Nguồn gốc, ý nghĩa của chuỗi vòng Phật
Với Phật giáo, tràng hạt là vật không thể thiếu trên con đường tu học, nó giúp cho việc trì niệm thêm tập trung hơn, là một sợi dây xâu chuỗi các ý tưởng thành một trật tự để từ đó nguời tu học có thể đi sâu hơn vào các trạng thái của định để làm phát khởi tuệ giác.
Chuỗi vòng hay tràng hạt có khởi nguồn từ Ấn Độ và đã trở thành một vật phẩm quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa của tín đồ. Cũng như chuông, mõ, tràng hạt là một phương tiện trong muôn ngàn phương tiện tu tập không thể thiếu của Tăng sĩ Phật giáo. Trong Kinh điển Phật Giáo, Khởi nguyên của tràng hạt và lần chuỗi hạt khi niệm Phật, hầu hết đều căn cứ vào lời khai thị của Đức Phật đối với Vua Ba Lưu Ly đã được ghi chép lại trong Kinh Mộc Hoạn Tử. Kinh chép rằng:
“Một thời Đức Phật cùng giáo đoàn của ngài du hóa trong núi Kỳ Xà Quật (Grdhrakùta), nước La Duệ Kỳ (Ràjagrha) quốc vương trong thời nạn ấy tên là Ba Lưu Ly, sai sứ giả đến chốn Phật để xin Thế Tôn đặc biệt rủ lòng thương xót, cho pháp yếu để có thể tu hành được dễ dàng và trong đời mai sau xa lìa được mọi khổ não.
Đức Phật bảo sứ giả về thưa với nhà vua rằng: nếu nhà vua muốn diệt được phiền não chướng, báo chướng nên xâu một chuỗi tràng 108 hạt bằng hạt cây tra (mộc hoạn tử) và thường đem theo mình; khi đi, khi ngồi, khi nằm thường nên chí tâm, không phân tán ý, xưng danh hiệu: Phật, Pháp, Tăng mỗi lần, lần qua một hạt cây tra.
Cứ như thế, lần lượt qua hạt này đến hạt khác, như: mười hạt, hai mươi hạt, trăm hạt, nghìn hạt, cho đến trăm nghìn vạn hạt. Nếu lần được đủ hai mươi vạn lượt, mà thân tâm không tán loạn, không có những siểm khúc, thời khi xả thân này được sinh lên cõi Diệm Thiên thứ ba. Lên đấy, y, thực tự nhiên, thường an lạc hạnh. Nếu lại lần đủ được một trăm vạn lượt, sẽ dứt hẳn được một trăm tám kết nghiệp, mới gọi là vị chứng được quả Tu-Đà-Hoàn (ngược dòng sinh tử), hướng đến đạo Niết bàn, dứt hẳn cội gốc phiền não và chức được quả vô thượng”.
Như vậy, có thể thấy, chuỗi hạt đã có từ lâu và gắn với mỗi cộng đồng xã hội nó có một ý nghĩa biểu trưng hay giá trị thẩm mỹ khác nhau. Nhưng với Phật giáo, tràng hạt được đề cập với vai trò của pháp phương tiện, là pháp khí, là công cụ để hỗ trợ việc tu hành để chứng đạo Bồ đề, đạt giác ngộ.
Theo Kinh Mộc Hoạn Tử, tràng hạt Phật giáo gồm có 108 hạt, tuy nhiên, về sau, để tiện lợi cho các nghi thức hành lễ, tràng hạt được xâu bởi chuỗi hạt với những số lượng ít hơn, như 54, 27 hạt hoặc 36, 18 hạt.
Theo quan niệm của Phật giáo, việc sử dụng tràng hạt có số hạt khác nhau, thì ý nghĩa biểu trưng của nó cũng có những khác biệt:
- Chuỗi 108 hạt là biểu thị cho cầu chứng 108 pháp Tam Muội mà đoạn trừ 108 phiền não.
- Chuỗi 54 hạt là biểu thị cho 54 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Tín, Thập Trú, Thập Hạnh. Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Tứ Thiện Căn Nhân Địa.
- Chuỗi 42 hạt là biểu thị cho 42 cấp vị quá trình tu hành của Bồ Tát, tức là Thập Trú, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Thập Địa và Đẳng Giác, Diệu Giác.
- Chuỗi 27 hạt là biểu thị cho 27 cấp vị của Tiểu Thừa tu hành Tứ Hướng Quả, tức là 18 bậc Hữu Học của Tứ Hướng Tam Quả trước, với 9 bậc Vô Học của Đệ Tứ Quả A La Hán.
- Chuỗi 21 hạt là biểu thị cho 21 vị, tức là Thập Địa, Thập Ba La Mật và quả vị Phật.
- Chuỗi 14 hạt là biểu thị cho 14 Pháp Vô Úy của Bồ Tát Quán Thế Âm.
- Chuỗi 1.080 hạt là biểu thị cho 10 cảnh giới, mỗi cảnh giới đều có 108, cho nên cộng thành 1.080.
Tuy vậy, chúng ta cần biết rằng, sự khác biệt của số hạt với những ý nghĩa biểu trưng khác nhau trên đây, là do các vị Bồ tát, Hiền thánh tăng, sau khi đức Phật nhập diệt, đã tùy duyên giao phó làm phương tiện giáo hóa, mà không phải bắt nguồn từ văn của Kinh điển gốc đã nêu. Nghĩa là số lượng các hạt trên tràng hạt là không cố định và bắt buộc.
Tràng hạt là một vật dụng phổ biến, được dùng như một thứ trang sức hoặc như một pháp khí tùy theo đối tượng sử dụng. Trong Phật giáo, tràng hạt được dùng để liên kết và thiết lập trật tự cho các bài kinh, các kệ tán, các danh hiệu hoặc những thần chú trong khi hành trì. Tràng hạt là một pháp khí quen thuộc.
Không phải ai niệm Phật cũng lần tràng hạt. Điều này, còn tùy theo căn tính và thói quen của mỗi người. Việc dùng tràng hạt khi niệm Phật để dễ định tâm hơn. Người Phật tử cần phải giữ ba nghiệp Thân – Khẩu – Ý sao cho thanh tịnh. Tay lần chuỗi thuộc về thân nghiệp, miệng niệm Phật thuộc về khẩu nghiệp, ý chuyên chú vào câu hiệu Phật không rời ra, thuộc về ý nghiệp. Kinh Phật dạy: “Tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật vãng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp đều thanh tịnh thì cùng Phật vãng sinh về Tây phương cực lạc. Như vậy, tay lần chuỗi cũng là mục đích để ghi nhớ mỗi một hạt chuỗi là niệm một câu hiệu Phật.
Tràng hạt có thể được làm từ nhiều nguồn vật liệu khác nhau, bao gồm gỗ, đàn hương, hạt bồ đề, gỗ bồ đề, hổ phách, san hô, ngọc bích, xương, lụa tơ tằm, bông, sợi và thậm chí cả cây gai dầu,...
Chuỗi vòng tay đã dần dần mở rộng thành một loại phụ kiện, được sử dụng rộng rãi bởi những người không phải Phật tử. Số lượng các hạt vòng thường giao động từ 12 -> 24 hạt tùy theo sở thích cũng như kích cỡ tay của người đeo.Hàng Phật tử niệm danh hiệu Phật là muốn luôn luôn được có chư Phật, chư Thánh hiền, Bồ tát bên mình, mong muốn được học tập theo ngọn đèn trí tuệ của các Ngài, hương từ bi của các Ngài.
Qua đây, Phatgiao.org.vn xin giới thiệu một trong những địa chỉ tin cậy, uy tín khi quý Phật tử có nhu cầu thỉnh chuỗi vòng, tràng hạt đeo tay bằng để thường niệm chư Phật, chư Bồ tát, Thánh hiền… đó là Shop Ưu Đàm. Bên cạnh chuỗi vòng, tràng hạt với nhiều chất liệu, quý Phật tử còn có thể lựa chọn nhiều vật phẩm Phật giáo khác như Tượng Phật,...
Với ý nguyện luôn mong muốn đóng góp chút công đức, gieo duyên lành, đưa Phật pháp đến với nhiều người hơn, với mỗi vật phẩm, Shop Ưu Đàm muốn gửi gắm vào đó sự an lạc, làm sáng bừng ngọn đèn tuệ giác đến với quý Phật tử khi mang những vật phẩm này bên mình. Tại đây quý Phật tử sẽ được cam kết cung cấp các sản phẩm chuỗi vòng, tràng hạt chất lượng cao chắc chắn sẽ khiến quý Phật tử hài lòng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo
Kiến thức 22:01 22/12/2024Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.
Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết
Kiến thức 15:00 22/12/2024Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Xem thêm