Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 27/09/2022, 08:15 AM

Nhân duyên tìm được chân lý, gặp được minh sư

Tại sao chúng ta có duyên tìm được chân lý và tại sao chúng ta không có duyên tìm được chân lý? Tại sao chúng ta tìm được vị thầy dạy đâu đúng đó và tại sao chúng ta gặp phải ông thầy dạy đâu sai đó?

Tất cả chỉ vì nhân duyên từ những đời xưa.

Thứ nhất, chúng ta biết sống chân thật, không nói dối.

Thứ hai, khi chúng ta dạy ai điều gì thì đều dạy hết mình, và có nói gì thì cũng nói rất rõ ràng.

Thứ ba, chúng ta không bao giờ chấp nhận điều sai dù phải chịu thiệt thòi. Ví dụ, ở một kiếp xưa nào đó, có người đem 50 phần quà đến làng ta để trao tặng cho người nghèo. Người nào đó vì thương ta nên cũng kéo ta vào hàng người đang chờ nhận quà. Nhưng tự thấy mình không đến nỗi nghèo, nếu ta nhận món quà này thì một người nghèo khác sẽ không được nhận món quà đó. Như thế sẽ không công bằng. Và ta đã nói ra sự thật là mình không quá nghèo, vẫn có thể tự lo được cuộc sống vì còn có người khổ hơn ta. Như vậy, chúng ta đã không chấp nhận điều sai dù phải chịu thiệt thòi.

Học Phật cần có một vị Thầy tu hành chân chính - 5 phương pháp phân biệt Thiện tri thức

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đó là những cái nhân của sự chân thật, chỉ yêu thương sự thật và không thể chấp nhận điều sai. Chính cái nhân đó sẽ giúp chúng ta đời sau luôn được gặp lẽ phải. Hễ gặp bất cứ người thầy nào thì chắc chắn đó là một người thầy tốt, một vị chân sư thiện tri thức sẽ dạy cho mình những đạo lý chuẩn xác. Đó chính là nhân quả.

Còn người nào đôi khi vì quyền lợi của mình nên đã có nói dối một chút. Chuyện tưởng chừng như đơn giản nào ngờ qua kiếp sau chắc chắn sẽ gặp tà sư, sẽ được truyền dạy những giáo lý sai lệch có thể hủy hoại cả một đời tu. Nên vì vậy, chúng ta yêu sự thật, sống vì sự thật thì phải bảo vệ sự thật. Và dù những sự thật khiến chúng ta rất đau lòng nhưng mình vẫn phải biết chấp nhận và biết tha thứ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Các tôn hiệu của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni

Kiến thức 21:00 14/11/2024

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật, một trong những tôn giáo có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới trong lịch sử cũng như hiện nay. Đức Phật Tổ có nhiều tôn hiệu khác nhau. Tất cả những tôn hiệu này đều xuất hiện sau khi Ngài tu hành đắc đạo và thuyết pháp độ chúng.

“Muốn biết nhân đời trước hãy xem quả đời này”

Kiến thức 15:20 14/11/2024

Ngày nay tai nạn trong đời sống rất nhiều, thường gặp phải những chuyện không vừa ý, quả báo bệnh khổ, chết yểu. Nguyên nhân là gì?

Chúng ta mãi “quanh quẩn trong vòng buồn giận”

Kiến thức 14:45 14/11/2024

Có thể ta đã từng mắc kẹt vào những tranh chấp được mất, thị phi và lao đao trong ghét thương buồn tủi; và ta đã "Xem thường bảo vật trong tay" như sức khỏe, thời gian, tiền bạc và tuổi trẻ... Để rồi "Dày đạp lên trên hạnh phúc" mà đi, thật xót xa vô cùng.

Tâm lìa tướng ngôn ngữ

Kiến thức 13:20 14/11/2024

Tâm, lìa tất cả tướng, lìa tướng văn tự, lìa tướng ngôn ngữ, lìa tất cả tướng của động tác (nhướng mày chớp mắt) và lìa tất cả tướng tâm duyên hư vọng. Tâm thể lìa tất cả tướng ấy, nói có cũng không đúng, nói không cũng sai luôn.

Xem thêm