Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Niệm Phật, tụng Kinh, trì Chú, cầu nguyện để chữa bệnh là hợp với khoa học (IV)

Trong Đạo Phật, chư Phật, chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai vì tất cả đều theo luật nhân quả. Chư Phật, chư Bồ Tát có đại nguyện cứu độ tất cả mọi người hết khổ. Khi bị đau ốm, người Phật tử thực hành cầu nguyện như niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà hay Đức Quán Thế Âm.

 >>Kiến thức

Tại sao niềm tin làm giảm bệnh tật?

Nhiều người bị bệnh đã cầu nguyện chư Phật, Đức Quán Thế Âm, rồi được lành bệnh, thì họ không cần lời giải thích cho câu hỏi nói trên. Họ thực hành cầu nguyện và tin tưởng sẽ lành bệnh và họ lành bệnh thật sự. Ở đây chúng ta không bàn đến năng lực của chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ như thế nào để chúng ta lành bệnh và sống khỏe mạnh vì đó là vấn đề ‘bất khả tư nghị’, không thể suy nghĩ, phân tích và thảo luận được. Tuy nhiên, trên phạm vi khoa học, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu điều gì xảy ra trong hệ thần kinh và hệ miễn dịch của chúng ta khi chúng ta có niềm tin vào sự chữa trị.

Trong Đạo Phật, chư Phật, chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai vì tất cả đều theo luật nhân quả.

Trong Đạo Phật, chư Phật, chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai vì tất cả đều theo luật nhân quả.

Bài liên quan

Bác sĩ Benson qua kết quả của các cuộc nghiên cứu khoa học của nhiều đồng nghiệp, nhắc lại nguyên tắc chữa bệnh theo niềm tin có ba thứ cần thiết:

1. Niềm tin của người bệnh hay người muốn được chữa trị vào khả năng của người chữa trị (như bác sĩ, đông y sĩ),

2. Niềm tin của bác sĩ hay người phụ trách chữa trị vào khả năng hay phương pháp chữa trị của mình,

3. Sự tương quan tích cực và tin tưởng giữa người muốn được chữa trị và người chữa trị.

Khi ba yếu tố trên càng nhiều thì người bệnh càng có khả năng lành bệnh vì trong cơ thể sẽ làm phát sinh những chất hóa học tốt thuận duyên cho sự chữa trị bệnh tật và gia tăng sức khỏe như chất nitric oxide cùng các chất thần kinh dẫn truyền khác. Để làm cho điều đó xảy ra, bác sĩ Benson mô tả một diễn tiến các việc cần phải làm là thực hành lời cầu nguyện nhiều lần theo niềm tin của mình, tham dự vào hoạt động lặp đi lặp lại đều đều như đi bộ hay lặp lại lời niệm nhiều lần. Khi một người thực hành những điều trên thì thân tâm họ được thư giãn.

Và như theo luật duyên khởi, mọi hiện tượng có mặt là do những thành phần khác nhau kết hợp lại làm cho xuất hiện.

Và như theo luật duyên khởi, mọi hiện tượng có mặt là do những thành phần khác nhau kết hợp lại làm cho xuất hiện.

Bài liên quan

Và như theo luật duyên khởi, mọi hiện tượng có mặt là do những thành phần khác nhau kết hợp lại làm cho xuất hiện, nên khi chúng ta thực hành thiền, lặp đi lặp lại một cử động thân thể hay lời cầu nguyện thì trạng thái thư giãn xuất hiện làm cho cơ thể con người tiết ra chất nitơ ôxít (NO) như các đám hơi nhỏ li ti và NO lại tạo duyên cho các thần kinh dẫn truyền endorphines và dopamine xuất hiện. Các chất endorphines làm phát sinh ra những cảm giác an vui lành mạnh. Còn chất thần kinh dẫn truyền dopamine, liên hệ tới những cảm xúc tích cực, lành mạnh và hạnh phúc cũng như năng lực động viên, kích thích hoạt động, có tác dụng làm giảm một số bệnh tật trong đó có chứng run tay Parkinson.

Trong cuộc nghiên cứu của chuyên gia Fernandez và các đồng nghiệp nói trên cho thấy tác dụng của niềm tin vào sự chữa trị đem lại kết quả tốt đẹp (placebo effect), như bệnh nhân uống viên thuốc với niềm tin thuốc này làm cho họ lành bệnh, mà trên thực tế đây chỉ là viên đường bọc lại như hình dáng viên thuốc thật, nhưng họ lành bệnh thật. Từ đó, các chuyên gia nghiên cứu đi đến kết luận là với một số bệnh nhân thì thuốc men (thứ thiệt) có tác dụng chữa trị các thứ bệnh là do ảnh hưởng của niềm tin. Tác dụng của niềm tin này làm cho cơ thể tiết ra nhiều chất hóa học thần kinh dopamine, một thứ tác dụng rất mạnh mẽ trong việc chữa trị bệnh tật như trường hợp người bị bệnh Parkinson trong cuộc nghiên cứu này.

Trong Phật giáo, có nhiều phương pháp thực hành gọi là tu tập để làm phát sinh ra trạng thái thư giãn thân và tâm như dâng hương, tụng kinh, trì chú, lễ Phật 108 lạy, ngồi thiền, thiền hành và cầu nguyện.

Trong Phật giáo, có nhiều phương pháp thực hành gọi là tu tập để làm phát sinh ra trạng thái thư giãn thân và tâm như dâng hương, tụng kinh, trì chú, lễ Phật 108 lạy, ngồi thiền, thiền hành và cầu nguyện.

Bài liên quan

Những cuộc nghiên cứu kế tiếp cũng cho thấy chất thần kinh dẫn truyền enkelytin được cơ thể tiết ra khi trạng thái buông thư cùng với niềm tin có mặt. Chất này liên hệ mật thiết với trạng thái tính khí vui tươi, hệ miễn dịch gia tăng hoạt động và khả năng chống vi khuẩn gia tăng. Có nhiều lúc, chúng ta thấy cùng ở trong một xóm mà có gia đình bị cảm cúm quanh năm, có gia đình khác lại khỏe mạnh thường xuyên. Có hỏi nhờ đâu mà họ được khỏe mạnh như vậy thì họ trả lời “Chúng em may mắn được khỏe mạnh là do chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ.”

Trên thực tế, đó là sự khác biệt của hệ miễn dịch hoạt động nhiều hay ít nơi những người ấy qua lối sống khác nhau như có ít hay nhiều căng thẳng, mức độ dinh dưỡng lành mạnh cao hay thấp cũng như có niềm tin nhiều hay ít. Do đó, đối với những chứng bệnh dịch gây bệnh tật chết chóc chưa có thuốc chủng ngừa, cách hay nhất để phòng bệnh là làm cho hệ miễn dịch gia tăng hoạt động qua sự thư giãn thân tâm và tập luyện.

Trong Phật giáo, có nhiều phương pháp thực hành gọi là tu tập để làm phát sinh ra trạng thái thư giãn thân và tâm như dâng hương, tụng kinh, trì chú, lễ Phật 108 lạy, ngồi thiền, thiền hành và cầu nguyện. Người Phật tử có thể tham dự các khóa tu tập ở chùa cũng như tự thực hành ở nhà. Trong trường hợp bệnh quá, không ngồi dậy được, họ vẫn có thể thực hành thiền phối hợp hơi thở và lời niệm Phật để  tạo ra sự thư giãn thân tâm và sau đó cầu nguyện với lòng thành để được chư Phật, chư Bồ Tát gia hộ cho được chóng lành bệnh và phục hồi sức khỏe. Thực hành điều này hỗ trợ rất tốt cho việc chữa trị bệnh tật.

Trong Đạo Phật, điều quan trọng cần nhớ là chư Phật và chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai cả vì tất cả đều theo luật nhân quả.

Trong Đạo Phật, điều quan trọng cần nhớ là chư Phật và chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai cả vì tất cả đều theo luật nhân quả.

Qua những cuộc nghiên cứu khoa học công phu nói trên về trạng thái thân tâm thư giãn khi thực hành các phương pháp buông thư cũng như khi có niềm tin, bác sĩ Benson kết luận là khi trạng thái thư giãn thân tâm xuất hiện thì cơ thể con người tiết ra chất nitric oxide đưa đến hàng loạt sự tốt đẹp xuất hiện trong cơ thể của chúng ta:

Bài liên quan

Cơ thể chúng ta có khả năng phòng chống rất nhiều bệnh tật. Chúng ta gia tăng việc tự cảm nhận niềm vui và sự lành mạnh, các hội chứng bệnh thân thể hay tinh thần do căng thẳng làm phát sinh sẽ giảm đi nhanh chóng hay hoàn toàn hết hẳn, những điều trên tiếp tục xuất hiện trong tiến trình thực hành sự thư giãn và trạng thái tốt đẹp này sẽ càng ngày càng gia tăng mức độ tốt đẹp khi chúng ta tiếp tục thực hành làm phát sinh thư giãn.

Bác sĩ Benson cũng nhắc nhở niềm tin ảnh hưởng đến các chứng bệnh một cách tích cực hay tiêu cực. Khi bị bệnh, chúng ta tin vào sự chữa trị của bác sĩ, sự hiệu nghiệm của thuốc men cũng như sự đáp ứng lời cầu nguyện thì cơ hội lành bệnh sẽ gia tăng. Ngược lại, nếu chúng ta có tinh thần yếm thế, tiêu cực, nghĩ rằng bệnh mình hết thuốc chữa, mạng mình đến lúc tiêu và không có ai có thể cứu giúp mình được thì cơ hội lành bệnh sẽ giảm nhiều. Nếu tin rằng mình bị thư ếm, bùa ngải làm hại (điều này thật sự không có thật, thường do bị hăm dọa hay tưởng tượng mà có) hoặc tin bị trời, thần hay ma quỷ hại thì niềm tin tiêu cực này được các nhà khoa học gọi là Nocebo, tác động ngược với niềm tin tích cực, có thể làm cho mình bệnh tật hay thậm chí là chết nữa. Do đó, trong đời sống hàng ngày, chúng ta cần thực hành đời sống tâm linh tốt đẹp và có niềm tin nơi tôn giáo của mình để luôn luôn hướng đến sự tích cực, an vui và lành mạnh.

Khi bị đau ốm, người Phật tử thực hành cầu nguyện như niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà hay Đức Quán Thế Âm. Họ cầm xâu chuỗi và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi lần một hạt chuỗi.

Khi bị đau ốm, người Phật tử thực hành cầu nguyện như niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà hay Đức Quán Thế Âm. Họ cầm xâu chuỗi và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi lần một hạt chuỗi.

Trong Đạo Phật, điều quan trọng cần nhớ là chư Phật và chư Bồ Tát không bao giờ trừng phạt ai cả vì tất cả đều theo luật nhân quả. Chư Phật, chư Bồ Tát có đại nguyện cứu độ tất cả mọi người hết khổ. Do đó, khi bị đau ốm, người Phật tử thực hành cầu nguyện như niệm danh hiệu Đức Phật A Di Đà hay Đức Quán Thế Âm. Họ cầm xâu chuỗi và niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” hay “Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát” rồi lần một hạt chuỗi. Sau phần niệm danh hiệu chư Phật từ 108 lần đến trên ngàn lần với tâm buông thư, họ thành tâm đọc lên những lời cầu nguyện. Sự thực hành nói trên tạo ra trạng thái thư giãn thân tâm rất tốt đẹp không khác gì lúc ngồi thiền tạo ra trạng thái buông thư. Sự thực hành này rất phù hợp với các cuộc nghiên cứu khoa học về niềm tin đóng góp tích cực vào việc chữa trị bệnh tật.

 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thế nào là rộng duyên lành?

Phật giáo thường thức 16:56 02/04/2024

Duyên có nghĩa là quan hệ. Xây dựng mối quan hệ là gieo duyên. Hai bên từng có mối quan hệ qua lại gọi là hữu duyên (có duyên với nhau). Có mối quan hệ lợi ích cho nhau, gọi là thiện duyên (duyên lành).

Tự tu hành tại nhà mà không đến chùa được không?

Phật giáo thường thức 14:30 02/04/2024

Hỏi: Tôi là Phật tử tu tập tại gia, hàng ngày đều thực hành hai thời công phu gồm tụng kinh (Di Đà, Dược Sư, Địa Tạng…), sám hối (Thủy sám, Lương Hoàng sám), trì chú và niệm danh hiệu Phật theo nghi thức tụng niệm. Tôi có thể tu hành ở tư gia như đã trình bày mà không đến chùa được không?

Đạo Phật là con đường giác ngộ

Phật giáo thường thức 13:41 02/04/2024

Đạo Phật là Đạo giác ngộ, có nguồn gốc từ Ấn Độ, do thái tử là Tất đạt đa Cồ đàm (Siddhārtha Gautama) hình thành và sáng lập.

Nghịch lý của bản ngã vô minh

Phật giáo thường thức 13:33 02/04/2024

Khi chúng ta không thấy biết rõ một điều gì tưởng tượng liền xen vào tô vẽ thêm thắt để tạo dựng điều ấy thành một khái niệm chủ quan theo tầm nhìn, kiến thức, và kinh nghiệm giới hạn của mình.

Xem thêm