoặc một bộ thẻ Pokemon là món đồ chơi cậu ưa thích.
Hiện tại, cậu bé đang học hỏi để có sự cân bằng trong cuộc sống, thậm chí các bổn phận nghi lễ đang được thêm vào sinh hoạt hàng ngày của cậu.
Vào ngày sinh nhật vị Karmapa Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần quan trọng, Jalue Dorje đã mang theo 1 cuốn sách
quen thuộc với các học sinh tiểu học. Đó là cuốn "Nhật ký một đứa bé nhút nhát: Ngôi trường xưa". Khi được hỏi: Cậu có mang theo thẻ Pokemon hay không, cậu bé hồn nhiên trả lời: "Có, cháu có lén mang theo". "Cậu có sợ cha biết được không?" "Dạ không". Vậy đây là điều bí mật giữa cậu và các khán giả truyền hình và cậu đã giữ lời hứa, tập trung chú tâm vào buổi lễ kéo dài ba tiếng đồng hồ mà không hề mang bộ Pokemon ra nghịch lần nào.
Jalue được cho là một trong số rất ít hiện thân của các vị Lạt ma tái sinh - và là người đầu tiên sinh ra ở Minnesota, nơi có dân số Tây Tạng lớn thứ hai ở nước này. Khi mang thai, mẹ của Jalua cho biết cô cảm thấy có điều đặc biệt ở đứa trẻ này, đó là sự an bình trong cơ thể cô và những giấc mơ liên tục xuất hiện.
Ví dụ có lần cô cảm thấy có một con voi lớn xuất hiện cùng vài con nhỏ xung quanh. Chúng tới phòng cầu nguyện của gia đình tôi và vào trong phòng rồi biến mất.
Người cha cũng luôn có những giấc mơ sống động, mang tính biểu tượng vào thời điểm đó, anh thấy nhiều Lạt Ma được bao quanh bởi những bông hoa hướng dương rực rỡ.
Tsegyal phải dạy con trai mình trước khi họ chia tay nhau, sẽ tới thời gian vị tái sinh này sẽ về Ấn Độ để học tập. Từ cách mặc áo choàng tu sĩ đúng cách, cách đi và cách ngồi. Đôi lúc, Tsegyal cảm thấy choáng ngợp trước bổn phận của mình.
Nếu như ở trường học, vị tái sinh 9 tuổi này chỉ là học sinh bình thường, nhưng tại trung tâm Tây Tạng địa phương, cậu được nhìn nhận với sự kính trọng và kính nể. Vào ngày sinh nhật, cậu được giới thiệu là một vị rinpoche, nghĩa là một người có địa vị quý giá. Toàn trường hát mừng sinh nhật bằng tiếng Tạng, cuối cùng, hiệu trưởng của trường cúi xuống, và chạm trán vào Jalua để nhận phước lành từ vị Lạt ma nhỏ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm