Thứ sáu, 29/07/2022, 09:37 AM

Chẳng thà khổ đau mà giác ngộ lẽ thật...

Sự kiện đang đến với con chính là đang giúp con thấy ra chính mình hơn là giữ lại cho mình một trạng thái tuyệt vời nào đó. Hãy sống thực để khám phá chân lý còn hơn dựng cho mình một tháp ngà an toàn dễ bị tổn thương.

Chẳng thà khổ đau mà giác ngộ lẽ thật còn hơn chấp giữ sự bình an của cái ta chìm đắm trong thỏa mãn. Lắm khi phá vỡ sự bình an chính là phá vỡ thành trì của bản ngã. Bản ngã chấp giữ cái nó thỏa mãn, dù là thỏa mãn Niết-bàn thì vẫn còn sinh tử, như trong Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc Đức Phật đã nói rõ, huống chi chỉ là một trạng thái bình an hữu vi hữu ngã. Sự kiện đang đến với con chính là đang giúp con thấy ra chính mình hơn là giữ lại cho mình một trạng thái tuyệt vời nào đó. Hãy sống thực để khám phá chân lý còn hơn dựng cho mình một tháp ngà an toàn dễ bị tổn thương.

Lấy sáng suốt để giác ngộ, lấy định tĩnh để giải thoát

Lắm khi phá vỡ sự bình an chính là phá vỡ thành trì của bản ngã.

Lắm khi phá vỡ sự bình an chính là phá vỡ thành trì của bản ngã.

...Có 3 loại khổ:

1.Khổ tự nhiên như nóng lạnh đói khát...

2. Khổ quả như mù câm điếc...

3. Khổ do thái độ vô minh ái dục như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ do cầu không được, yêu phải xa, ghét phải gần... Cái khổ thứ ba thì chấm dứt tà kiến, tham ái là hết, còn hai loại khổ đầu thì Phật, Thánh cũng đều phải khổ huống chi mới thấy vô thường vô ngã!

Thái độ nhận thức và thái độ hành động là nhân, trạng thái là quả. Ví dụ: Khi con hiểu lầm bạn mà nổi sân với bạn ấy thì hiểu lầm là thái độ nhận thức sai và nổi sân là hành động của ý không tốt, như vậy đó là nhân không đúng tốt. Sau đó hậu quả là con mất tình bạn và buồn khổ, như vậy do nhân không đúng tốt đưa đến quả là trạng thái hay tình trạng đau khổ.

Khi biết con đã có thái độ không đúng tốt và kết quả là trạng thái khổ đau thì đó chính là dịp để con điểu chỉnh thai độ nhận thức lại cho đúng, đồng thời điều chỉnh hành động thân khẩu ý cho tốt. Từ chỗ thấy ra sự sai xấu con điều chỉnh cho đúng tốt với sự thật trong thực tế gọi là điều chỉnh nhận thức và hành vi theo tùy duyên thuận pháp.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm