Người tu đúng pháp phải tiêu mòn cái ngã
Mình phải hiểu, tu càng lâu thì tình chấp ngã phải càng bớt, càng nhẹ, như vậy mới đúng, chứ càng tu mà tình chấp càng thêm nữa thì không phải.
Muốn đi vào con đường giải thoát an vui thì phải đi qua con đường vô ngã, phải giải trừ, phải giảm nhẹ tình chấp ngã, không đường nào khác.
Do vậy, Lục Tổ Huệ Năng dạy vị tăng Pháp Đạt : “Có ta tội liền sanh, không ta phước vô kể.”
Tức là vị tăng này chấp có “ta” tụng kinh, tụng được 3,000 bộ kinh Pháp Hoa nên lạy Tổ mà đầu không sát đất.
Bởi vị này ở xa nghe tiếng Tổ chứ không kính lắm, chỉ lạy bất đắc dĩ nên Lục Tổ mới quở:
Tụng kinh mà có “ta” thì chưa được, có “ta” tụng kinh, “ta” ngồi thiền, cần phải xem chừng cái ta đó.
Như vậy, người tu đúng pháp thì phải tiêu mòn cái ngã.
Mình chưa phải thánh, chưa phải Phật thì chưa hết nhưng phải từng bước, từng bước bào mòn.
Ví dụ như mình mới tu thì tình chấp còn nặng, nhưng tu một năm, hai, ba năm thì nó phải vơi đi bớt chứ không phải nó còn y nguyên hoặc nặng hơn nữa thì nguy hiểm!
Làm sao để chứng nghiệm được vô ngã?
Có những trường hợp tu càng lâu thì nó càng to hơn nữa: Mới vô tu thì còn e dè, khiêm tốn, nhường nhịn người này người kia, nhưng khi nghĩ rằng “Tôi là người tu lâu” thì sao?
Khi tụng kinh hay ngồi thiền mà sắp mình ngồi tuốt phía sau thì có vui không?
Do vậy, mình phải hiểu, tu càng lâu thì tình chấp ngã phải càng bớt, càng nhẹ, như vậy mới đúng, chứ càng tu mà tình chấp càng thêm nữa thì không phải.
Đó là lẽ thật.
Anh tu lâu, chứng đạo, ngộ đạo nhưng phải hỏi lại :
“Cái ngã anh sao rồi?”
Nếu nói tu cao mà cái ngã của anh cũng cao nữa thì không phải rồi.
Đức Phật trong thời kỳ còn tu Bồ-tát hạnh thì Ngài hy sinh đầu, mắt, v.v..
Có kiếp thấy con hổ đói khổ nên Ngài đem thân của mình cho ăn.
Nhưng nó đói quá không còn sức để ăn nữa nên Ngài chích máu cho nó liếm.
Khi có sức rồi, nó mới đứng dậy ăn!
Cho đến khi Ngài đã thành Phật, trên đường đi hóa đạo thì những người theo đạo Bà-la-môn quy y theo Ngài nhiều nên ông thầy Bà-la-môn của họ trước đây lấy làm giận tức.
Một hôm, trên đường Phật đi khất thực, ông cứ đi theo sau mắng chửi. Chửi một hồi mà Phật vẫn yên lặng đi, ông bèn chạy lại đằng trước chặn đường Phật và hỏi:
“Cù-đàm! Ông thua tôi chưa?”
Phật thong thả nói bài kệ:
"Kẻ hơn thì thêm oán,
Người thua ngủ chẳng yên.
Hơn thua hai đều xả,
Ấy được an ổn ngủ."
Người đời là vậy đó!
Còn chấp ngã thì thấy cái gì cũng muốn hơn, mà hơn thì người kia oán mình, trái lại nghĩ mình thua thì tối ngủ cũng không được, phải tìm cách gì đó để mai mình hơn trở lại.
Hơn hay thua đều bất an hết.
Đó cũng là do có cái “tôi,” nên đây Phật nói hơn thua hai đều xả hết thì nằm duỗi hai chân ngủ an ổn.
Như vậy, Phật cũng còn bị chửi huống chi mình, nhưng Ngài không có cái “tôi” nên ông Bà-la-môn chửi ai thôi chứ không phải chửi Ngài, do đó Ngài không khổ.
Còn mình nghe chửi thì “Nó chửi tôi đó!” nên thành khổ!
Nên biết, sở dĩ họ chửi là để chọc cho mình tức, nếu mình sân mà chửi lại thì đó là rơi vào bẫy.
Còn bây giờ họ chửi nhưng mình nói:
“À! Không có gì cả!” thì họ không làm gì được, là thoát bẫy.
Phật dạy là như vậy, đó là để cho mình giải tỏa nhẹ dần đau khổ.
Thiền sư Đạo Nguyên có dạy :
“Học đạo là học tự ngã, mà học tự ngã là buông bỏ tự ngã, và buông bỏ tự ngã là chứng các pháp.”
Học đạo là học như vậy:
“Học đạo là học tự ngã, mà học tự ngã là buông bỏ tự ngã, mà buông bỏ tự ngã là chứng các pháp.”
Tức là sống được với đạo, Ngài tổng kết thật đơn giản.
Nhiều khi nghĩ mình học đạo là học cái này, cái kia v.v. cho nhiều mà không ngờ học nhiều hiểu nhiều thì thêm ngã nữa:
“Tôi hiểu đạo nhiều!”
Đó là nguy hiểm.
Như vậy, Thiền sư Đạo Nguyên tóm tắt rất đơn giản mà lại đầy đủ ý nghĩa.
Đây không phải nói suông thôi mà Ngài còn thực hành trong đời sống của Ngài nữa.
Lúc Ngài khoảng 48 tuổi đời, một hôm một vị đệ tử có chức vụ trong Thiền Viện của Ngài hãnh diện đến báo tin :
“Có vị lãnh chúa trong vùng phát tâm cúng dường một miếng đất cho Thiền viện.”
Nếu là người khác mà nghe vậy thì chắc mừng lắm, nhưng vừa nghe xong thì Ngài lột y ông tăng đang mặc đó và đuổi ra khỏi Thiền Viện!
Không những vậy, Ngài Đạo Nguyên còn cho khoét cái sàn ngồi thiền chỗ ông tăng đó và đào sâu xuống đất.
Sau đó, Ngài bảo :
“Dính mắc vào danh lợi còn xấu xa hơn phạm giới.
Phạm những giới luật thì chỉ khổ trong chốc lát, còn dính mắc vào danh lợi là khổ cả ngàn đời!”
Người xưa nghiêm khắc như vậy!
Đây là Ngài cảnh cáo, mà cũng là kinh nghiệm cho người tu và người học Phật.
Người học Phật thì phải đi qua con đường vô ngã, phải bớt phải nhẹ dần.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Pháp tu soi gương
Kiến thức 15:52 05/11/2024Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.
Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?
Kiến thức 10:35 05/11/2024Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?
Đi về phía an lạc hạnh phúc
Kiến thức 09:20 05/11/2024Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?
Muốn mau lành bệnh
Kiến thức 07:03 05/11/2024Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.
Xem thêm