Nhân duyên Đức Phật Thích Ca 2 lần hạ thế từ cung trời đâu suất
Đức Phật dạy rằng có vô số cách để đạt thành giác ngộ, chính Ngài đã trải qua vô số kiếp trong vô số hình tướng khác nhau, đã tu tập tịnh hóa tất cả bất thiện nghiệp và vô minh ám chướng.
>>Phật tử có thể đọc thêm loạt bài về Đức Phật
Theo kinh điển, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hai lần hạ thế từ cung trời Đâu Suất. Lần đầu tiên, trong sắc tướng một con voi trắng, Ngài nhập mẫu thai ở thành Ca-tì-la-vệ. Nhiều năm sau, trải qua ba tháng an trú ở cõi Thiên, Ngài đã hạ thế trở lại ở Sanchi trong sự cung tiễn của vô số Thiên tử và Thiên nữ. Ngày nay, cả hai địa danh này đều trở thành Thánh địa hành hương thu hút hàng triệu Phật tử từ khắp nơi trên thế giới tới triều bái.
Trước khi hạ sinh cõi Ta bà này, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni an trụ ở cung trời Đâu Suất (Gadhen Lhayul, cõi Trời Hỷ Lạc), sống trong cảnh giới vô cùng an vui, thanh tịnh. Ở đây, Ngài có Hồng danh là Bồ tát Hộ Minh (tiếng Tạng là Lhayi DampaTogkarpo) và Ngài thường giảng pháp giáo hóa chư Thiên. Ngài được tôn vinh là bậc Nhiếp Chính của Đức Phật Ca Diếp đời trước, sau khi Đức Phật Ca Diếp hạ sinh vào cõi Người, trong thời thọ mạng của con người còn kéo dài khoảng hai mươi nghìn năm.
Đâu Suất là cõi Tịnh độ nơi Đức Phật tương lai, Phật Di Lặc, hiện là bậc Thiên chủ đang thuyết Pháp. Đó là một trong sáu cõi Dục giới của chư Thiên, cũng là nơi an trú của chư vị Bồ Tát chỉ còn phải tái sinh một lần cuối cùng trước khi thành tựu Phật quả.
Bảy năm sau khi thành tựu Giác ngộ, khi Đức Phật 42 tuổi, Ngài đã trở lại cõi trời Đâu Suất – nơi mẫu thân Ma Da của Ngài tái sinh, để giảng khai thị giáo pháp cho mẹ. Để đền đáp lòng từ ái và giải thoát mẹ khỏi vòng luân hồi, Đức Phật đã dành cả ba tháng hè ở cõi trời Đâu Suất để ban trải giáo pháp giải thoát. Trong suốt ba tháng này, Đức Phật hoàn toàn biến mất khỏi cõi người, khiến cho các thí chủ, các vị vua cũng như chúng đệ tử của Ngài cảm thấy vô cùng trống rỗng, cạn kiệt nguồn cảm hứng và ân phúc gia trì. Họ nôn nóng muốn biết Đức Phật đã đi đâu nên thỉnh cầu Ngài Mục Kiền Liên dùng phép thần thông của mình đi tìm Đức Phật ở tất cả các cõi.Ngài Mục Kiền Liên đã đi khắp các cõi và cuối cùng tìm thấy Đức Phật đang giảng Pháp cho mẫu thân ở cung trời Đâu Suất. Ngài Mục Kiền Liên thỉnh cầu Đức Phật quay lại cõi người. Cho tới nay, ngày 20 tháng 9 âm lịch luôn được coi là một ngày cát tường (gọi là ngày Lhabab Duechen) nhằm tưởng niệm ngày vía Đức Phật hạ thế từ cõi trời Đâu Suất.
Trên thực tế, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hai lần hạ thế. Lần đầu tiên, trong sắc tướng một con voi trắng, Ngài nhập vào mẫu thai ở thành Ca-tì-la-vệ. Nhiều năm sau, trải qua ba tháng an trú ở cõi Thiên, Ngài đã hạ thế trở lại ở Sanchi trong sự cung tiễn của vô số Thiên tử và Thiên nữ. Ngày nay, cả hai địa danh này đều trở thành Thánh địa hành hương thu hút hàng triệu Phật tử từ khắp nơi trên thế giới tới triều bái.
Thời kỳ đầu, khi mới giáng thế vào cõi Trời Đâu Suất, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni luôn trăn trở vì lý do gì Ngài nên trụ thế ở Thiên giới và trong bao lâu, bởi lẽ ở cõi này mọi thứ đều vô cùng đầy đủ và sung túc, cuộc sống nơi đó chỉ mang lại niềm an vui và hỷ lạc cho riêng Ngài hoặc cho chư Thiên vốn đã được thụ hưởng đời sống an lạc và trường thọ. Sau một thời gian, Ngài quyết định từ bỏ ngôi vị Thiên chủ cũng như vai trò bậc Thầy thuyết Pháp tại cõi Thiên, trao lại ngôi vị và sứ mệnh này cho Bồ Tát Di Lặc. Đức Phật quyết định hạ thế để chỉ bày cho loài người giáo pháp giải thoát khỏi Bát khổ, tích lũy công đức nhờ thực hành Thập thiện, dạy cho chúng sinh biết trì giữ những giới căn bản để có thể chuyển hóa bản thân và hướng họ trở thành những Phật tử chân chính trên con đường Chính Pháp.
Vẫn khắc ghi lời nguyện rằng Ngài sẽ đản sinh khi thọ mạng loài người giảm xuống khoảng một trăm tuổi, Đức Phật quyết định chuyển bánh xe Pháp vì lợi ích của tất thảy hữu tình. Khi nhân duyên hội đủ, chư thiên đã cúng dường vô số diệu âm nhã nhạc để nhắc Đức Phật về lời huyền ký của Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, rằng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sẽ đản sinh vào cõi người để ban trải giáo Pháp về con đường giải thoát khỏi vòng luân hồi đau khổ.
Nhìn chung, so với chúng sinh trong sáu đạo luân hồi, cõi người có thuận duyên nhất để đón nhận và thực hành giáo pháp. Chính vì vậy nên được tái sinh trong thân người được coi là Thân Quý Giá Nhất (Milue Rinpoche). Cũng vì lẽ này nên một nghìn Đức Phật sẽ đản sinh vào cõi Người và đạt thành tựu Giác Ngộ Tối Thượng tại Bồ Đề Đạo Tràng (Dorjedhen), còn được gọi là Kim Cương Pháp Tòa.
Đức Phật dạy rằng có vô số cách để đạt thành giác ngộ, chính Ngài đã trải qua vô số kiếp trong vô số hình tướng khác nhau, đã tu tập tịnh hóa tất cả bất thiện nghiệp và vô minh ám chướng.
Nhờ vậy, Ngài đã thành tựu giác ngộ toàn tri và trí tuệ siêu việt, trở thành bậc Giác ngộ Tối thượng, có thể nhận ra được tự tính chân thật của hết thảy vạn pháp. Theo những chuyện kể trong bộ kinh Bản Sinh, tiền thân Đức Phật đã trải qua năm trăm kiếp bất thiện và năm trăm kiếp tịnh hóa. Cuối cùng, khi trở thành Đức Phật thứ tư, Ngài đã thị hiện mười hai công hạnh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, tạo nguồn cảm hứng cho con người về hành trình chuyển hóa tâm để thành tựu giác ngộ.
Nguồn: http://daibaothapmandalataythien.org
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Học cách Phật dạy con
Kiến thức 13:52 01/11/2024Khi Phật thành đạo, có dịp về thăm Vua cha thì La-Hầu-La đã lên bảy tuổi. Và ngay dịp đó, La Hầu La cũng xin theo Phật, xuất gia.
Hạnh phúc của sự buông bỏ
Kiến thức 11:00 01/11/2024Thời Phật tại thế có Tỳ kheo Bạt Đề, khi chưa xuất gia ông làm quan, sau khi quy y Phật chuyên tu hạnh đầu đà, chỉ ngủ dưới gốc cây và chuyên cần thực hành thiền quán.
Nói về mười điều thiện
Kiến thức 10:15 01/11/2024Người nào tụng đọc hiểu, thực hành mười đều lành này thì sau khi mạng chung sẽ được quả báo sanh vào các cõi trời tốt lành hoặc tái sanh làm người thì sanh vào các gia đình hiền đức phú quý.
Ngũ căn - ngũ lực: Năm cội rễ, sức mạnh đưa đến an vui giải thoát
Kiến thức 08:30 01/11/2024Ngũ căn, ngũ lực là nền tảng sức mạnh thúc đẩy tu tập các thiện pháp đưa đến an lạc, hạnh phúc giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Xem thêm