Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 21/05/2019, 11:22 AM

Sư thầy thiện tâm và nhân duyên với những đứa trẻ bị bỏ rơi

Sư thầy Nguyên Bình cho biết, hiện chùa có 23 trẻ. Trong đó có 3 cháu khuyết tật. Đáng thương nhất là bé trai 4 tuổi rưỡi. Cháu là trẻ mồ côi, được cặp vợ chồng ở Hải Phòng nhận nuôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc của bố mẹ nuôi không đầy đủ. Năm 2 tuổi, cháu ốm rồi mắc bệnh bại não.

>>Gieo mầm thiện 

Bài liên quan

Chùa Mục Đồng nằm ở thôn Yên Xá, xã Phan Đình Phùng (Mỹ Hào, Hưng Yên). Ông Vũ Văn Dương - trưởng thôn Yên Xá cho biết, chùa Mục Đồng cổ xây dựng từ thời vua Đinh Tiên Hoàng. Thời kỳ Pháp thuộc, chùa bị tàn phá nặng nề, không còn dấu tích. Sau này bà con dân làng dựng lên ngôi chùa mới trên nền đất cũ của ngôi chùa cổ.

‘Từ xa xưa ngôi chùa có nhiều người về đây cầu con nên người dân đặt tên là Mục Đồng hay còn gọi là chùa Cầu Con. Năm 2017, Đại đức Thích Nguyên Bình được địa phương mời về trụ trì. Ngôi chùa đang được xây dựng mới’, ông Dương nói.

Vẫn lời ông Dương, sư trụ trì còn khởi công xây dựng thêm khu nhà bảo trợ cho mẹ đơn thân, mang thai ngoài ý muốn, trẻ mồ côi, người già không nơi nương tựa và nghĩa trang thai nhi. Để thực hiện công trình này, địa phương đã tạo điều kiện, cho chùa khu đất rộng gần 4 nghìn m2.

Những mảnh đời côi cút

Tiết trời oi ả, nắng như đổ lửa nhưng Đại đức Thích Nguyên Bình vẫn cần mẫn cuốc từng nhát đất, cùng anh em thợ xây, san lại con đường dẫn vào chùa. Tâm nguyện xây dựng trung tâm bảo trợ của sư thầy đã ấp ủ từ lâu nhưng đến giờ mới có cơ hội thực hiện.

‘Nhân duyên đầu tiên khiến tôi muốn xây dựng trung tâm bảo trợ bắt đầu từ năm 2006 khi có cháu bé bị bỏ rơi, tôi đứng ra nhận nuôi dưỡng. Từ đó người này truyền người kia, hễ có hoàn cảnh nào bị bỏ rơi là phật tử đưa về chùa’, sư thầy trụ trì nói.

Chùa Mục Đồng đang xây dựng dang dở

Chùa Mục Đồng đang xây dựng dang dở

Sư thầy Nguyên Bình cho biết, hiện chùa có 23 trẻ. Trong đó có 3 cháu khuyết tật. Đáng thương nhất là bé trai 4 tuổi rưỡi. Cháu là trẻ mồ côi, được cặp vợ chồng ở Hải Phòng nhận nuôi. Tuy nhiên, sự chăm sóc của bố mẹ nuôi không đầy đủ. Năm 2 tuổi, cháu ốm rồi mắc bệnh bại não.

Việc chăm sóc đứa trẻ khuyết tật vất vả, vợ chồng này nảy sinh cãi vã. Cuối cùng họ đưa đứa con nuôi lên chùa. Vô hình chung, đứa trẻ bị bỏ rơi lần thứ hai. Sư thầy đang cho cháu về bệnh viện ở Hải Phòng điều trị vật lý trị liệu.

‘Đây chính là lý do khiến tôi không muốn cho các cháu đi làm con nuôi, dù rất nhiều người gọi đến đặt vấn đề. Có lúc, hàng trăm cuộc gọi xin con, tôi từ chối không hết, đành phải tắt máy để tránh bị làm phiền. Nhỡ may đứa trẻ vào gia đình không tốt, lại làm khổ cháu', sư thầy trụ trì bộc bạch.

Được biết, ngoài chùa Mục Đồng, sư thầy Nguyên Bình còn trụ trì chùa Thiên Hương (Dương Quang, Mỹ Hào, Hưng Yên). Thời điểm này, tất cả các trường hợp cần cưu mang, sư thầy đều đưa về chùa Thiên Hương ở, chùa Mục Đồng hoàn thiện cơ sở vật chất, sẽ chuyển mọi người về đây, vì khu nhà ở chùa Thiên Hương đã xuống cấp.

Sư thầy Nguyên Bình cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi

Sư thầy Nguyên Bình cưu mang những đứa trẻ bị bỏ rơi

Bài liên quan

‘Vài ngày nay, tôi ốm sốt. Mấy đứa nhỏ đi học về là chạy vào hỏi thăm. Hỏi ‘thầy ơi bao giờ thầy khỏi’. Nghe xong, tôi cảm thấy ấm lòng, như có nguồn động lực, động viên bản thân phải cố gắng thật nhiều, để che chở cho chúng’, sư thầy tâm sự.

Sư thầy chia sẻ thêm, những đứa trẻ ở đây đều chung số phận côi cút giữa cuộc đời. Cách chúng đến với chùa cũng đặc biệt, như trường hợp đứa trẻ bị mẹ ruột bỏ ở chùa cách đây 2 năm.

Một ngày cuối tháng 10/2017, sau bữa cơm tối, nhóm sinh viên tình nguyện cùng nhau lên khu nhà mẫu (chùa Thiên Hương) quét dọn thì phát hiện một bé sơ sinh khoảng 2 ngày tuổi đang khóc ngằn ngặt liền báo cho sư thầy Thích Nguyên Bình lên xem. Khi thầy bế lên thì cháu bé nín ngay. Mẹ đứa bé chỉ để lại tờ giấy vỏn vẹn dòng chữ: ‘Con không nuôi được con, nay gửi nhà chùa nuôi con cho con, cháu sinh 13h ngày 18/10, con đội ơn Thầy ạ".

Người phụ nữ giang hồ tìm đến chùa nhờ giúp đỡ sinh nở

Sư thầy Thích Nguyên Bình cho hay, chùa còn một cháu bị sứt môi và một cháu mắc đa di tật.

Khu bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em và phụ nữ mang thai đang được gấp rút hoàn thiện

Khu bảo trợ, nuôi dưỡng trẻ em và phụ nữ mang thai đang được gấp rút hoàn thiện

Bài liên quan

Giọng chậm rãi, vị sư trụ trì kể, bé mắc đa dị tật có hoàn cảnh bất hạnh. Mẹ cháu khoảng 40 tuổi (Yên Bái), người thân không còn ai. Chị lấy chồng và sinh liên tiếp 3 người con, người chồng phải vào tù vì buôn ma túy.

Thời điểm đến chùa, chị đang mang thai đứa con thứ 4. Hoàn cảnh gia đình phức tạp, tất nhiên cuộc sống của người phụ nữ này không thuần túy như bao người khác.

‘Tôi vẫn nhớ ngày đến, chị đi cùng một người phụ nữ khác. Theo giới thiệu, chị phải nhờ người đó dẫn mối, tìm địa điểm nương thân, với điều kiện chị phải trả công 10 triệu', sư thầy nói tiếp.

Thương đứa trẻ chưa chào đời, vị sư trụ trì vay mượn số tiền đó đưa cho người phụ nữ kia. Ở chùa vài tháng, người phụ nữ sinh con, không may bàn tay đứa trẻ có 6 ngón, hở vòm họng. Mỗi lần cho cháu ăn vô cùng vất vả, cháu thường xuyên bị sặc sữa, tiếng thở rít lên từng hồi, thể trạng còi cọc.

Sư thầy quây quần bên những đứa trẻ mình nuôi trong chùa. Ảnh NVCC

Sư thầy quây quần bên những đứa trẻ mình nuôi trong chùa. Ảnh NVCC

Đứa trẻ đầy tháng, người mẹ lấy lý do về thăm nhà, hẹn chị gái đón ở ngoài đường quốc lộ. Sư thầy bố trí người trong chùa đưa chị ra điểm hẹn. Không ngờ, người nhà chùa phát hiện một nhóm dân xã hội đang đợi chị, trong đó, có cả người phụ nữ từng đưa chị đến chùa trước đây.

Sư thầy Nguyên Bình biết tin, gọi điện cho chị hỏi rõ sự tình. Người mẹ hứa sẽ quay về đón con nhưng vài tuần sau chị bất ngờ thông báo, không có khả năng mang con đi, nhờ nhà chùa phát tâm từ bi, nuôi hộ. Từ đó, mẹ đứa trẻ biến mất cùng nhóm người kia, không liên hệ lại nữa.

Để chăm sóc đứa trẻ 24/24h, sư thầy thuê một người giúp việc, chờ đứa trẻ đủ 9 tháng tuổi sẽ đưa đi mổ dị tật ở bệnh viện Nhi Trung Ương. 

Đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi do mắc đa dị tật

Đứa trẻ bị mẹ bỏ rơi do mắc đa dị tật

Anh Bùi Văn Ninh - phật tử ở tại chùa, giúp thầy quản lý công việc chăm sóc các phụ nữ mang bầu tiết lộ, có trường hợp lợi dụng lòng tốt của sư thầy, tìm cách lừa đảo về tiền bạc.

‘Một số cô gái có số điện thoại của thầy, nhắn tin cầu cứu, kêu thầy gửi tiền làm lộ phí đi đường. Lần đầu, thầy gửi nhưng chờ mãi không thấy họ ra chùa. Hoàn cảnh thầy khó khăn, cáng đáng bao nhiêu con người mà vẫn bị người ta lừa’, anh Ninh bức xúc nói.

Nguồn: Vietnamnet

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm điều không ai làm suốt 6 năm, cụ bà tái sinh cuộc đời cho một người dưng

Gieo mầm thiện 14:33 20/04/2024

Dù không phải là máu mủ ruột rà, hơn 6 năm qua, bà Thử vẫn tình nguyện chăm sóc nam bệnh nhân liệt tứ chi tại bệnh viện, đưa anh về nhà chăm lo như con ruột.

Chuyện tử tế: Trụ trì chùa chăm lo cho hơn 1.000 sinh viên nghèo

Gieo mầm thiện 14:25 18/04/2024

Suốt 27 năm qua, Thượng tọa Lý Hùng, trụ trì chùa Pitu Khôsa Răngsây (P.An Cư, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ), đã chăm lo việc học cho hơn 1.000 sinh viên nghèo là con em đồng bào Khmer khắp miền Tây.

10 năm 'vác tù và hàng tổng' của ông chủ thư viện làng

Gieo mầm thiện 09:20 15/04/2024

Trong phòng khách nhà mình, năm 2013, Phùng Bá Hưng thành lập Thư viện Dương Liễu, ban đầu chỉ có một bộ bàn ghế và vài giá sách.

Bánh mỳ 0 đồng dành cho người nghèo và người khuyết tật

Gieo mầm thiện 16:55 13/04/2024

Từ nhiều năm nay, đều đặn mỗi sáng, tủ bánh mì 0 đồng tại địa chỉ 296 đường Thống Nhất (TP. Nha Trang) phục vụ cả trăm ổ bánh mì cho những người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Nha Trang. Tuy trị giá mỗi ổ bánh mì không lớn nhưng chứa đựng tình cảm ấm áp của người cho.

Xem thêm