Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/07/2023, 08:00 AM

Nhìn kỹ thân mình để thấy bất tịnh và mong manh

Nhàm chán thân này không có nghĩa là phủ nhận nó, vì thân này chính là chiếc bè để qua sông sanh tử. Khi chưa qua sông mà vội buông bỏ chiếc bè, chắc chắn bị nước sông nhận chìm và cuốn trôi.

Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana. Tại đấy, Thế Tôn gọi các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, ví như một ung nhọt đã trải nhiều năm. Nó có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra? Chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thối rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy.

Ung nhọt, này các Tỷ kheo, là đồng nghĩa với thân này do bốn đại tác thành, do cha mẹ sanh ra, do cơm cháo nuôi dưỡng, vô thường, biến hoại, tan nát, có chín miệng vết thương, có chín miệng nứt rạn. Từ đấy có cái gì chảy ra? Chắc chắn bất tịnh rỉ chảy, chắc chắn hôi thối rỉ chảy, chắc chắn nhàm chán rỉ chảy.Do vậy, này các Tỷ kheo, các Thầy hãy nhàm chán thân này.

(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ IV, chương 9, phẩm Tiếng rống con sư tử, phần Một ung nhọt, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.116).

Lời dạy của Đức Phật: “Tấm thân nào cũng bất tịnh, ngày đêm bài tiết các chất tanh hôi”

01

Lời bàn: 

Con người sống trên đời có nhiều cái để quý giá nhưng quý nhất vẫn là tấm hình hài. Người ta thường ít khi cho và nếu có người biết ban tặng và chia sẻ thì dẫu rộng rãi đến mấy họ cũng cho những vật ngoài thân. Thân thể đối với mỗi người quý giá hơn vàng ngọc và bất khả xâm phạm.

Cuộc sống con người vốn lao khổ, lo toan thậm chí phải tranh đoạt, giành giật cũng không ngoài mục đích cung phụng và nuôi dưỡng thân này. Thân thể đối với ta không những quý giá mà còn đẹp đẽ. Ta hằng nâng niu, trau chuốt, tỉa tót và chăm nom dung nhan, vóc dáng mỗi ngày. Ta không chỉ yêu quý thân mình mà còn yêu thích, khát khao chiếm hữu nét đẹp của thân thể người khác. Đó cũng là nguyên nhân làm tăng thêm khổ đau vốn chất chồng trong đời sống con người.

Theo tuệ giác của Thế Tôn, thân thể con người chẳng khác gì một ung nhọt, một khối bất tịnh được nguỵ trang bởi lớp vỏ đẹp đẽ bên ngoài. Ung nhọt này có đến chín miệng (2 mắt, 2 tai, 2 mũi, miệng, tiểu tiện, đại tiện) thường bài tiết ra những thứ không sạch. Chỉ cần chểnh mảng vệ sinh của bản thân thôi thì tự khắc mỗi chúng ta chứng nghiệm được sự bất tịnh ấy.

Bình tâm mà quán sát thì dơ bẩn chính là thân này. Thân thể đích thực là ung nhọt, là đãy da chứa bên trong những thứ không sạch. Chỉ cần lớp da mỏng ấy bị trầy xước, bị bong ra thì lập tức bất tịnh tuôn chảy. Tuy nhiên, vì chấp ngã, luyến ái tự ngã quá sâu dày nên con người không nhận ra sự bất tịnh vốn dĩ ấy mới hằng tham luyến, yêu quý, say mê và tìm cầu. Do vậy, trong lộ trình hướng đến ly dục, đoạn trừ tham ái, điều quan trọng là phải nhận ra sự bất tịnh của thân.

Nhàm chán thân này không có nghĩa là phủ nhận nó, vì thân này chính là chiếc bè để qua sông sanh tử. Khi chưa qua sông mà vội buông bỏ chiếc bè, chắc chắn bị nước sông nhận chìm và cuốn trôi. Tuy nhiên, đừng quá vướng mắc và hệ luỵ với tấm thân giả tạm này quá làm ảnh hưởng đến sự nghiệp giải thoát. Đây chính là tuệ giác mà mỗi người con Phật phải quán sát để thành tựu trong sự nghiệp tu tập của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thực hành thiền Phật giáo

Kiến thức 11:40 04/11/2024

Mục đích tối hậu của thiền là giúp tâm ta định và sáng, có thể thấy biết đúng như thật về thật tính của vạn pháp, bản chất của mọi sự vật hiện tượng, cả những hiện tượng vi tế nhất.

“Phàm làm việc gì, trước phải xét kết quả của nó về sau”

Kiến thức 10:00 04/11/2024

Những người không nghĩ đến quả mà cứ gieo nhân bừa bãi, thì thế nào cũng gặt nhiều tai họa, gây tạo cho mình những điều phiền phức, có khi làm ung độc cả cuộc đời, cả sự sống. Chỉ có những người nông nỗi, liều lĩnh mới không nghĩ đến ngày mai, mới sống qua ngày.

Ý nghĩa của việc tụng Kinh, trì Chú và niệm Phật

Kiến thức 08:54 04/11/2024

Trong suốt cuộc đời hoằng pháp, đức Phật không hề viết sách. Tất cả kim ngôn hay lời dạy của Ngài được truyền thừa lại nhờ vào truyền thống tụng đọc thuộc lòng, của các vị đệ tử của Ngài truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Xem thêm