Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 18/04/2021, 08:30 AM

Nhân quả trong nhà Phật

Có rất nhiều người đi chùa nhưng họ chỉ mong cầu tìm được điều lợi lạc cho bản thân mình, mà bản chất của vấn đề đó lại không liên quan đến việc buông xả, giải thoát, giác ngộ.

Có người đến chùa để cầu trúng đề, trúng số, mua may bán đắt, làm ăn phát đạt, xin xăm, bói quẻ,... Nếu “cầu được ước thấy” thì cho rằng chùa linh, Phật linh, xin không được thì bảo rằng chùa, Phật không linh. Đây là vấn đề rất phổ biến ở xã hội hiện nay. Điều đáng nói ở đây là kể cả những thành phần tri thức cũng rơi vào trường hợp đáng tiếc này. 

Là người con Phật mỗi chúng ta cần phải nhận thức rõ về điều này. Chùa là nơi để học đạo, nghe pháp, cốt là để áp dụng vào bản thân mỗi người để từ đó mà tu tâm sửa tính, chứ không phải là nơi đến để cầu xin. Bởi lẽ đức Phật không thể ban phước hay giáng họa cho bất cứ cá nhân nào, mà Ngài chỉ là một bậc thầy chỉ đường, Ngài chỉ ra con đường chính pháp đúng đắn – con đường mà Ngài đã tự mình chứng ngộ, để mỗi người khi thực hành theo lời Ngài dạy mỗi ngày bớt đi tham, sân, si, đau thương, sầu muộn.

Năm năm tầm sư học đạo, sáu năm khổ hạnh nơi rừng già, bốn mươi chín ngày thiền định dưới cội cây Bồ-đề, trong suốt quá trình này, Ngài đã nỗ lực tự thân chiến thắng nội ma lẫn ngoại ma mới được đắc đạo, đây là một tiến trình từ nhân duyên rồi đi đến kết quả một cách  rõ ràng, chứ không phải do cầu khẩn mà thành tựu. Ngài dạy khổ đau hay hạnh phúc của chúng ta là do ta quyết định chứ không do bất cứ một đấng thần linh hay một cá thể nào chi phối được.

Nguyên nhân đưa đến khổ đau, không phải hoàn cảnh, không phải người khác mà chính tự nơi mình. Vì mãi chạy theo vật chất, không hiểu rõ luật nhân quả, không học sống yêu thương, do đó phải chìm nổi trong biển khổ luân hồi, sinh vào nơi bần cùng hà tiện. Chịu biết bao gian nan, nghèo cùng, khốn khó.

Câu chuyện nhà Phật – Còn thiếu một nén nhang

Ác giả thì ác báo, thiện giả thì thiện báo, đây là điều không thể khác được.

Ác giả thì ác báo, thiện giả thì thiện báo, đây là điều không thể khác được.

Ở đời dù giàu hay nghèo, khôn hay dại, ai cũng muốn mình được đầy đủ vật chất lẫn tinh thần, đầm ấm, hạnh phúc. Thế nhưng quả thì muốn có mà nhân thì lại chẳng muốn gieo. Hoặc gieo nhân ác mà cứ muốn hái quả lành, tìm hạnh phúc mãi không thấy, chỉ toàn thấy khổ đau. Khổ quá thì nghe ai nói chỗ nào cầu xin linh thiêng, sẽ ăn nên làm ra, rồi chạy đến để cầu khẩn mà không biết được rằng muốn giàu sang thì phải gieo nhân bố thí, cho đi mà chẳng mong cầu.

Ta đau khổ vì có người nói xấu ta. Ta cứ trách người sao độc mồm độc miệng, mà quên suy xét rằng rất có thể trong vô lượng kiếp vì sự vô minh, ích kỷ hay sân si mà ta đã từng nói xấu người, làm hại người khác.

Khi ta là nạn nhân của chiến tranh, nhà tan cửa nát, vợ con thất lạc, ta hận đối phương tàn ác, dã man. Ta đâu có nhớ trong nhiều kiếp trước vì không biết thương yêu mà ta đã tàn sát, giết hại người khác không gớm tay. Vậy nên, tất cả những khổ đau hay hạnh phúc, được hay mất, giàu hay nghèo  mà chúng ta nhận được không tự nhiên mà có, cũng không do cầu xin một đấng thần linh nào ban cho, mà chắc chắn một điều rằng đã gieo từ quá khứ hay hiện tại.

Nói đến đây tôi chợt nhớ tới một câu chuyện trích trong kinh Tương Ưng IV, chương 8, có nhan đề:  “Người đất phương tây hay người đã chết”. Câu chuyện kể về việc đức Thế Tôn hỏi các vị Bà-la-môn:

- Khi ta đổ dầu trên sông, các ông có cầu cho số dầu đó chìm xuống đáy sông được không? Và khi ném một hòn đá xuống, các ông có cầu cho hòn đá đó nổi lên mặt nước được không?

Các vị Bà-la-môn trả lời:

- Không thể cầu được thưa đức Thế Tôn.

Cũng vậy, những quả thiện lành không thể cầu mà có được, chúng ta phải gieo nhân tốt mới có được quả tốt. Chúng ta nên hiểu rõ hậu quả của các thói quen và hành động tham lam, giận dữ, si mê và cố chấp, kết thúc các nguyên nhân tiêu cực này, các tình trạng đau khổ vô hình hay cụ thể sẽ không còn chỗ để tồn tại. 

Họa, phước trong nhà Phật

Thuận theo quy luật muôn đời, nhân quả không tự trói người trong bất hạnh hay nhấn chìm người trong khổ đau, mà tất cả phụ thuộc vào cách sống, cách cư xử và hành động của chính mình. Cũng có nhiều Phật tử ăn chay, niệm Phật, cúng dường, bố thí, làm phước mà vẫn thường gặp những chuyện không may, rồi cũng đôi ba lần nghi ngờ luật nhân quả. Nhưng đạo Phật dạy nhân quả ba đời quá khứ, hiện tại, vị lai, nên khi gieo nhân bố thí, cúng dường, tu hành mà vẫn gặp khổ nạn là do những kiếp trước làm ác nên giờ mới trổ quả mà thôi. Ác giả thì ác báo, thiện giả thì thiện báo, đây là điều không thể khác được.

Vì thế, là người con Phật chúng ta phải có cái nhìn đúng đắn, kiên tâm và trí tuệ về luật nhân quả. Những vấn đề xin xăm, bói quẻ, cầu xin,… xin đừng đặt nặng, đừng biến đạo Phật thành thần quyền, thành mê tín dị đoan, mất đi giá trị cao đẹp thiêng liêng của Phật pháp. Chúng ta phải lấy nhân quả làm giáo lý căn bản, làm nền tảng cốt yếu. Bởi nhân quả là định luật phổ quát và tất yếu của tam giới. Nói khác hơn, mọi hiện tượng trong thế gian, dù hữu tình hay vô tình, dù tâm hay vật, dù thô hay tế,… hết thảy đều vận hành theo luật nhân – duyên – quả.

Tâm Khuyến

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nghĩ về hạnh nguyện ngài Địa Tạng

Góc nhìn Phật tử 13:39 19/04/2024

Mỗi khi chắp tay kính lễ chư Phật và Bồ-tát, trong tôi lại sừng sững dáng Tăng của ngài U minh Giáo chủ Đại hùng, Đại lực, Đại từ, Đại bi Bổn tôn Địa Tạng Vương Bồ-tát.

Chúng sanh và lục thông

Góc nhìn Phật tử 12:20 18/04/2024

Lục thông là sáu thần thông ưu việt hơn những năng lực bình thường của đa số chúng sanh nhân giới. Sáu thần thông bao gồm: 

Nếu không có sự cảm thông và thấu hiểu thì đừng thị phi thêm dầu vào lửa

Góc nhìn Phật tử 11:45 18/04/2024

Mỗi người có quyền riêng tư và sự riêng tư này phải được tôn trọng. Khi ta không biết rõ về người đó và cuộc sống của họ, ta không nên kể những câu chuyện của họ cho người khác.

Chết có đáng sợ hay không?

Góc nhìn Phật tử 07:33 18/04/2024

Chúng sanh ai cũng sợ chết nhưng mong muốn khỏi già, khỏi chết là những sự kiện không thể có được như Đức Phật đã dạy:

Xem thêm