Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 29/06/2020, 11:36 AM

Tinh thần dấn thân phụng sự của tu sĩ trẻ

Với lý tưởng cao đẹp đủ kiên định, đủ quyết tâm đòi hỏi sự dũng mãnh, để rồi dám bước đi vào cuộc đời bằng hình tướng của người xuất gia. Một đời mong thành tựu đạo nghiệp, trên con đường dài của kiếp nhân sinh.

Tăng ni trẻ chuẩn bị cho con đường hoằng pháp trong tương lai

Đối với số tuổi còn rất nhỏ để xác định mục tiêu cho mình là rất khó, nhưng với sự vui thích và yêu mến sự thoát tục nó đã khiến nhiều người trở thành đam mê và tìm đến con đường thoát tục rất nhiều, giống như chúng ta vậy. Nhưng để biến những bước chân trần trên sỏi đá, phải đòi hỏi đầy đủ ý chí, nghị lực và lòng nhiệt huyết theo trọn trên cả chuyến hành trình mà mình đã lựa chọn.

Với bất kỳ tổ chức nào thì yếu tố con người vẫn là tất cả, để phát triển về mọi mặt không thể để thiếu những tài năng trẻ, với sự quyết tâm cao độ trong sự nỗ lực cụ thể bằng những phương pháp, thực tập bằng những phương pháp đúng chính pháp, sự dìu dắt của quý thầy và tứ chúng (sư phụ, tăng đoàn, anh em huynh đệ, và các thiện nam tín nữ). Để tự mình thấu hiểu, tiếp nhận sự mầu nhiệm của đạo pháp, của lý tưởng và niềm tin chân chính cao thượng mà mình hướng tới.

Người xuất gia luôn nguyện dấn thân mình vì những lý tưởng cao đẹp.

Người xuất gia luôn nguyện dấn thân mình vì những lý tưởng cao đẹp.

Tăng ni trẻ với vấn đề tu tập, tiếp cận xã hội

Mầu áo nâu, áo lam thân thương từ rất lâu đã trở biểu tượng đạo đức trong mỗi con người và xã hội, chính vì lẽ đó mà đã trở thành những năng lượng tích cực, thúc đẩy những bồ đề tâm, khiến nhiều người yêu mến đi xuất gia và cũng khiến xã hội trọng vọng và tôn vinh trong xã hội (thầy chùa, thầy thuốc, thầy giáo).

Những hạnh khiêm nhường như lắng nghe, cảm thông và không ngừng học hỏi  đó được gọi là bồ đề tâm. Tâm bồ đề được nhấn mạnh tới mức là hình tượng của xã hội là biểu tượng đạo đức nhân văn. Chính vì biểu tượng cao quý đó, là một thứ năng lượng giúp người xuất gia đủ nghị lực, đủ tinh tiến vượt qua những thử thách, những thăng trầm và trở lên hạnh phúc hơn.

Vì vậy thực tập nuôi dưỡng bồ đề tâm là một công trình quan trọng. Nếu chỉ chú trọng vào vật chất sẽ mất cân bằng về văn hóa và nếu chỉ chú trọng tới văn hóa sẽ mất cân bằng về vật chất. Một xã hội nếu có sự phát triển đồng đều thì một con người ở bất cứ một tổ chức nào, cũng sẽ chú trọng vào việc thực tập tâm bồ đề phát triển bản thân bằng tình thương mến. Chính tâm bồ này sẽ mang lại một tôn giáo toàn cầu của sự tử tế và tránh được sói mòn đi đạo đức hàng ngày.

Một cái chết không chỉ đơn thuần là xa lìa cõi trần thế, mà chết ở đây là chết bởi thiếu hiểu biết và chết đi tư cách của mỗi cá nhân. Cái ước muốn lớn nhất của chúng ta là mưu cầu hạnh phúc và xa lìa khổ đau, nhưng chúng ta lại không thành tựu được. Vì vậy một con đường trung đạo luôn được đức Phật tôn vinh trong cuộc sống này.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các vị tổ và chúng ta đó là ngài luôn điều chỉnh được sự im lặng để sinh ra trí tuệ cho mình.

Điểm khác biệt lớn nhất giữa các vị tổ và chúng ta đó là ngài luôn điều chỉnh được sự im lặng để sinh ra trí tuệ cho mình.

Người tu hành ngày nay không chỉ đơn thuần là việc tụng kinh gõ mõ, mà người xuất gia tu hành cũng cần có những tri thức chân chính, để làm nền tảng cho việc phát triển trí tuệ. Nếu sự tu hành ngày càng khép kín trong khuân viên nội tự, thì mọi thứ dường như không còn trong hai từ an lạc nữa mà nó là một sự lạc hậu.

Với những mong ước được đem những hạnh nguyện cao cả được bay cao, bay xa tới những phương trời mới, nơi sẵn lòng tiếp nhận tri thức của thời đại, mở ra cánh cửa nguồn tâm bồ đề lớn lao mà như ý chí sắt đá của người tu sĩ vậy.

Sự trang nghiêm về giới đức là phần không thể thiếu, nhưng việc tự trau dồi kiến thức, học thuật để phụng sự đời là việc hết sức cấp thiết. Bởi Phật giáo luôn đồng hành cùng dân tộc. Cũng để cân bằng xã hội đều cần phải có sự phát triển cân đối, cả về mặt giới tính, tức là bình đẳng giới về mặt xã hội thì cũng cần bình đẳng giới cả về tôn giáo.

Sự đúng đắn mà đức Phật đã chỉ ra đó chính là bình đẳng trong mọi mối quan hệ, mỗi người đều có quyền được học tập và được hưởng hạnh phúc như nhau và được thể hiện quan điểm cá nhân một cách đúng đắn. Bởi “tất cả chúng sinh đều có Phật tính”.

Tăng ni trẻ trên đường học vấn và tri thức

Hạnh phúc hay khổ đau nó sẽ luôn đan xen vào với nhau và chúng không bao giờ tách rời vì vậy hãy biết đón nhận khổ đau và dùng lý trí vượt qua nó, đó mới là chân hạnh phúc.

Hạnh phúc hay khổ đau nó sẽ luôn đan xen vào với nhau và chúng không bao giờ tách rời vì vậy hãy biết đón nhận khổ đau và dùng lý trí vượt qua nó, đó mới là chân hạnh phúc.

Không chỉ còn đơn thuần là trích dẫn những câu kinh, hay những bài tham luận, những phản ánh của xã hội mà là một lối sống thực tế. Có sự thực tập tâm linh, thực tập bồ đề tâm một cách tích cực và cao quý. Sự hoằng truyền giáo pháp không chỉ đơn thuần là thiết lập các buổi giảng pháp, hay nhưng nghi thức tâm linh, mà chính là do  thái độ sống hàng ngày sẽ phản ánh bồ đề tâm của vị trụ trì cũng như đệ tử của người đó.

Công việc của một trụ trì, là chịu trách nhiệm lớn nhất về pháp luật, về tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa, giao tiếp... nó không giống điều hành một công ty, một tổ chức, một tập đoàn...mà nó là một công trình tự nguyện. Khi mọi thứ đã thuộc về tự nguyện thì vui thì đến, rảnh thì đến, rất nhiều lý do đến và đi. Mọi công tác Phật sự của một người trụ trì, tuy không đơn giản, nhưng chính mình lao động, tụng niệm, tổ chức nghi lễ, giảng dạy và các công việc khác, mang lại một chút thu nhập để duy tu cũng như xây sửa chùa, nó mang lại niềm vui và cho thêm nhiều trải nghiệm mới.

Mỗi một trải nghiệm của những người tu sĩ trẻ, chúng tôi luôn tin nó sẽ là kinh nghiệm cho người khác. Bởi mỗi cá nhân sở hữu một tri thức khác biệt nhau, khi người ta phải lao động nhiều, có cả thất bại lẫn thành công nhiều nó sẽ là kinh nghiệm cho người khác. Đặc biệt là giới trẻ, khi được nhìn vào những tấm gương nghị lực của những người xuất gia, mong muốn hướng tới một xã hội tốt đẹp.

Tăng Ni trẻ với nhiệm vụ hoằng pháp

Năng lượng từ bi và tâm yêu thương trong mỗi con người đều là tâm bồ tát.

Năng lượng từ bi và tâm yêu thương trong mỗi con người đều là tâm bồ tát.

Giáo lý của đức Phật, không phải tự nhiên mà thành tự, không phải do quyền năng của các ngài làm ra, mà phải do chính những người xuất gia tu hành, những quý Phật tử thực hiện những lý tưởng ấy. Để làm được như thế, người Phật tử phải nỗ lực tạo ra những điều kiện và phương tiện thuận lợi cho tăng đoàn.

Những điều tốt mà không được phát huy, thì cũng chỉ giống như những quyển sách được cất vào giá và không được đọc vậy. Không phải là cầu xin hay tụng niệm đơn thuần, chịu đựng, phục dịch, để kiếp sau được thành tựu gì đó. Mà là ngay kiếp này chúng ta suy nghĩ đúng đắn, theo như “bát chính đạo” tôi tin đạo Phật sẽ luôn hưng thịnh và mang lại an lạc cho nhân sinh.

Tăng Ni trẻ với việc truyền tải giáo lý Phật Đà trong xã hội ngày nay

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bệnh nhân đột quỵ chết não hiến tạng cứu 4 người

Gieo mầm thiện 23:05 28/10/2024

Sau 9 ngày các bác sĩ nỗ lực điều trị, bệnh nhân 36 tuổi vẫn không qua khỏi do xuất huyết não nặng, gia đình hiến tạng anh cứu 4 người.

Cảm phục với bếp cơm chay miễn phí của vợ chồng U.90

Gieo mầm thiện 16:00 27/10/2024

Gần 3 năm nay, trên đường Nguyễn Văn Đậu (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) xuất hiện một quán cơm chay miễn phí đặc biệt, chủ quán cơm là vợ chồng người miền Tây đã ở cái tuổi xưa nay hiếm với đôi lưng đã còng. 

5 học sinh dũng cảm lao xuống dòng nước chảy xiết cứu sống 2 em nhỏ

Gieo mầm thiện 12:00 25/10/2024

Trước dòng nước chảy xiết, 5 học sinh dũng cảm tại một huyện miền núi Quảng Bình đã cứu sống được 2 em nhỏ đang bị nước cuốn.

Xuyên đêm lấy tạng từ người chết não để hồi sinh cho 4 cuộc đời

Gieo mầm thiện 15:50 24/10/2024

Rạng sáng 24/10, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ phẫu thuật lấy tạng từ người hiến sau khi chết não, ghép 2 thận cho 2 bệnh nhân suy thận. Tim và gan được chuyển đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức để ghép cho 2 người bệnh khác, đánh dấu thành công trong việc tận dụng tạng hiến để cứu sống nhiều bệnh nhân.

Xem thêm