Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 02/12/2019, 17:15 PM

Người thầy giáo hết lòng vì học sinh Khmer vùng sâu 

Và cứ vài tháng, người thầy ấy lại trích phần lương tháng của mình để mua quà động viên, khích lệ các em học tập, rèn luyện. Người giáo viên đầy tình nhân ái đó là thầy Nguyễn Như Ý, 30 tuổi hiện đang công tác tại trường Tiểu Học Tân Mỹ B.

>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Lời Phật dạy 

Đã hơn 8 năm qua, người dân ấp Trà Mòn, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã rất quen thuộc với hình ảnh một người thầy giáo trẻ đến lớp rất sớm để trò chuyện với học sinh của mình để tìm hiểu, lắng nghe việc tiếp thu bài; nghe các em kể chuyện gia đình để tư vấn, sẻ chia vui buồn. Và cứ vài tháng, người thầy ấy lại trích phần lương tháng của mình để mua quà động viên, khích lệ các em học tập, rèn luyện. Người giáo viên đầy tình nhân ái đó là thầy Nguyễn Như Ý, 30 tuổi hiện đang công tác tại trường Tiểu Học Tân Mỹ B.

Bài liên quan

Tốt nghiệp (khoa Tin Học) trường Đại Học Đồng Tháp năm 2011, người thầy giáo trẻ được phân công về công tác tại vùng quê sâu vô cùng khó khăn. Mỗi ngày anh phải qua sông rộng từ quê nhà đến đây mất hơn 1 giờ. Mùa nắng thì đỡ vất vả nhưng vào mùa mưa thì rất gian nan. Tuy nhiên tất cả đã không ngăn được sự nhiệt tình đầy trách nhiệm của một người thầy với học sinh người dân tộc Khmer của mình.

Thầy Như Y tâm sự: “Lúc đầu về đây tôi cũng ngán ngại lắm vì đường sá xa xôi, đi lại khó khăn. Cạnh đó trường này có trên 80% học sinh người dân tộc, muốn dạy tốt mình phải học “lóm” tiếng Khmer; tìm hiểu một số phong tục tập quán, nếp nghĩ của phụ huynh cùng hoàn cảnh từng em để tiếp cận, gần gũi. Thấy vậy chớ cực “trần thân” lắm. Giờ thì đã quen rồi, thương các em lắm và tôi sẽ phấn đấu công tác tại đây lâu dài”. Anh nói rất vui.

Thầy giáo Nguyễn Như Ý

Thầy giáo Nguyễn Như Ý

Bà Thạch Thị Xô Xa, 55 tuổi xúc động nói: “Gia đình tôi là người Khmer nghèo có một đứa cháu nội đang học ở trường. Ba mẹ nó đi làm mướn tận Bình Dương nhưng cũng không đủ sống. Biết chuyện, thầy Ý thường xuyên tới lui giúp đỡ quần áo, sách vỡ, động viên cháu không bỏ học giữa chừng. Tôi rất mang ơn thầy Ý”.

Tân Mỹ là xã có trên 60% hộ dân là người dân tộc Khmer. Đây cũng là xã còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo còn rất lớn. Từ đó chuyện lo toan cái ăn, cái mặc đã là khó dẫn đến việc cho con em đến trường lại càng khó khăn gấp bội. 

Có một câu chuyện đặc biệt thú vị và hấp dẫn về người thầy tận tâm nầy là trong thời gian công tác tại đây, anh đã tận tâm hướng dẫn học sinh của mình sáng tạo trên 10 mô hình KHKT đã giải thưởng rất cao cấp trường, huyện, tỉnh. Cụ thể như mô hình “Hộp nóng lạnh mini” của em Kim Số Sa Phô đạt giải 2 huyện Trà Ôn năm 2017; mô hình “Máy phát điện mặt trời đa năng” của em Thạch Thị Sóc Sô Phép đạt giải 2 huyện Trà Ôn năm 2018. Mới đây nhất là 2 mô hình do thầy Như Ý tư vấn hỗ trợ đã vinh dự nhận giải nhất và nhì tại cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ Thuật Thanh thiếu niên nhi đồng tỉnh Vĩnh Long năm 2019 làm nức lòng tập thể giáo viên trường nói riêng, ngành giáo dục huyện Trà Ôn nói chung, đó là mô hình “Cây hái trái Sơ ri thông minh” (đạt giải nhì) của em Thạch Thị Sóc Sô Phép và mô hình “ Máy lột vỏ trứng cút tự động” (đạt giải nhất) của em Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi. Đây là ngôi trường vùng sâu của tỉnh Vĩnh Long phá “ kỷ lục” về thành tích đạt cùng lúc 2 giải thưởng cao quý này cùng một lúc, trong đó công lao rất lớn thuộc về thầy giáo Nguyễn Như Ý.

Bài liên quan

Em Thạch Huỳnh Vĩnh Nghi xúc động kể về thầy Như Ý: “Thầy rất tận tâm, thương yêu chúng con, dạy bảo nhiều điều hay lẽ phải. Đặc biệt thầy luôn động viên chúng con trong việc tìm đề tài sáng tạo các mô hình KHKT sao cho mới lạ, gần gũi với đời sống thường nhật. Có gì khó khăn thầy hướng dẫn cách khắc phục rất hiệu quả, nhanh chóng”.

Thầy Như Ý kể thêm: học sinh Khmer vốn có tính năng động, dám nghĩ, dám làm, có rất nhiều ý tưởng mới, độc, lạ. Điều quan trọng là mình động viên các em phát huy ý tưởng đó, tư vấn cách làm nhưng không được làm thay dễ dẫn đến sự ỷ lại, mai một tài năng của các em.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Tân Mỹ B Lâm Thị Nghiệp tự hào nói: “Thầy Ý là đảng viên gương mẫu của chi bộ, nhiều lần nhận bằng khen, giấy khen các cấp về thành tích “ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, đặc biệt nhận giấy khen về việc học tập là theo gương Bác; về thành tích có nhiều công sức hướng dẫn học sinh đạt giải thưởng cao trong sáng tạo KHKT cấp tỉnh. Quan trọng nhất là thầy Ý luôn hết lòng, hết sức với học sinh nghèo, học sinh người Khmer ở vùng quê sâu Tân Mỹ”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phiên chợ 0 đồng tại Điểm an sinh xã hội chùa Thiền Giác (TP.Thủ Đức)

Gieo mầm thiện 15:20 26/04/2024

Sáng ngày 26/4/2024 (nhằm ngày 18/3 ÂL), Thượng tọa Thích Đạo Phước, Ủy viên HĐTS, Phó ban - Chánh Thư ký Ban TTTT TƯGH, trụ trì chùa Thiền Giác (phường Phú Hữu, Tp.Thủ Đức, TP.HCM) kết hợp cùng Uỷ ban MTTQVN phường Phú Hữu tổ chức Phiên chợ 0 đồng chủ đề "Phú Hữu nghĩa tình - Kết nối chia sẻ yêu thương”.

Thấy chú rùa bị bán ở ven đường, cô gái đã vận động giải cứu thành công

Gieo mầm thiện 14:50 26/04/2024

Hôm qua, 25/4 là ngày đặc biệt của Phật tử Giác Sen (quê Nông Sơn, Quảng Nam, đang làm việc tại TP.Đà Nẵng) vì đã cùng những người bạn giải cứu thành công "bạn rùa" đang bị bán để lấy thịt.

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Xem thêm