Càng về già càng khổ đau nhiều hơn
Nói đến sự khổ trong lúc tuổi già, con người khi già yếu thì mắt mờ tai điếc, gối mỏi lưng còng, chân tay run rẩy, ăn không có cảm giác ngon miệng, ngủ không ngon giấc, trí nhớ giảm sút đáng kể, làn da khô nhăn, răng thường đau nhức và rụng bớt.
Người tuổi già thường hay lú lẫn, đây là nỗi khổ niềm đau của người già. Dù cho thanh niên cường tráng hay thiếu nữ khỏe mạnh thì theo thời gian rồi cũng phải đối đầu với sự già yếu này.
Chúng ta hãy cùng hồi tưởng lại cuộc đời của đức Phật, có một lần khi đi ra khỏi cổng thành, thái tử thấy một người già ốm o gầy mòn, dung nhan tiều tụy phải dùng gậy chống đỡ và vừa đi vừa thở hổn hển rất đau khổ. Ngài thấy cảnh tượng như thế mới quán xét và chiêm nghiệm rồi đây mình cũng già nua, yếu ớt và tàn tạ như vậy. Càng chiêm nghiệm ngài càng thấm thía sâu sắc nỗi khốn khổ của người già nên càng thương cảm họ nhiều hơn.
Chúng ta bây giờ thấy người già thì nên biết soi xét lại chính mình để có sự cảm thông và thương tâm đến họ. Thấy người khác già thì chúng ta biết mình cũng sẽ già, từ đó ta có sự tôn trọng, kính mến, quan tâm giúp đỡ những người già nhiều hơn. Đồng thời, chúng ta quyết tâm sống và tu tập để biết cách làm chủ bản thân mà thoát khỏi sự chi phối khổ sở của tuổi già.
Phật dạy sinh-già-bệnh-chết khổ, đó là một sự thật của kiếp người. Già là khổ. Vì sao già lại khổ? Hiểu biết, nhận thức giảm sút, mắt mờ tai điếc, đi đứng lọng cọng, gối mỏi lưng còng, ăn uống khó khăn… Già như vậy quả thật là khổ. Rồi sao nữa? Bệnh là khổ. Quý vị nào có vào bệnh viện sẽ thấy cảnh từ em bé sơ sinh cho đến người già bệnh phải nhập viện nhưng không đủ chỗ nằm, thậm chí phải nằm ngoài hành lang.
Người già lại thường chậm chạp, luống cuống trong mọi sinh hoạt hằng ngày khi ăn uống, đi đại tiểu tiện… và thường làm nhớp nhơ. Con cháu dù thân thương đến đâu cũng sanh nhàm chán, bực bội, xa lánh, sao lãng bổn phận. Chính những hành động, thái độ thiếu hiểu biết, vô trách nhiệm của con cháu đã khiến người già chịu nhiều đau khổ.
Chỉ có những người con chí hiếu dù ở hoàn cảnh nào cũng thương yêu, kính quí, chăm sóc chu toàn cho ông bà, cha mẹ. Quả thật, tuổi già thật đáng buồn tủi, khổ sầu nếu không biết tu sửa. Thời thanh niên cường tráng đã qua, thời già nua suy yếu đến, mạng sống con người cứ rút ngắn theo thời gian và cuối cùng thể xác đi dần đến hư hoại.
Có những người lớn tuổi già yếu rồi nhưng khi ngồi với nhau chỉ nói toàn những chuyện quá khứ hào hùng như để khoe hay, khoe giỏi nên khi con cháu không đáp ứng nhu cầu cần thiết thì cau có, giận dỗi, buồn phiền. Nhiều người bây giờ đã già mà vẫn không chịu biết mình đang già, nếu khéo nhìn lại thì sẽ thấy rõ mình đã già yếu, bây giờ cần phải dốc tâm tu tập, kiếm chút ít tư lương, tích tạo phước đức để ngày ra đi được an ổn, nhẹ nhàng.
Chúng ta dám nhìn thẳng vào sự thật là đã biết cách học theo hạnh giác ngộ của đức Phật. Lúc còn trai tráng, thái tử đang là một người có đầy đủ tất cả quyền uy, thế lực, văn võ song toàn. Vậy mà khi thấy người già thì liền biết mình rồi cũng sẽ già nua và ốm yếu như thế. Thấy rõ cuộc đời không có gì đáng để gọi là vui nên Ngài đã quyết chí xuất trần. Nhìn nhận, chiêm nghiệm và thấu tột được như vậy là chúng ta đã biết học theo cái nhìn của bậc giác ngộ.
Trong thực tế, con người khi già rồi các căn đều suy yếu, mắt mờ, tai lãng, lưng mỏi, chân run, ăn thấy kém ngon, ngủ không an giấc, trí nhớ chẳng còn minh mẫn, làn da khô nhăn, răng lần lần đau nhức và chuyển rụng.
Lắm kẻ tuổi già lờ lẫn, khi ăn mặc, lúc đại tiểu đều nhớp nhơ, con cháu dù thương tiếc giúp đỡ nhưng lâu ngày cũng sanh nhàm chán, muốn bỏ bê. Xét ra, cái già thật không có gì là vui thú, nếu chúng ta không biết tu tập chuyển hóa thì càng già càng khổ hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm