Nguồn gốc và ý nghĩa mùa an cư kiết hạ
An cư kiết hạ là pháp tu hành của người xuất gia trong ba tháng hạ đã có truyền thống từ thời Đức Phật còn tại thế. Vậy ý nghĩa của an cư kiết hạ là gì? Chư Tăng làm gì trong mùa an cư kiết hạ?
Nguồn gốc của an cư kiết hạ
An cư tức là ở yên một chỗ. Kết hạ hay kiết hạ có nghĩa là kết giới lại, ở trong phạm vi giới đàn đó. Trong 3 tháng này, là chư Tăng tập trung lại một nơi, một trú xứ để tu tập, không có đi ra khất thực ở bên ngoài.
Trong 3 tháng mùa mưa, côn trùng, ếch, nhái, giun, dế… bò ra ngoài nhiều vậy nên để tránh cho chư Tăng trong việc giẫm đạp vào côn trùng, khiến nó chết làm tổn hại lòng từ; thêm nữa vào mùa mưa, đường xá lầy lội, mưa gió, chư Tăng ôm bát đi khất thực rất khó khăn thì Đức Phật chế ra trong 3 tháng mùa mưa này, chúng Tăng quy tụ về một chỗ theo từng địa phương để sống chung với nhau, sách tấn nhau tu tập. Cho nên, 3 tháng này đối với chúng Tăng là rất quan trọng. Kết thúc 3 tháng an cư thì chư Tăng tự tứ, gọi là ngày chư Phật hoan hỷ.
Một nguyên nhân nữa Đức Phật chế ra ba tháng an cư là vì trong ba tháng này, các chúng ngoại đạo cũng ở yên tập trung lại. Thời Đức Phật có rất nhiều đạo giáo khác, họ cũng lấy ba tháng này để họ ở yên; nhưng lúc này, Đức Phật chưa chế ra an cư kiết hạthì ba tháng này, chư Tăng vẫn đi khất thực. Vậy nên, các tôn giáo khác chê trách rằng vào mùa mưa mà các đệ tử của Đức Phật vẫn đi xin ăn. Nên đó cũng là một trong những nhân duyên Đức Phật chế ra ba tháng an cư cho chư Tăng.
Mùa an cư kiết hạ vào tháng mấy?
Ở Việt Nam chúng ta hiện có hai truyền thống Phật giáo chính là Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam Tông. Mỗi hệ phái lại có truyền thống an cư kiết hạ khác nhau.
1. Phật giáo Bắc Tông
Phật giáo Bắc Tông sẽ bắt đầu mùa an cư từ ngày 16 tháng 4 âm lịch hoặc nếu nơi nào muộn thì bắt đầu từ 16 tháng 5 âm lịch. Chư Tăng nào bắt đầu từ 16 tháng 04 gọi là tiền an cư, chư Tăng nào bắt đầu từ 16 tháng 05 gọi là hậu an cư.
2. Phật giáo Nam Tông
Phật giáo Nam Tông thì chư Tăng an cư chậm hơn, các Ngài bắt đầu từ ngày 16 tháng 6. Đấy gọi là tiền an cư của Phật giáo Nam Tông, còn hậu an cư tức là chậm hơn một tháng là từ 16 tháng 7.
Ý nghĩa 3 tháng an cư kiết hạ
Ba tháng an cư rất quan trọng đối với người xuất gia, các tu sĩ Phật giáo.
Trong 3 tháng đấy, chư Tăng, chư Ni được thực tập tinh thần lục hòa Phật dạy. Các bậc trưởng lão, trưởng thượng thấy trong chúng những ai khiếm khuyết mặt nào thì nhắc nhở, sách tấn hoặc là khiển trách, quở phạt, gọt giũa cho chư Tăng.
Ngoài ra chư Tăng còn được học thêm giáo lý từ những vị trưởng lão chỉ dạy xuống, rồi đến hàng hạ tọa, rồi xuống dưới nữa cho đến các chú tiểu nhỏ Sa-di tập sự xuất gia đều được học trong 3 tháng này.
Những người nhỏ thì được dịp để chấp lao, phục dịch, thị giả, phục vụ cho các bậc trưởng thượng bòn mót công đức; rồi những bậc lớn thì ôn tầm lại kinh điển, rồi trao đổi kinh nghiệm, hành Pháp.
Và khi kết thúc ba tháng an cư kiết hạ này, chư Tăng thêm một tuổi đạo, đạo được lớn thêm là nhờ an cư kiết hạ. Đạo Phật lấy ba tháng an cư để này tính tuổi cho người tu. Có thể người này đi tu nhiều năm nhưng không chịu an cư thì cũng không được tính tuổi hạ, gọi là hạ lạp. Theo luật Phật chế thì chư Tăng mỗi năm có 3 tháng an cư kiết hạ. Đức Phật lấy tuổi hạ làm tuổi đạo cho chư Tăng, không lấy tuổi đời làm tuổi đạo, và lấy tuổi hạ chư Tăng đã được an cư kiết hạ.
Truyền thống an cư kiết hạ từ thời Đức Phật vẫn được tiếp nối đến ngày nay. Hết mùa an cư, chư Tăng, các hàng môn đệ thường tổ chức Khánh tuế Thầy, Tổ của mình thêm một tuổi đạo. Đối với trong đạo, thêm tuổi đạo rất quý. Vì thêm tuổi đạo thì thêm đạo lực, thêm kinh nghiệm tu hành, thêm rất nhiều thứ. Cho nên, đối với trong đạo, Đức Phật cũng rất đặt nặng tuổi đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm