Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 12/09/2020, 12:09 PM

Người thật sự niệm Phật sẽ có tướng mạo đoan chánh

Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tánh đức của mình, người ngoài vừa nhìn vào thì liền thấy ngay gương mặt của họ rất sáng sủa, giống như đang phóng quang vậy, tướng mạo thì vô cùng đoan chính, vô cùng quân tử...

Thân tướng ngày một tốt đẹp lên nhờ niệm Phật

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Trong Tịnh Độ Tam Kinh nói cho chúng ta biết về hình tướng của tất cả chúng sanh ở Tây Phương Thế Giới đều tương đồng. Đây là việc rất bất khả tư nghị. Ở thế giới của chúng ta đây tìm được 2 người tướng mạo y như nhau rất chẳng dễ, rất khó tìm được. Tại sao tướng mạo mọi người lại khác nhau? Trước hết chúng ta cần phải tìm hiểu xem tướng là từ đâu mà đến?

Hiện nay trong y học nói tướng mạo là do di truyền, con cái đều giống cha mẹ là do di truyền từ cha mẹ. Điều này trong Phật pháp thì giảng không thông. Phật pháp nói thế nào?

Tướng là do tâm biến hiện ra

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Điều này rất có đạo lý. Bởi vậy nên tướng mạo con người khác nhau, tức là do tâm của họ khác nhau. Qua đây, chúng ta mới biết tại sao tất cả mọi người ở Tây Phương Cực Lạc tướng mạo đều y như nhau? Đó là vì người nào cũng đều niệm, đều nhớ nghĩ A Di Đà Phật cả. Cho nên, bất cứ người nào đi đến Tây Phương Cực Lạc thì tướng mạo kia đều rất giống A Di Đà Phật, là sự thật như thế đó.

Người thế gian chúng ta, con cái lúc còn nhỏ nhìn thấy rất giống cha mẹ là bởi vì chúng suốt ngày chỉ tưởng niệm đến cha mẹ. Đến khi lớn lên chúng không tưởng niệm đến cha mẹ nữa, thì tướng mạo của chúng sẽ dần dần biến đổi, nhìn vào không còn thấy chúng giống cha mẹ nữa. Điều này rất đúng với câu: tướng tùy tâm chuyển.

'Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt' là thế nào?

Tướng tuỳ tâm chuyển

Cho nên, chúng ta bắt đầu từ chổ này mà tỉ mỉ quan sát trong xã hội ngày nay, những người chuyên cướp của giết người, vẻ bề ngoài của họ nhìn vào rất hung ác, đó là do cái tâm họ ác nên biến hiện ra cái tướng hung ác vậy. Cũng có nhiều người nhìn vào cái dáng vẻ của họ rất không đoan chính, khi họ đối diện với người khác rất dễ khiến người khác khởi lên các ý niệm dâm dục, đó là bởi vì trong tâm của họ luôn nghĩ đến dâm dục, nên hiện ra cái tướng bên ngoài không đoan chính. Hoặc có những người tâm tham lam rất nặng, gặp bất cứ cái gì cũng tham, thì liền hiện ra dáng vẻ bên ngoài là tham lam. Hoặc có người tâm sân giận rất lớn, đụng chuyện gì dù là nhỏ nhặt cũng rất dễ khiến cho họ nổi sân hận, thì hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là sân hận hung ác. Dù cho họ có khéo che đậy đến đâu đi nữa, thì cũng chỉ có thể qua mặt được những người bình thường mà thôi, còn đối với người thông minh, người có đạo nhãn vừa nhìn vào thì liền thấy được ngay cái tâm của họ là thiện hay là ác, cho nên họ chẳng có cách nào có thể qua mặt được.

Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tánh đức của mình...Ảnh minh họa.

Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tánh đức của mình...Ảnh minh họa.

Người có khuôn mặt phúc hậu do đâu?

Khi hiểu được cái đạo lý này rồi thì sao ta không tưởng nhớ Phật chứ? Miệng niệm Phật, mắt nhìn tượng Phật, tâm luôn tưởng nhớ đến Phật, khi nhìn lâu rồi, niệm lâu rồi, nghĩ tưởng lâu rồi, thì dung mạo của ta cùng với A Di Đà Phật không sai không khác, đó chính là 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp. Hà cớ gì suốt ngày cứ đi tưởng nhớ đến những chuyện không đâu của thế gian, để rồi trong tâm mọi sự nghĩ tưởng đều trở thành loạn tưởng, tạp tưởng, biểu hiện ra cái dáng vẻ bên ngoài là mệt mỏi, không lành mạnh, không sáng sủa.

Người thật sự niệm Phật, thật sự tu hành, mỗi ngày đều không ngừng trau dồi tánh đức của mình, người ngoài vừa nhìn vào thì liền thấy ngay gương mặt của họ rất sáng sủa, giống như đang phóng quang vậy, tướng mạo thì vô cùng đoan chính, vô cùng quân tử, khiến cho bất cứ người nào khi đối diện với họ đều cảm thấy vô cùng ưa thích. Đây là bởi vì tâm của họ là thanh tịnh, nên biến hiện ra cái dáng bên ngoài là thanh tịnh, là trang nghiêm vậy.

Trích pháp ngữ của Pháp sư Tịnh Không

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bước đầu học Phật: Làm sao tu theo Phật?

Kiến thức 19:00 16/03/2024

Chỉ dạy chúng sanh tu hành thành Phật là bản hoài của chư Phật. Vì trình độ khả năng sai biệt của chúng sanh, không thể đồng tu theo một môn và đồng kết quả như nhau được, Phật phải dạy nhiều phương pháp tu khác nhau. Trong đó đại khái chia làm hai loại: tu còn luân hồi, tu ra khỏi luân hồi.

Mười chuẩn mực đạo đức cơ bản của Phật giáo

Kiến thức 16:17 16/03/2024

Đạo đức Phật giáo y cứ vào giới luật. Nếu xem giới luật là những nguyên tắc đạo đức mang tính bền vững, ổn định, không thay đổi, thì yêu cầu từ thực tiễn đời sống đòi hỏi cần có sự bổ sung những chuẩn mực đạo đức mang tính hỗ tương.

Cảnh giới A Di Đà là chân hay vọng?

Kiến thức 15:28 16/03/2024

Bát-nhã tâm kinh nói: “Tướng không của các pháp không sinh không diệt, không nhơ không sạch, không mắt, tai, mũi…”. Thứ gì là chân thì không tướng, cũng không có chỗ nơi. Nếu có tướng thì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”.

Đọc kinh phải đọc như thế nào?

Kiến thức 10:15 16/03/2024

Dùng phương pháp đọc Kinh để chấm dứt vọng niệm. Không đọc Kinh, vọng niệm rất nhiều. Đọc Kinh nhằm tập trung cái tâm một chỗ, chế tâm nhất xứ. Cũng là nói buông xuống tất cả ý niệm, cung kính niệm bộ Kinh này.

Xem thêm