Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 01/04/2019, 06:05 AM

Thầy giáo lịch sử và Phật giáo Lý - Trần

Trường phổ thông cơ sở Giá Rai A ở huyện lỵ cùng tên (nay thuộc thị xã Giá Rai - Bạc Liêu) cách chợ nhà lồng mấy bước chân và thấp thoáng ngôi chùa Nam Tông Khmer ở phía sau, cơ sở giáo dục phổ thông tích hợp cấp I và II.

>>Góc nhìn Phật tử 

Ký ức về những lớp học xưa

Tôi học phổ thông ở buổi giao thời khi miền Nam mới được giải phóng, mới cũ đan xen, vạn sự còn ngổn ngang lắm...

Chúng tôi không biết gì nhiều về Phật giáo và có lẽ sinh hoạt tôn giáo ngày ấy còn chưa được hanh thông như bây giờ? Cũng không tường, song ít khi nghe nói chuyện đi chùa lễ Phật hay cúng kiến gì, chúng tôi học các môn văn hóa và sinh hoạt Đội TNTP, làm kế hoạch nhỏ...

Bài liên quan

Cận thị nặng, gần như khó nhìn thấy rõ bảng đen, các môn tự nhiên toán lý hóa thành sự tra tấn! Vất vả vươn đến trung bình là mừng húm. Bù lại, tôi mê các môn học ngày nay xếp vào nhóm nhân văn -  khoa học xã hội: văn - sử - địa lý....

Văn - tôi đọc mòn vẹt các tác phẩm văn học trong và ngoài nước lọt vào tầm tay hay tầm mắt bằng mọi cách, có mò cua bắt ốc hái rau hay giúp đỡ bạn chuyện gì đấy để được mượn hay tặng! Thời ấy, mái tranh nhà tôi có một tủ sách khủng hàng trăm quyển cùng những sưu tập tư liệu - chuyện xa lạ với các bạn đồng lứa.

Địa lý - tôi có thể nhận dạng vị trí tự nhiên và hành chính trên bảng đồ câm - túc không ghi chú bằng ký tự, và nhớ vanh vách các chỉ số diện tích độ cao vùng miền của cả thế giới! Đam mê...

Nhưng, đang nói về lịch sử? Vâng, tôi cũng mê lịch sử cách tự nhiên. Những sư tập hình ảnh và tư liệu chép tay chính thể hiện sự đam mê ấy. Thay vì học thuộc lòng các sự kiện cùng phân tích giáo khoa để tra bài và kiểm tra, cậu học  trò nghèo làm công việc "ngâm cứu" với các tập tư liệu xếp thành kệ trên vách có tiêu đề: "chiến tranh thế giới thứ nhất", "lịch sử hàng không", "danh nhân"....

Một lớp học ngày xưa. Ảnh minh họa

Một lớp học ngày xưa. Ảnh minh họa

Thầy giáo lịch sử và Phật giáo Lý - Trần

Thầy giáo lịch sử Nguyễn Văn Thọ đem tới lớp học rêu phong xây từ thời thuộc Pháp không chỉ phong thái giáo huấn đặc biệt sở đắc từ trường sư phạm thời cũ, vốn sống dồi dào, tài năng sư phạm, nhân cách ... "Đặc biệt" vì như thế không thuộc về số đông giáo viên hưởng thụ nền giáo dục có khác, thầy cô từ các trường sư phạm phía Bắc hay đào tạo nhanh sau ngày 30/4/1975 ở miền Nam.

Thầy giáo già dạy sử nhiệt huyết, dồn tâm tư vào tiết giảng và viên phấn, dòng cảm xúc và tư liệu mạch lạc cuốn hút lấy hết sự chú tâm của trò, khiến những bài học đến giờ vẫn sống động trong tôi!

Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt

Phật giáo thời Lý – Trần với bản sắc dân tộc Đại Việt

Thầy nói nhiều về thời  Lý - Trần rực rỡ trong kinh tế, kiến trúc, chính trị... Chúng tôi được nghe chi tiết hấp dẫn lời giảng về sự hưng thịnh của phật giáo thời đoạn ấy, tăng tài, chùa chiền, kinh sách và đạo đức cũng như sự mộ đạo kính Phật của triều đình đương thời. Nếu cho rằng qua ông giáo già dạy sử, tôi tiếp cận những khái niệm đầu tiên về Phật giáo cũng không hề ngoa. Trong ký ức học đường, thời Lý Trần lấp lánh tinh hoa dân tộc với những thành tựu vĩ đại về mọi mặt cùng hưng vượng đạo lý trong xã hội.

Bài liên quan

Khi nhẹ bước chiêm bái Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ cùng Thượng tọa Thích Bình Tâm, bậc trụ trì, nghe ngài nói về đặc điểm kiến trúc công trình chính điện và nhà tổ đặc sắc thời  Lý - Trần, tôi nghĩ đến ông giáo già ngày cũ và chiếm bái rất kỹ: mái ngói cong, hành lang, tường gạch, nền cao, phối trí nội thất... Một không gian Phật giáo thời đoạn Lý Trần ẩn tàng trong ký ức qua lời giảng ông giáo già cùng hình ảnh giáo khoa, giờ sống động tái hiện trên nền đất phù sa sông Hậu phương Nam, mới mẻ tinh khôi song sự căn bản về kiến trúc công trình là có. Một kỹ sư xây dựng, Đại đức Thích Trí Huệ đã tâm đắc cùng tôi điều đó vào ngày hôm sau khi lập lại sự chiêm bái với chính điện & nhà tổ Thiền viện trúc Lâm Phương Nam.

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Ảnh: Internet

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam. Ảnh: Internet

Một không gian rộng kỳ công tạo dựng trên nền đất mới thuộc địa danh lộ vòng cung ác liệt thời chiến tranh chưa xa lắm, ven lộ 91B nối dài hướng về Phong Điền, cách nội ô thành phố Cần Thơ chừng mười mấy cây số, Thiền viện Trúc Lâm phương Nam gieo một nét Phật giáo Lý - Trần trên phù sa ...

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Có Phật trên từng ngón tay

Góc nhìn Phật tử 08:55 25/04/2024

Ở thời đại của mạng xã hội, con người giao tiếp với nhau qua các ứng dụng. Các cuộc trò chuyện và ứng xử gói trọn trong các ngón tay.

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Xem thêm