Thứ bảy, 15/01/2022, 16:12 PM

Nhẫn nhục là gì?

Phép thực tập thứ tư của Lục độ Ba la mật giúp chúng ta vượt sang bờ bên kia là hạnh Nhẫn nhục – sự thực tập mở lòng để ôm lấy tất cả, không phân biệt, kỳ thị, theo phe.

Phép thực tập thứ tư của Lục độ Ba la mật giúp chúng ta vượt sang bờ bên kia là hạnh Nhẫn nhục – sự thực tập mở lòng để ôm lấy tất cả, không phân biệt, kỳ thị, theo phe. Tiếng Phạn là kshanti paramita. 

Phép thực tập thứ tư của Lục độ Ba la mật giúp chúng ta vượt sang bờ bên kia là hạnh Nhẫn nhục – sự thực tập mở lòng để ôm lấy tất cả, không phân biệt, kỳ thị, theo phe.

Phép thực tập thứ tư của Lục độ Ba la mật giúp chúng ta vượt sang bờ bên kia là hạnh Nhẫn nhục – sự thực tập mở lòng để ôm lấy tất cả, không phân biệt, kỳ thị, theo phe.

Lợi ích của sự nhẫn nhục

Nhẫn nhục Ba la mật nghĩa là không ghét bỏ một ai, không loại trừ một ai, là khả năng ôm lấy tất cả. Chữ Nhẫn nên dịch theo nghĩa bao dung, độ lượng thì hay hơn, vì chữ Nhẫn nhục có thể làm người ta hiểu lầm là sự cắn răng chịu đựng, chịu đựng như thế không phải là tinh thần của đạo Bụt, là không có trí tuệ và tình thương. Sức người có hạn, khi chịu đựng không nổi nữa, thì sẽ đưa tới hận thù, ghét bỏ v.v… Nếu tự luyện tập cho mình khả năng ôm lấy, bao dung, thì mỗi ngày trái tim của ta sẽ lớn rộng, bao la hơn và ta có thể ôm hết được tất cả mọi người vào lòng, chấp nhận được tất cả những khó khăn của họ mà không một lời than van, oán trách. Quý vị có nhớ hai ví dụ về tính chất của đất và nước không? Tính chất của đất rất sâu, dày và rộng, nhờ vậy mà đất có khả năng tiếp nhận, ôm lấy và chuyển hóa tất cả mọi thứ trong đó có các chất nhơ bẩn, hôi hám v.v… mà con người trút xuống. Đất không bao giờ tẩy chay, xua đuổi, ghét bỏ, kêu van hay oán trách một lời. Nước cũng vậy. Dung lượng của nước rất mênh mông, sâu rộng và uyển chuyển, vì thế nước có khả năng tiếp nhận, ôm lấy, dung chứa và thanh lọc tất cả. Đức Thế Tôn đưa ra ví dụ về một nắm muối được bỏ vào tô nước.

Vì lượng nước trong tô quá ít nên khi bỏ nắm muối vào, thì nước trong tô trở nên quá mặn, không thể uống được. Nhưng cũng nắm muối đó mà nếu ta đem bỏ vào dòng sông, dòng sông sẽ hòa tan chúng, chuyển hóa chúng mà nước sông vẫn không biến đổi, ta vẫn dùng được. Nếu lòng ta tràn ngập chất liệu hiểu biết và thương yêu, thì ta có thể ôm lấy tất cả mà không bị đau khổ. Cho dù nếu có người nói hoặc làm điều gì xấu ác với ta, ta cũng không đau khổ, than trách, thù hận họ bởi vì ta có khả năng thương yêu, tha thứ và bao dung lớn trong lòng. Ta không loại trừ một ai; ta bước được những bước rất xa trên quá trình thương yêu. Lòng bao dung của ta được xuất phát từ sự hiểu biết và thương yêu lớn, chứ không phải do sự chịu đựng. Có rất nhiều cách để dịch chữ Nhẫn như nghĩa chịu đựng hoặc nhẫn nhục, nhưng nếu nhìn sâu vào bản chất cao thâm của giáo lý, ta thấy rằng dịch chữ Nhẫn theo nghĩa bao dung, ôm lấy tất cả (inclusiveness) thì hay hơn, chính xác hơn.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?

Kiến thức 09:00 25/12/2024

Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.

Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú

Kiến thức 08:46 25/12/2024

Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.

Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?

Kiến thức 20:26 24/12/2024

Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử. 

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)

Kiến thức 10:00 24/12/2024

Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.

Xem thêm