Quán pháp vô ngã là gì?
Pháp, theo tiếng Phạn là Dharma. Tàu dịch là quỹ trì, nghĩa là nắm giữ phạm vi của mình, như vuông, dài, tròn méo…để mỗi khi người ta trông đến, liền nhận biết cái nầy là vật gì, và khỏi lẫn lộn với vật khác.
Nghĩa chữ Pháp rộng lớn mênh mông, chỉ cho tất cả mọi sự thật trên vũ trụ, chẳng những các vật hữu hình, cho đến các vật vô hình tưởng tượng như lông rùa, sừng thỏ, cũng gọi là Pháp cả.
Còn Ngã có nghĩa là chủ lễ, là riêng có tự tướng của mình. Người ta thường chấp các pháp đều có tự tướng, có cái ngã riêng biệt. Người có tự tướng của người, vật có tự tướng của vật, thế giới có tự tướng của thế giới, quốc gia có tự tướng của quốc gia, xã hội có tự tướng của xã hội.
Ðã chấp có tự tướng của mình, tất nhiên thấy có tự tướng của người khác. Ðối với tự tướng của một vật, hễ về mình thì không về người khác, còn về người khác thì không về mình. Do đó, sinh ra tâm niệm nhân, ngã, bỉ thử, quí trọng, khinh rẻ, tranh chấp, đấu tranh trong xã hội.
Song, xét ra cho kỹ thì các pháp nào phải thật có “tự tướng”? Nói về lục trần thì sắc đối với không, động đối với tịnh, sanh đối với diệt… nào có cái gì riêng một mình thật có tự tướng đâu? Trần đối với căn mà có hình tướng, căn đối với trần mà có tác dụng, ngoài trần không có căn, ngoài căn không có trần. Như thế, thì biết tất cả các pháp, dù căn, dù trần cũng đều không có tự tướng.
Trong kinh Lăng Nghiêm có câu: “Nhân duyên hòa hợp, hư vọng hữu sanh, nhân duyên biệt ly, hư vọng hữu diệt“. Nghĩa là: các nhân duyên nhóm họp thì giả dối có sanh, các nhân duyên chia rẽ, thì giả dối có hoại diệt. Vậy đủ biết: tất cả các pháp làm nhân duyên cho nhau, in tuồng là có, chứ không có tự tướng. Không có tự tướng, tức là “vô ngã”.
Ví như trong giấc chiêm bao, vì nhân duyên chiêm bao hiện ra thấy có cảnh nầy cảnh khác. Ðương khi ấy, người chiêm bao, cũng lầm tưởng là thật có, đến khi thức dậy, mới nhận ra đó là cảnh giả dối trong chiêm bao. Chúng ta cũng thế, vì mê lầm nên không nhận ra được sự giả dối của sự vật. Trong khi tâm duyên với cảnh, cảnh duyên với tâm, vạn pháp hiện ra giữa vũ trụ, chúng ta tưởng là thật có. Thật ra, các pháp đều không tự tướng, đều là “vô ngã”.
Chúng ta không biết lý “pháp vô ngã”, cho nên ngoài bị hoàn cảnh kích thích, trong bị phiền não lay động, quay cuồng theo sự múa rối của giả cảnh. Vì thế, tuy muốn tự tại mà chưa lúc nào chúng ta được tự tại, muốn an vui mà chưa lúc nào được an vui, muốn thường trụ mà vẫn phải trôi lăn trong vòng sinh tử.
Giải đáp từng ý nghĩa trong Tứ niệm xứ
Nếu chúng ta chứng được pháp vô ngã rồi, thì một thể vô ngã trùm khắp cả pháp giới. Cảnh cũng vô ngã, tâm thức cũng vô ngã, thì còn cái chi mà ghét, mà thương, mà chịu sinh tử luân hồi nữa.
Pháp vô ngã là lối tu giải thoát rốt ráo. Nếu ai ai cũng biết tu hạnh vô ngã một đôi phần thì đâu có sự ích kỷ hại nhân, và cảnh tượng thế giới hòa bình đâu phải là điều không thể thực hiện được?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Lối sống mang lại hạnh phúc từ triết lý tiết độ trong kinh Trung A Hàm
Nghiên cứu 08:10 01/11/2024Phật dạy phải biết tinh tấn tu tập. Để làm được như thế, con người phải biết làm chủ mình trong cuộc sống thông qua tinh thần kỷ luật, mà trong Phật học gọi là Giới. Đó là “những điều răn cấm do Đức Phật chế định cho hàng xuất gia và tại gia để ngăn ngừa tội lỗi của ba nghiệp”.
Chuyện vãng sanh của thân phụ Sư cô Huệ Tâm ở Biên Hòa
Nghiên cứu 13:20 29/10/2024Tôi thấy công đức niệm Phật thậm thâm vi diệu. Cha mẹ tôi thuở sanh tiền là một thương gia ở chợ Biên Hòa, công việc rất bận rộn, ông bà chỉ dành ít thời gian để đi chùa, phần lớn là niệm Phật và bố thí. Hơn 60 năm, đêm nào trước khi đi ngủ, ông cũng niệm Phật cho đến khi ngủ quên.
Ăn chay hồi hướng cho cha mẹ được khỏi bệnh
Nghiên cứu 12:20 28/10/2024Thái Phúc là một nông dân sống Trong thị trấn Tân Trang, Đài Bắc, Đài Loan. Cha của anh tên là Thái Qua Tử, bị bệnh hen suyễn đã lâu, mỗi khi đến mùa đông, tiết trời se lạnh, bệnh cũ bắt đầu hành hạ, nhiều khi dường như đứt hơi.
Hành thiện sâu dày thoát nạn động đất
Nghiên cứu 10:50 28/10/2024Sau khi được cứu sống ông Tường mới biết toàn bộ tòa nhà nơi mình sinh sống đều bị vùi lấp trong đống gạch ngói, duy chỉ có một góc phòng khách của ông có khe hở, còn những gian phòng khác trong nhà ông đều bị san thành bình địa giống như cả tòa nhà.
Xem thêm