Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/10/2022, 12:29 PM

Nhận diện đạo đức qua “Khen chê”

Khen - chê cũng là thước đo đạo hạnh, đạo lực của người tu. Người hay chê bai thì đạo lực, đạo hạnh sẽ mất dần. Người biết tu sẽ hay khen ngợi người khác. Ngay cả khi thấy người xấu cũng không nỡ mở miệng chê là đã rất thuần đến bờ mé của Thánh rồi.

Audio

Thường tâm lý chung của phàm phu là thích chê hơn khen. Mỗi người hãy nhìn lại mình xem trong cuộc sống này mình dễ mở lời khen hay dễ chê bai hơn, từ đó mà đánh giá được đạo đức của mình đã đến đâu. Người có đạo đức sẽ thích khen nhiều hơn chê.

Cũng chính vì vậy mà sẽ có lúc họ làm được những công đức lớn để mọi người phải khen ngợi trở lại. Còn người kém đạo đức thì hễ mở miệng là chê bai, đâu biết rằng đó là cái nhân chuẩn bị cho sau này chính họ sẽ làm chuyện tội lỗi tày trời để người đời nguyền rủa trở lại. Vì thế, đánh giá cái khen - chê thôi là biết đạo đức mình đến đâu.

Nhân quả khen chê

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thêm nữa, khen - chê cũng là thước đo đạo hạnh, đạo lực của người tu. Người hay chê bai thì đạo lực, đạo hạnh sẽ mất dần. Người biết tu sẽ hay khen ngợi người khác. Ngay cả khi thấy người xấu cũng không nỡ mở miệng chê là đã rất thuần đến bờ mé của Thánh rồi. Hãy nhớ rằng nếu thấy kẻ khác sai mà ta còn chê thì ta vẫn còn là phàm phu, tuy là con người nhưng là một con người hết sức tầm thường, kém đạo đức. Còn nếu kẻ khác chưa sai mà ta đã gán tội để chê thì ta rất dễ đọa làm thú, bởi đó là đạo đức của thú. Nói nghe hơi nặng nhưng nhân quả là như vậy.

Còn bậc Thánh, các Ngài khi thấy cái sai của người khác là động lòng thương xót ngay, bởi các vị biết cái quả báo sẽ đến phía sau lầm lỗi đó. Các vị luôn thầm cầu mong cho người khác vượt qua lầm lỗi mà thôi. Đó là cái tâm của Thánh.

Lại nữa, bậc Thánh khi thấy cái hay của ai thì “mừng như bắt được vàng” và tìm cách nói rộng ra cho nhiều người biết để mọi người cùng tán thán. Chúng ta hãy nhìn lại mình xem có tâm lý đó chưa, đó là cái tâm của Thánh, là tâm của Chư thiên cõi trời. Còn nếu trước cái hay của kẻ khác, nếu ta không nhìn ra hoặc có biết nhưng không quan tâm, không cảm xúc, không hoan hỉ vui mừng thì ta thuộc đẳng cấp rất thấp kém trong bầu trời này

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bốn thứ che tâm

Kiến thức 07:56 07/05/2024

Người tu Phật, dù tại gia hay xuất gia, dù tu theo bất cứ pháp môn nào thì tâm tịnh và trí sáng là mục tiêu quan trọng cần phải đạt được trong đời sống tu hành. Tuy nhiên trong thực tiễn, dù đã hết sức cố gắng nhưng tâm mình thì lúc tịnh lúc không, trí mình thì khi sáng khi tối.

Bài kinh: Sáu Pháp hòa kính

Kiến thức 10:30 06/05/2024

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tinh xá Ghosita. Lúc bấy giờ, các Tỷ kheo ở Kosambi sống cạnh tranh, luận tranh, đấu tranh nhau, đả thương nhau bằng binh khí miệng lưỡi. Họ không tự thông cảm nhau, không chấp nhận thông cảm; họ không tự hòa giải, không chấp nhận hòa giải.

Nhập Không môn vào thế giới Phật

Kiến thức 09:39 06/05/2024

Tu thiền, ngộ được thiền và tu đến mức nhập Không môn là vào cửa Không, thiền sư sẽ thấy mình tan biến vào hư không, tất cả là hư không, lúc đó không còn có ngã, nhơn và thọ giả, nói cách khác, không còn gì, gọi là Niết-bàn được giải thoát.

Xứng đáng là ruộng phước

Kiến thức 08:14 06/05/2024

Một thời, Thế Tôn trú ờ Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika, gọi các Tỷ kheo: Này các Tỷ kheo, thành tựu sáu pháp này, Tỷ kheo đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được cúng dường, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Thế nào là sáu?

Xem thêm