Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 18/11/2015, 08:22 AM

Nhật Nguyệt hùng huy tại giang san

Vua Phật, vở cải lương do Nhà hát Cải lương Việt Nam dàn dựng dựa theo tác phẩm văn học của tiến sĩ Bùi Hữu Dược, đạo diễn NSƯT Triệu Trung Kiên.

Vở diễn tái hiện lại một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất của dân tộc ta, với triều đại nhà Trần ba lần chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông, thời đại huy hoàng trong sự nghiệp xây dựng đất nước thái bình thịnh trị. Một trong những trang sử đẹp nhất của pho lịch sử dân tộc Việt Nam. Triết lý của câu chuyện giết hổ và chia thịt hổ là cơ sở để vở diễn dẫn dắt giải quyết những nội dung lý giải việc Trần Nhân Tông từ Vua thành Phật.

Trần Nhân Tông dạy con là Trần Anh Tông: Khi con làm vua, đứng đầu thiên hạ, phải biết: “Giết hổ tưởng khó mà dễ hơn chia thịt hổ”. Bởi hổ dữ, để giết nó thì ai cũng đồng lòng hướng mũi tên, hướng ngọn giáo về phía hổ mà giết cho được. Khi chia thịt, ai cũng muốn phần hơn. Vì thế mà dẫn tới việc tranh công, đổ lỗi, từ đó sinh ra hiềm khích, tàn hại lẫn nhau. Phải biết, chống giặc ngoại xâm khác gì giết hổ, nhưng hòa bình, khi đó mới thực sự gian nan. Pháp trị có thể nghiêm nhưng khó tránh được đố kỵ, hiềm khích mà phần lớn từ Hoàng tộc mà ra. Giải quyết tận gốc cái khó khăn trong việc “chia thịt hổ” không có cách nào hơn là "lấy đức lục hòa" của Phật giáo mà giáo hóa nhân tâm, lấy trí bát chính đạo làm nền thì đó là gốc bền để trên dưới thuận hòa, xã tắc trường tồn.
Ảnh minh họa
Tư tưởng ấy là tiền đề quan trọng, lý giải việc Trần Nhân Tông đã làm Vua, làm Thái Thượng hoàng mà vẫn nuôi chí xuất gia tu Phật để đề cao đạo Phật, thực hiện “dựng Đạo để xây Đời”, lấy đạo Phật mà giáo hóa nhân tâm vun bồi trí đức làm gốc vững bền cho sự trường tồn của xã tắc. Tu Phật, Trần Nhân Tông tiếp thu, kế thừa tinh túy của ba dòng thiền đã có, sáng lập thiền phái Trúc lâm một pháp môn tu hành hợp với căn cơ người Việt, đồng thời tỏ rõ độc lập của Đại Việt trong “dựng Đạo tạo Đời”. Việc Trần Nhân Tông chọn núi Yên Tử là nơi tu Phật không chỉ thuần túy để tu hành mà chính từ nhãn quan của bậc đế vương liễu đạo, Trần Nhân Tông đã nhận ra giá trị của núi Yên Tử là ngọn núi thiêng và nếu lấy núi này làm nơi xiển dương Phật giáo thì không chỉ dựng được Đạo mà còn vững được Đời qua xây dựng được thế trận lòng dân từ đây chạy dọc tuyến biên giới mà chống chọi với quân xâm lược phương Bắc, bởi thế nên mới để lại truyền thuyết Ngài muốn trên dãy non thiêng và dọc tuyến biên giới:

Cây thành thần mộc
Đá hóa thạch linh
Người người có đạo
Giặc nào không kinh

Và thật thế từ khi Ngài về tu ở Yên Tử và khai sáng Thiền phái Trúc lâm, Yên Tử đã trở thành “non thiêng” bởi:

Phật Hoàng ngự giá
Yên Tử  vươn mình
Muôn đời sáng mãi
Tối cao tối linh

Trí đức viên dung của Trần Nhân Tông đã thu phục được nhân tâm không chỉ người Việt mà cả các nước lân bang lúc bấy giờ. 15 năm trên ngôi vị Hoàng đế, Đại Việt trở thành quốc gia hùng mạnh về nhiều mặt từ quân sự, văn hóa, kinh tế,… Ở lĩnh vực nào Ngài cũng là đỉnh cao của tài năng và trí tuệ trác việt thể hiện sự hào sảng của một bậc minh quân, bậc Giác ngộ xuất thế trong chốn nhân gian.

Ngoài những nội dung như đã nêu, vở diễn còn nhiều cảnh sống động với nội dung phản ánh sự khốc liệt, mất mát đau thương do chiến tranh, những cố gắng của cả một dân tộc bất khuất được lãnh đạo bởi bậc minh quân trong chiến tranh và trong khôi phục xây dựng đất nước. Vở diễn còn đề cập tới nhiều tình tiết thể hiện phẩm chất sáng ngời của nhiều nhân vật nổi tiếng thời Trần mà đặc biệt là Trần Nhân Tông, người được tôn vinh là Phật Hoàng hay Vua Phật không chỉ bởi Ngài xuất gia tu hành và lập Thiền phái Trúc lâm riêng có ở Việt Nam mà còn bởi  từ cuộc đời và sự nghiệp của Ngài ở đâu, lúc nào cũng toát lên trí tuệ và đức hạnh tuyệt luân. Hơn bảy trăm năm sau khi Trần Nhân Tông viên tịch, nhưng tấm gương công hạnh của Ngài vẫn còn nguyên tính thời sự để hậu thế chúng ta học tập. Tư tưởng “hòa quang đồng trần” của Trần Nhân Tông cần được đề cao, được vận dụng để đoàn kết người Việt Nam trong và ngoài nước cùng chung nhau xây dựng quê hương Việt Nam. Đoàn kết cùng bạn bè quốc tế, để hướng tới xây dựng một xã hội  bình an, hạnh phúc. 

Vở cải lương "Vua Phật" được xây dựng bằng kinh phí xã hội hóa, được công diễn vào ngày 23 - 24 - 25/11/2015 tại NH Âu Cơ (Hà Nội), chuẩn bị cho kỷ niện 707 năm ngày nhập Niết bàn của Vua Phật Trần Nhân Tông một nhân vật vĩ đại cần được cho hậu thế biết đến nhằm khơi dậy niềm tự hào và phát huy để cùng nhau xây dựng cuộc sống ngày càng tốt đẹp, như lời bài hát làm nền cho vở kịch đã nêu.

Rũ bỏ lợi danh thả tâm nhàn
Trọn đời hạnh nguyện nước non an
Minh quân giữ nước ngời sát thát
Sơ Tổ vì dân dựng thảo đàn
Trúc lâm thiền phái vang Phật quốc
Cư trần lạc đạo ngát nhân gian
Phản quang tự kỷ tâm Phật sáng
Nết dụng sơn lâm đặng Niết bàn
Trí đức viên dung hòa hợp thể
Nhật Nguyệt hùng huy tại giang san.

Hữu Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm