Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 24/08/2022, 15:26 PM

Nguyên nhân dẫn đến các sự khổ đau

Khi chúng ta nói về khổ đau, đa phần người ta rất dễ đồng ý, nhưng khi nói đến nguyên nhân của đau khổ thì ngay cả người Phật tử đôi khi cũng khó có được sự nhất quán cái gì là nguyên nhân của đau khổ.

Đức Phật nói cuộc đời là bể khổ theo cái vòng lẫn quẫn của nhân quả thiện ác, tốt xấu đan xen chằng chịt, cho nên nước mắt chúng sinh do khổ đau đem tích chứa lại còn nhiều hơn nước trong bốn biển. Cái khổ là một sự thực hiển nhiên, đã làm người thì ai cũng phải chịu đau khổ ít hay nhiều. Dù giàu nghèo hay sang hèn thì ai cũng có cái khổ riêng của mình nhưng người đời ít ai dám nhìn nhận vào bản chất thật của nó.

Tựu trung cái tâm lý chung của người đời là sợ đau khổ và sợ cả việc nghĩ đến đau khổ nên luôn luôn có thái độ lẫn tránh, che đậy hay muốn quên đi bằng cách ẩn mình trong những vui thú nhất thời. Do đó, người đời ít khi muốn bàn đến đau khổ vì ai cũng muốn sống trong sự vui tươi và ai cũng mong cầu hạnh phúc.

Khổ đau không phải tự nhiên đến mà tại chúng ta tạo nghiệp si mê. Ảnh: Làng Mai.

Khổ đau không phải tự nhiên đến mà tại chúng ta tạo nghiệp si mê. Ảnh: Làng Mai.

Nguyên nhân chính của đau khổ là “dục”, tức là lòng ham muốn không có giới hạn như biển sâu không đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời không chết nên cố luyện trường sanh bất tử, ham muốn chiếm đoạt, ham muốn khoái lạc về vật chất lẫn tinh thần, ham muốn tình cảm, nói tóm lại con người ham muốn đủ thứ hết dù phải rơi vào vòng tội lỗi.

Khi tham muốn được rồi lại muốn nhiều thêm nữa, muốn mà không được thì sinh ra sân hận tìm cách trả thù. Con người khi thiếu thốn quá cho rằng đó là khổ, bởi thiếu thốn nên ta mong muốn có được đầy đủ, nhưng mong muốn mà không được như ý là khổ, được rồi lại mất càng khổ hơn, mọi đau khổ ở đời đều do nguyên nhân chính là dục.

Thân xác chúng ta luôn luôn có những nhu cầu cần được thoả mãn như ăn no mặc ấm, ngủ nghỉ thoải mái, vui chơi giải trí, nhà cao cửa rộng. Đó là những điều kiện mà ta cho là hạnh phúc, rồi đến các nhu cầu sinh hoạt khác như hưởng thụ khoái lạc, danh vọng, chức tước và quyền lực.

Khi chúng ta mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tất nhiên ta phải đụng chạm đến nhiều người khác vì họ cũng đang tìm như ta vậy. Sự ham muốn quá đáng làm cho ta mù quáng, do đó chúng ta chỉ muốn hưởng thụ trên sự đau khổ của kẻ khác.

Đức Phật ví sự vui khổ ở đời cũng như những cảm giác khó chịu của người gánh nặng. Khi chúng ta đổi vai đang gánh nặng thì sẽ cảm thấy dễ chịu và vai có gánh thấy nặng nề khó chịu, ta cứ thế mà đổi vai qua lại để có được một chút dễ chịu.

Do đó, chúng ta nên biết cái vui lúc nào cũng đi liền với cái khổ, chỉ khi nào chúng ta bỏ gánh nặng xuống hoàn toàn thì mới chấm dứt hẳn cảm giác khổ vui. Bỏ gánh xuống nghĩa là chúng ta đã chuyển hóa được tham muốn, tức là chúng ta đã tự tại, giải thoát vậy. "Chiến thắng mười vạn quân còn dễ hơn chiến thắng lòng mình, chúng ta tự thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất."

Vào một lần nọ khi lên 8 tuổi, thái tử ngồi xem các nông dân cày ruộng trong lễ hạ điền, tức lễ cày ruộng đầu năm. Khi đất bị cày lên, ngài thấy đủ thứ loại côn trùng tìm cách chạy trốn trong hoảng loạn, chim chóc thấy thế sà xuống gắp ăn. Rồi phía trên cao, những con chim lớn hơn đang canh chụp bắt các con chim nhỏ đó.

Nhìn thấy cảnh tượng chúng ăn nuốt lẫn nhau theo quy luật lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ngay khi ấy thái tử cảm nhận được quy luật sống chết của muôn loài vật. Con vật này sống và tồn tại là từ sự chết chóc đau thương của con vật kia. Con này được sống thì con kia phải ra đi trong oằn oại đau đớn vô cùng. Và tương tự như thế với sự sống của con người, biết bao nhiêu loài vật khác phải chịu đau thương chết chóc để nhân loại được tồn tại.

Ngày xưa chưa có quan niệm ăn chay, nhưng khi thấy cảnh các loài vật ăn nuốt lẫn nhau theo nguyên lý lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu thì thái tử đã thấy thương tâm bởi sự sống của chính mình mà làm khổ đau chúng sinh khác. Bây giờ tinh thần ăn chay đã được lan rộng khắp cả thế giới, rất nhiều người thích ăn chay vì tu tập, vì từ bi, vì thương xót, vì giảm bệnh, vì ý thức sự khổ đau khi làm tổn hại các loài vật. Tuy nhiên, thế gian này đại đa số con người vẫn không chấp nhận việc ăn chay vì họ quan niệm rằng vật dưỡng nhân.

Nếu sự thật “vật phải dưỡng nhân”, có nghĩa con vật được sinh ra để phục vụ con người, để bồi bổ sức khỏe cho con người thì chúng ta tội gì phải ăn chay lạt đạm bạc. Cái hiểu biết và nhìn nhận như thế là chưa có sự đồng cảm với muôn loài vật, là sự tham lam, ích kỷ của con người không có lòng từ bi thương xót chúng sinh.

Thái tử khi còn nhỏ đã biết thương tâm khi nhìn thấy các loài chim ăn côn trùng bởi vì trong ngài đã có tâm từ bi rộng lớn thương yêu bình đẳng tất cả chúng sinh. Chúng ta nỡ lòng nào đi cắt cổ mổ họng, chiên xào nấu nướng những con vật mà không hề nghĩ đến sự đau đớn tột cùng của nó, rồi còn biện luận rằng “vật dưỡng nhân”. 

Nếu thực sự các loài vật được sinh ra để nuôi dưỡng con người thì con gà, con vịt, con cá, con heo, con bò, con trâu… có thật sự tự nguyện đến mời chúng ta làm thịt, hay là chúng ta vì ham ăn ngon nên khiến chúng phải kêu la thất thanh trong hoảng sợ? Con người quá khôn ngoan, thông minh và lanh lợi, con vật dù lớn tới đâu cũng bị con người khống chế rồi bắt giết. Khi chúng ta rượt bắt thì chúng hoảng sợ và chạy trốn. Chúng chạy trốn tức là chúng sợ đau đớn, sợ bị giết, sợ chết chóc. Như vậy, loài vật chúng không sẵn sàng để cho con người làm thịt, chỉ vì chúng ta tham ăn món ngon vật lạ nên phải giết chúng để ăn rồi đổ thừa vật dưỡng nhân.

Chúng ta khi có tu tập sẽ thấy rõ cái vòng lẫn quẫn của sự giết hại nhau là do không có hiểu biết, không có lương tâm, không có tính người và không có lòng từ bi đối với muôn loài vật. Chúng ta không nên vì tẩm bổ cho mình mà để cho các loài vật phải chịu khổ đau. Nghĩ được như vậy thì lòng từ bi của mình được phát triển nên chúng ta ăn chay là để tăng trưởng lòng từ bi. Ngoài ra, nếu chúng ta không giết hại thì không mắc nợ mạng sống, không bị bệnh tật hiểm nghèo hành hạ đau đớn, không bị 6 căn khiếm khuyết hoặc chết yểu.

Trước đây khi chúng ta chưa biết ăn chay vì quan niệm sai lầm “vật dưỡng nhân”, quý Phật tử có thể giết heo, mổ trâu, làm gà, làm vịt, làm cá chim đủ loại… Hôm nay, chúng ta đủ duyên đi chùa thực tập hạnh buông xả, phát triển lòng từ bi nên ta ăn chay, sống đời hiền thiện để chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Người phụ nữ thời xưa lo việc nội trợ bếp núc trong nhà nên giết hại đủ thứ các loài vật lớn nhỏ để phục vụ cho cha mẹ, chồng con. Ngày hôm nay nhờ gặp Phật pháp chúng ta mới biết tu tĩnh, ăn chay, thực tập hạnh buông xả thuần thục nên dần cảm nhận được bình yên, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.

Khi đã tu tập thuần thục chúng ta mới thấy ăn chay làm cho tâm trí ngày càng thêm sáng suốt nên phân biệt được đúng sai, phải quấy, chánh tà… Khi tâm từ tăng trưởng thì chắc chắn chúng ta sẽ được sống vui tươi, an ổn, không sợ oán thù vay trả.

Ăn chay lâu dài khuôn mặt chúng ta sẽ trở nên hiền từ, thân tướng được trang nghiêm, trong lòng cảm thấy an ổn, nhẹ nhàng. Còn khi ăn mặn các chất tanh hôi sẽ làm cho mình thêm si mê, tham lam và sân hận nên dễ dàng nóng nảy, mất tự chủ mà làm tổn hại người khác.

Tương lai của chúng ta luôn là sự kết tinh với hiện tại, ngay tại đây và bây giờ ta được bình yên, hạnh phúc thì tương lai cũng sẽ hưởng được nhân quả tốt. Con người ta khi rơi vào trạng thái khổ đau quá lớn thường hay trách móc người thân yêu để rồi gặm nhấm nỗi đau mà than thân trách phận chứ không tự tìm ra lối thoát. Ta tự chấp nhận mình là kẻ khổ đau nhất trên đời này chứ không chịu để ai kéo mình thoát khỏi vực thẳm đen tối ấy.         

Khi còn nhỏ dại và không đủ nhận thức sáng suốt em bé dễ hờn dễ khóc, nhưng chỉ cần người khác vỗ về đôi chút là em bé trở lại trạng thái bình thường. Vậy nên ta muốn có ánh sáng bình minh, muốn vượt thoát cơn khổ đau tuyệt vọng thì ta phải làm mới lại chính mình bằng cách làm chủ bản thân từ thân-miệng-ý. Cây khô mọc theo triền núi một khi đã sống rồi thì dù có phong ba bão táp cũng không thể làm nghiêng ngã được, chúng ta cần phải sống lại con người chân thật của mình như thuở ban đầu hồn nhiên suốt năm tháng trẻ thơ.    

Nếu biết nhìn sâu vào nội tâm ta sẽ cảm ơn những ai đã từng làm cho mình dày vò đau khổ, nhờ họ mà ta biết rõ năng lực trong ta còn yếu kém mà cố gắng tu tập chuyển hoá nhiều hơn. Chính những nỗi đau ấy khiến cho năng lực của ta càng thêm thâm hậu vì ta đã ý thức sâu sắc về giá trị của cuộc đời mà quyết tâm làm mới lại chính mình bằng trái tim yêu thương và hiểu biết. Ta hãy tin chắc rằng mọi thứ trên đời này đều vô thường, cái gì rồi cũng sẽ đổi thay. Ta sẽ không còn tuyệt vọng nữa bởi vì trong ta đã có chất liệu của tình thương.

Thế gian này với vô vàn nỗi khổ niềm đau, mỗi người khổ mỗi cách, có người khổ vì thiếu thốn đói rét, có người khổ vì không gia đình người thân, có người khổ vì gia đình không hạnh phúc. Ai cũng khổ, khó có ai được niềm vui trọn vẹn. Vậy mà Phật nói cuộc đời là khổ thì chúng ta lại nói đạo Phật bi quan, yếm thế. Rõ ràng con người luôn chối bỏ sự thật, chạy trốn sự thật và không chấp nhận sự thật. Chúng ta thử nghiệm lại trên thế gian này từ người giàu sang cho tới người nghèo khó có ai lại không khổ, có ai được sống hoàn toàn vui vẻ, hạnh phúc?

Khổ đau không phải tự nhiên đến mà tại chúng ta tạo nghiệp si mê lầm lẫn do thiếu sáng suốt vì thấy biết sai lầm. Có người nghe Phật dạy đời là khổ, thân là vô thường, vạn vật đều biến chuyển đổi thay thì cho rằng Phật bi quan. Nhưng khi chúng ta thấy rõ được lẽ thật thì sẽ bớt chấp trước, dính mắc vào cuộc sống tạm bợ vô thường, chính nhờ vậy mà ta biết cách chuyển hóa nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc.

Chúng ta phải dám nhìn nhận sự thật mới thấy thân tâm này là vô thường, tạm bợ để bớt tham đắm, luyến ái mà tạo ra nỗi khổ, niềm đau cho mình và người. Chúng ta hãy thường xuyên quán chiếu như vậy để thấy rõ mạng sống trong hơi thở mà giảm bớt tham muốn quá đáng.

Chúng ta cứ cắm đầu lo hết việc này đến việc khác trong khi việc làm sao để gạn lọc thân tâm cho được trong sáng, tốt đẹp để bớt tham-sân-si thì ít quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật chỉ muốn tu để đời sau được sung sướng hơn, đẹp đẽ hơn, nhiều của cải vật chất hơn chớ không muốn được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

Nhân quả báo ứng theo ta như bóng với hình, nổi khổ niềm đau sẽ theo ta từ đời này đến kiếp khác không có ngày thôi dứt. Chính vì sự sống của mình mà chúng ta phải giết hại các loài vật cho nên có cuộc sống là có khổ đau. Thái tử khi còn nhỏ đã thấy rõ ràng tất cả các loài có tình thức đều phải chịu như thế.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Đủ phước đức mới thành tựu được hai phương diện “thân vui, tâm cũng vui”

Kiến thức 17:00 01/05/2024

Sống ở đời, hạnh phúc nhất là thân khỏe và tâm an, vật chất và tinh thần đều sung mãn. Nói theo Thế Tôn là “thân vui, tâm cũng vui”, đời sống vật cãhất đầy đủ, thân thể khỏe mạnh đồng thời đời sống tinh thần hiện tại an vui, tâm không còn phiền no, vượt thoát các ác đạo.

Ngủ an lạc, thức an lạc, không ác mộng, được mọi người thương mến

Kiến thức 12:21 01/05/2024

Trong tự nhiên, nước là chất lỏng mềm ướt, vậy mà nước dưới áp lực cao có thể cắt đứt mọi thứ. Nước còn khắc chế được hỏa hoạn, dập tắt lửa dù nó có hung bạo tới đâu.

Phép cầu an đích thực

Kiến thức 11:55 01/05/2024

Đức Phật không thể ban phát cho chúng sanh sự an lành, hạnh phúc, nếu Ngài có thể ''ban cho'' thì chúng sanh trong cõi đời này không một ai khổ cả. Vì thế, là Phật tử hãy biết tự cầu an bằng cách sinh hoạt điều độ, có khoa học.

Phương thuốc trị tâm bệnh trong Kinh Dược Sư (II)

Kiến thức 18:33 30/04/2024

Con người cần nên học theo phương pháp “bắt mạch và trị bệnh” của Phật Dược Sư, không phải là học theo cách lễ Phật Dược Sư như thế nào.

Xem thêm