Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 02/07/2019, 14:50 PM

Nhà sư và khu rừng trăm loại tre ở núi Sơn Trà

Khu rừng đó chỉ rộng chừng 1ha nằm khép dưới chân núi Sơn Trà nhưng lại là nơi tập hợp được hơn 100 loài tre, trúc từ khắp đất nước Việt Nam. Chủ nhân của khu rừng là sư thầy Thích Thế Tường.

>>Chân dung từ bi 

Cư trần lạc đạo 

Những rặng tre trong khu vườn “Sơn Trà tịnh viên” do thầy Tường gây dựng. Ảnh: Phương Điền

Những rặng tre trong khu vườn “Sơn Trà tịnh viên” do thầy Tường gây dựng. Ảnh: Phương Điền

Thầy Tường có niềm đam mê kỳ lạ với tre, loài cây gắn liền với nông thôn Việt Nam cùng tuổi thơ nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên từ lũy tre làng. Thầy có giấc mơ sẽ tập hợp đủ 300 loại tre, trúc trên đất nước về tại khu rừng này.

Bài liên quan

Sư thầy Thích Thế Tường từng được một Phật tử cúng dường 1ha đất ở Suối Đá (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng). Suối Đá ngày đó hoang vu, lau sậy bạt ngàn. Sư thầy dựng một cái am nhỏ làm nơi tu hành.

Tu theo dòng Lâm Tế (Đại Thừa) nhưng lòng từ lâu đã ngưỡng mộ Phật hoàng Trần Nhân Tông nên thầy Tường an trí tượng Phật hoàng và ngày ngày kinh kệ. Am của thầy là nơi duy nhất của TP. Đà Nẵng (vốn rất nhiều chùa chiền và tượng danh nhân) có thờ vị anh hùng dân tộc, ông Tổ của Thiền phái Trúc Lâm: Vua Trần Nhân Tông.

“Tôi xuất gia từ nhỏ với một dòng tu khác nhưng càng lớn càng ngưỡng mộ dòng thiền Trúc Lâm, một dòng thiền thuần Việt, với tư tưởng nhập thế “cư trần lạc đạo”, tu không nhất thiết phải vô chùa, đóng cửa tụng kinh mà tìm niềm vui của đạo ngay trong chốn trần ai” - thầy Tường tâm sự.

Vì tư tưởng “nhập thế” mà thầy tâm nguyện phải làm một cái gì đó hữu ích cho vùng đất mình đang ở. Thầy chọn một lối đi cũng là lối tu: Sưu tầm toàn bộ các giống tre trúc còn có ở mọi miền nước Việt về trồng, biến nơi hoang vu này thành vườn bảo tồn tre trúc Việt. Đây là việc chưa ai và chưa nơi nào trên cả nước làm, kể cả những cơ quan chuyên ngành.

Thầy Tường bên hồ cá và những rặng tre. Ảnh: Phương Điền

Thầy Tường bên hồ cá và những rặng tre. Ảnh: Phương Điền

Bài liên quan

Ngoài thời gian tu hành, thầy Tường lại dành thời gian tìm kiếm các loại tre trúc nhưng đổi lại chỉ là sự thất vọng. Thời điểm đó ở Đà Nẵng các loài tre gần như mất dạng. Thầy Tường chỉ thấy tre trúc được trồng khiêm tốn trong một số khu nhà vườn hay chậu cây cảnh. Từ đó, thầy luôn nung nấu tạo nên một khu rừng trồng toàn tre trúc Việt Nam ở mảnh đất này. Người phật tử quý mến và ngưỡng mộ tâm nguyện của thầy đã tặng mảnh đất để thầy thỏa ước nguyện.

“Tôi tự mình đào ao sen, đắp đất để trồng cây. Lúc đầu chỉ là những giống tre, trúc quanh vùng ở Đà Nẵng, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế. Bộ sưu tập tre trong khu rừng này cứ lớn dần lên theo từng năm bởi tôi không bao giờ quản ngại xa xôi để mang giống mới về trồng. Mỗi khi có người báo tin có giống tre chưa có trong vườn, tôi đích thân đi kiểm tra và xin gốc để mang về trồng trong khu rừng này”, thầy Tường tâm sự.

Theo thầy Tường, cùng là loài tre, trúc nhưng mỗi giống, mỗi loài lại có những chi tiết khác nhau mà người tinh ý mới có thể nhận ra. Trong cùng một loài mà ở những địa phương khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau.

Công đức cho đời

Cảnh yên bình như chốn bồng lai tiên cảnh trong Sơn Trà tịnh viên. Ảnh: Phương Điền

Cảnh yên bình như chốn bồng lai tiên cảnh trong Sơn Trà tịnh viên. Ảnh: Phương Điền

Khu rừng với hơn 100 loại tre, trúc của thầy Tường đã được ghi nhận khi vào năm 2013, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã đứng tên bảo trợ cho khu rừng. Tuy nhiên, nguyện vọng của thầy Tường vẫn chưa dừng lại ở đây. Thầy cho hay đất nước Việt Nam có đến 300 loại tre, trúc.

Bài liên quan

Mang theo cuốn Tre trúc Việt Nam của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam làm cẩm nang, nhiều năm ròng, thầy Tường lặn lội khắp các tỉnh miền Trung, rồi vào Nam, ra Bắc để đi tìm tre, trúc. Tre “độc”, lạ thường mọc nơi hoang vu rừng núi, vùng sâu, vùng xa. Thầy không ngại gian khổ, nguy hiểm, biết chỗ nào có giống lạ là tìm đến, người ta cho thì xin, bán thì mua. Vài nắm xôi và cái võng, hành trang của thầy chỉ vậy, đi đến đâu đói ăn, khát uống...

Tự tay thầy đào gốc tre rồi vác ra đến nơi có đường để đón xe về. “Nhất đốn tre...”, không nói cũng biết cái chuyện đốn tre rồi vác tre khó nhọc thế nào. Vậy mà một thầy tu mảnh dẻ đã làm việc khó nhọc đó suốt 7 năm ròng, trên khắp mọi miền đất nước, chủ yếu là những vùng núi non, rừng rú. “Càng đi, tôi càng thấy việc mình làm là cần thiết.

Vì có nhiều loại tre, trúc quý có tên trong cuốn Tre trúc Việt Nam nhưng đã không còn ngoài thực tế. Mỗi ngày qua đi, nguy cơ tre trúc Việt bị hủy diệt càng lớn vì các lý do đốt rừng, phá rừng, lấy măng bừa bãi, trâu bò giẫm đạp... Thực tế đó thôi thúc tôi làm thật nhanh để kịp thời cứu vãn những giống tre trúc quý của Việt Nam còn sót lại”.

Chân dung sư thầy Thích Thế Tường. Ảnh: Phương Điền

Chân dung sư thầy Thích Thế Tường. Ảnh: Phương Điền

Bài liên quan

Tại đây có những loại huyền trúc (trúc đen) đặc biệt quý hiếm, ngày xưa rất nhiều ở Yên Tử, bây giờ chỉ còn rải rác ở Hà Giang, Lào Cai. Thầy cắm bảng ghi tên Việt, tên Latinh cho từng loại tre mình trồng. Khu rừng tre này, không khác gì một viện bảo tàng, nơi khát vọng, trí tuệ và công sức đều đáng ngưỡng mộ. Ngày ngày thầy coi việc trồng trọt, chăm sóc tre là một công án để chứng nghiệm và hành đạo.

Người địa phương kể rằng, trước đó, cả năm trời, thầy phát quang bụi rậm, rồi đào hồ nước rộng mấy trăm m2 để trồng sen và lấy nước tưới cho tre (lúc mới trồng). Ngay cả những nông dân cần cù nhất cũng phải nể phục sự dẻo dai, bền bỉ và chịu đựng khó nhọc của thầy. Hơn chục năm qua, thầy Tường đã biến khu rừng hoang vu thành một bảo tồn tre trúc vừa có giá trị về sinh học, vừa có giá trị về văn hóa, du lịch. Tất cả đều đơn sơ, giản dị như cuộc sống của vị ẩn sĩ này giữa núi rừng Sơn Trà. Thầy Tường cho hay khu rừng được gây dựng vì đam mê và hy vọng sẽ để dành lại cho con cháu đời sau.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nước ngọt về xã đảo ở Giồng Trôm

Gieo mầm thiện 17:54 24/04/2024

Bà con xã đảo Hưng Phong (huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre), ngày 23/4 đã nhận được nước ngọt và thùng nhựa từ một hoạt động từ thiện mang tên "Giọt nước nghĩa tình".

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Xem thêm