Nguồn gốc và quá trình hình thành A Hàm
A Hàm là hệ thống giáo lý căn bản của Phật giáo thời kỳ đầu. Sự truyền thừa những lời dạy từ kim khẩu của Đức Phật chỉ là hình thức khẩu tụng. Do các đệ tử tiếp thu và bất đồng, nên giáo đoàn dần dần có sự phân chia thành bộ phái và mỗi bộ phái đều có những tư tưởng khác nhau.
Sự truyền thừa những lời dạy từ kim khẩu của Đức Phật chỉ là hình thức khẩu tụng, không có giấy sách để ghi chép lại. Các đệ tử của Ngài tuy đã tiếp thu và nhưng lại có những kiến giải không đồng đều, không thống nhất, nên giáo đoàn dần dần có sự phân chia thành bộ phái và mỗi bộ phái đều có những tư tưởng khác nhau. Vì thế vấn đề xác lập, chỉnh lý và thống nhất các giáo thuyết của Đức Phật là một việc làm tất yếu và cần thiết. Nhờ đó, các giáo thuyết của Ngài được hoàn bị, dần dần phát triển thành một hình thức văn học riêng biệt và cuối cùng trở thành Thánh điển. Đó là nguyên gốc của sự hình thành kinh tạng A Hàm. Nhưng kinh tạng A Hàm chính thức được thành lập từ lúc nào thì phải căn cứ vào số lần kết tập kinh điển để tìm hiểu.
Quá trình hình thành và phân loại A hàm
Lần kết tập thứ nhất: Sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn được bảy ngày, có vị Tỷ khiêu là Bạt Nan Đà vui mừng nói: “Các người chớ có buồn, đức Thế Tôn diệt độ thì chúng ta được tự do. Ông già ấy trước đây thường bảo chúng ta làm thế này, không nên làm thế kia, nhưng từ nay về sau thì tuỳ ý chúng ta hành động”. Vì thế, để xác chứng những lời dạy của Đức Phật khi còn tại thế là đúng và nhằm ngăn chặn những hành động phóng túng có thể xảy ra về sau. Nên Tôn giả Đại Ca Diếp đã triệu tập 500 vị A La Hán tại hang Thất Diệp, trong thành Vương Xá, thuộc nước Ma Kiệt Đà để kết tập kinh điển lần thứ nhất.
Đại hội kết tập này do Tôn giả Đại Ca Diếp là thượng thủ, Tôn giả A Nan tụng phần Kinh tạng, Tôn giả Ưu Ba Ly tụng phần Luật tạng. Kết quả là Kinh tạng Nguyên thuỷ được hình thành bằng tiếng Magadhi, đây là loại ngôn ngữ thông dụng nhất của nước Ma Kiệt Đà. Vì thế Kinh tạng Nguyên thuỷ bằng tiếng Magadhi được xem là tiền thân của Kinh tạng Pàli, tức hệ Nikaya và Kinh tạng Sanskrit, tức hệ A Hàm về sau. Kỳ kết tập này mới chỉ ở hình thức khẩu tụng, chưa được ghi chép bằng văn tự.
Kỳ kết tập thứ hai: Đến khoảng 100 năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn (khoảng thế kỷ V Tr TL), dưới thời vua Kalasoka xảy ra vấn đề bất đồng quan điểm về giới luật trong giáo đoàn. Để duy trì truyền thống giới luật Nguyên thuỷ mà Đại hội kết tập lần thứ nhất đã xác quyết, Tôn giả Da Xá (Yasa) đã triệu tập 700 vị A La Hán, họp ở thành Tỳ Xá Ly (Vesali) để xác minh lại phần giới luật, và khẳng định mười điều giới luật của nhóm Tỷ khiêu Bạt Kỳ là phi pháp. Kỳ kết tập này cũng chưa được ghi chép bằng văn tự mà chỉ ở hình thức khẩu tụng.
Tuy nhiên, một điều đáng chú ý là trong kỳ kết tập lần thứ hai này, do bất đồng quan điểm giữa hai nhóm cấp tiến và bảo thủ mà giáo đoàn bị phân chia thành hai bộ phái: phái bảo thủ số lượng ít hơn, nhưng gồm toàn các vị Trưởng lão, nên gọi là Thượng Toạ bộ (Theravada), do Tôn giả Da Xá lãnh đạo; phái cấp tiến số lượng đông hơn và gồm những vị trẻ tuổi, nên gọi là Đại Chúng bộ (Mahasamghika), do nhóm Tỷ khiêu Bạt Kỳ lãnh đạo.
Sau kỳ kết tập này, phái Thượng Toạ bộ rút về lập căn cứ ở vùng Tây Nam Ấn Độ, trung tâm là nước Ma Kiệt Đà rồi truyền bá lên vùng Tây Nam và Tây Bắc Ấn như Avati, Haradama… Còn phái Đại Chúng bộ thì lập cứ ở vùng Tỳ Xá Ly thuộc Đông Bắc Ấn, rồi truyền bá lên vùng Đông Bắc Ấn Độ, chủ yếu là vùng Gandhara, Kashmir…Trên bước đường truyền bá và phát triển, do bất đồng quan điểm mà nội bộ của phái Thượng Toạ bộ lại có sự phân chia thành hai bộ phái mới là Thượng Toạ bộ, chủ trương lấy Kinh tạng làm cơ sở và Nhất thiết Hữu bộ (Sarvativasda), gọi tắt là Hữu bộ với chủ trương lấy Luận tạng làm bản vị.
Sau khi tách làm hai bộ phái, cả hai đều xây dựng cơ sở cho chính mình về mặt pháp lý, tư tưởng và giáo nghĩa. Trên cơ sở của hai kỳ kết tập kinh điển thứ nhất và thứ hai, phái Thượng Toạ bộ đã tiến hành công việc ghi chép Kinh tạng Nguyên thuỷ bằng tiếng Pàli, một loại ngôn ngữ phổ biến của nước A Bàn Đề (Avanti), thành năm bộ Nikaya vào khoảng đầu thế kỷ thứ II TCN. Kinh điển Phật giáo được ghi chép bằng văn tự bắt đầu từ đó.
Song song với việc kết tập Kinh tạng Pàli của Thượng Toạ bộ, phái Hữu Bộ đang lập cứ ở vùng Mathuara cũng tiến hành công việc ghi chép Kinh, Luật và Luận tạng của mình bằng chữ Sanskrit (chữ Phạn) vào khoảng đầu thế kỷ I TL. Như vậy, Kinh tạng A Hàm chính thức được thành lập từ lúc đó, tức là sau Kinh tạng Pàli khoảng hai thế kỷ.Ngang qua Tam phần giáo: Tu đa la; Kỳ dạ và Ký thuyết, chúng ta sẽ thấy rõ hơn quá trình thành lập của từng bộ A Hàm.
– Thứ nhất là Tu đa la (Tương ưng giáo): Tức khế kinh, gồm các phẩm nói về Uẩn, Xứ, Giới, Duyên khởi, Tứ Đế…
– Thứ hai là Kỳ Dạ: Gồm những lời vấn đáp được trình bày theo lối kệ tụng.
– Thứ ba là Ký thuyết: Những lời dạy của Đức Phật và các đệ tử của Ngài tuyên thuyết.
Ba thời kỳ ấy được tổ chức hình thành ra Tạp A Hàm.Tại Tạp A Hàm, Tam phần giáo là biểu hiện của quá trình tập thành, rồi từ sự tập thành này về sau có thể do chuyển ra kinh văn mà chép thêm vào, văn kinh dần dần dài hơn. Hàng đệ tử của đức Như Lai bẩm thừa được tông bản của Phật pháp (Tu đa la), học phong của kinh điển (Đệ tử thuyết) rồi triển khai, phân biệt, quyết trạch pháp nghĩa dần dà mà hình thành, hoàn thiện hệ thống kinh điển. Sự kết tập thời kỳ này đều nói đến trong Trung A Hàm như:
– Pháp (Tu đa la) là vấn đề khéo thuyết giảng, thích ứng mà thành Trung A Hàm.
– Kỳ Dạ là tinh thần tương hỗ, tương ứng với Tu đa la hình thành Trường A Hàm.
– Lấy Như Lai sở thuyết làm chính, thêm một phần của Trường, Trung để tiến hành phân loại, tập hợp tăng dần từ một pháp trở lên mà thành Tăng Nhất A Hàm
Bốn bộ A Hàm lấy Tương ưng giáo làm căn bản, mà Tương ưng giáo được gọi là Tạp. Dựa vào Tạp để tập thành thứ tự Trung – Trường và Tăng Nhất A Hàm.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sách là một công cụ giúp con người thiền định
Sách Phật giáo 15:27 12/11/2024Theo Niel Seligman (Diễn giả quốc tế về thiền định và kỹ năng sống), thiền và đọc sách có điểm chung là giúp con người tiến vào sự tập trung cao độ.
Cuốn sách giá trị về cuộc đời Đại sư Huyền Trang
Sách Phật giáo 17:03 07/11/2024“Cuộc đời và sự nghiệp của Đại sư Huyền Trang” của Thích Tuệ Lập và Thích Ngạn Tông, do Nguyễn Phố dịch, NXB Dân Trí ấn hành là tác phẩm không thể thiếu cho những ai quan tâm đến Phật giáo, lịch sử và văn hóa nhà thiền.
TS Trần Hữu Đức chia sẻ cách ngừng khổ và tạo phúc
Sách Phật giáo 11:32 05/11/2024“Hạnh phúc không mọc trên cây” là một tác phẩm đặc biệt được chấp bút bởi TS Trần Hữu Đức dành cho những ai đang gặp bế tắc, đau khổ, loay hoay trên con đường đi tìm hạnh phúc.
Nhà sư và khu vườn: “Lắng nghe giáo lý loài hoa”
Sách Phật giáo 21:39 03/11/2024Qua tác phẩm Nhà sư và khu vườn, tác giả Hyunjin – trụ trì chùa Maya tại Cheongju, Chungcheong Bắc, Hàn Quốc – chia sẻ những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc sống qua hình ảnh bốn mùa tuần hoàn trong khu vườn chùa.
Xem thêm