Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 16/03/2023, 08:54 AM

Người trẻ Trung Quốc chuộng cúng ảo

Đằng sau máy tính văn phòng, Xiao Hong thắp hương trên điện thoại, gõ mõ bằng bút cảm ứng trên iPad, tay xoay chuỗi hạt trên đồng hồ thông minh.

Xiao quay lại quá trình này, đăng video lên mạng xã hội, đặt tựa là "thực hành Phật giáo trên mạng". Cô cho biết đây là thời điểm cải thiện tinh thần trong ngày.

Theo SCMP, hàng triệu người đã sử dụng phương pháp thờ cúng kỹ thuật số như Xiao trên khắp Trung Quốc. Một trong những ứng dụng Xiao dùng là Muyu (Mộc Ngư). Người dùng có thể sử dụng bút cảm ứng hoặc tay chạm trực tiếp vào chiếc mõ trên màn hình, âm thanh sẽ vang lên giống như đang gõ mõ trực tiếp.

Ứng dụng này đã trở nên phổ biến kể từ khi ra mắt vào tháng 9 năm ngoái. Trong vòng một tháng, Mộc Ngư nhận hơn 4 triệu lượt tải, chỉ tính riêng iOS Store Trung Quốc.

Xiao Hong thắp hương, gõ mõ và xoay chuỗi hạt trên ứng dụng điện tử. Ảnh: SCMP.

Xiao Hong thắp hương, gõ mõ và xoay chuỗi hạt trên ứng dụng điện tử. Ảnh: SCMP.

Xu hướng thờ cúng kỹ thuật số xuất hiện cùng thời điểm giới trẻ Trung Quốc đi chùa nhiều hơn trong những năm gần đây.

Các ngôi chùa Trung Quốc cũng đang số hóa để phục vụ nhóm tín đồ hiểu biết công nghệ đang gia tăng. Nhiều đổi mới như hòm công đức gắn mã QR xuất hiện ở nhiều chùa. Wei Yang cho biết cô đã chụp lại mã QR của một ngôi chùa để có thể tiện quyên công đức.

Chùa Jingfeng ở tỉnh Phúc Kiến thậm chí chuyển sang sử dụng nhang kỹ thuật số. Bất kỳ ai muốn thắp hương có thể quét mã QR trên màn hình với giá 8,8 tệ (1,27 USD).

Nhiều người ngại cảnh chen lấn và thời gian xếp hàng đi chùa, nên cảm thấy thoải mái hơn khi thờ cúng mọi lúc mọi nơi qua điện thoại.

"Ứng dụng thắp hương rất tiện lợi vì có thể nhập bất cứ thứ gì vào ô ước nguyện và thoải mái dùng lượng nhang muốn đốt", một người dùng mạng bình luận. "Hơn nữa, nó thân thiện với môi trường".

Ngoài gõ mõ, thờ cúng trực tuyến, giới trẻ Trung Quốc cũng tham gia các hoạt động tâm linh trên mạng để cầu may, như gửi cho nhau hình ảnh cá koi, loài cá chép được coi là điềm tốt lành trong văn hóa, cũng như hình ảnh của những người thành công như diễn viên ca sĩ.

Gần đây nhất, mội số người còn sử dụng hình ảnh cá koi trong ứng dụng phóng sinh trực tuyến. Họ sao chép hình ảnh cá và thả chúng xuống biểu tượng sông trên ứng dụng bản đồ.

Nguồn: https://vnexpress.net/

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chùa cổ 2.000 năm hé lộ lịch sử Phật giáo Trung Quốc

Quốc tế 17:28 16/05/2024

Chùa Ciyun ở Củng Nghĩa, tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, có lịch sử khoảng 2.000 năm. Ngôi chùa cổ này đóng vai trò như một kho lưu trữ phong phú các hiện vật lịch sử cho nghiên cứu Phật giáo ở Trung Quốc.

Tổng thống Hàn Quốc dự lễ Phật đản, nói luôn nhớ lời Phật dạy

Quốc tế 10:08 16/05/2024

Sáng 15/5, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol tham dự lễ Phật đản tại chùa Jogyesa (Tào Khê tự) ở trung tâm thủ đô Seoul. Ông nói sẽ luôn nhớ lời Đức Phật dạy và điều hành chính phủ công tâm.

Thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân dịp Lễ Vesak - 2024

Quốc tế 14:33 15/05/2024

Mặc dù đã hơn 2500 năm kể từ khi Đức Phật còn tại thế và giảng dạy Giáo Pháp ở Ấn Độ, bản chất tinh tuý lời dạy của Ngài vẫn còn phù hợp cho đến ngày nay cũng như nó đã được áp dụng trong thời đó.

Thiêng liêng lễ Phật đản tại Trường Gautam Buddha

Quốc tế 10:18 09/05/2024

Ngày 8/5, sinh viên quốc tế theo học tại Trường Gautam Buddha (thành phố Greater Noida, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ) tổ chức đại lễ Phật đản - kỷ niệm ngày Đản sinh của Đức Từ phụ.

Xem thêm