Thứ sáu, 23/06/2023, 12:08 PM

Nhìn lại các kiến thức của học giả Phan Kế Bính về Phật giáo (2)

Bài 1 của loạt bài "Nhìn lại các kiến thức của học giả Phan Kế Bính về Phật giáo" thể hiện trong cuốn Việt Nam Phong tục của vị này, chúng tôi đã lập luận cách và bày tỏ nhiều nghi ngờ về học vấn, kiến thức Phật học của học giả Phan Kế Bính. Bài này nói rõ thêm vấn đề này.

> Đọc lại bài thứ nhất

Vấn đề tài liệu tham khảo

Ông Phan Kế Bính (viết tắt là PKB) đã không hề nêu dẫn tài liệu tham khảo (phần viết về Phật giáo ở sau cũng thế) và chỉ bằng lòng với lối mô tả, giải thích theo kiểu “tương truyền”, “tục truyền”, “bảo rằng”, “kể rằng” v.v… Xin nói ngay, đấy không phải là lối nghiên cứu, biên khảo đúng nghĩa và đúng đắn, nhất là khi tìm hiểu về các học thuyết, các tôn giáo lớn, ví như Phật giáo, một tôn giáo không chỉ có mặt, có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước thuộc châu Á. Và vào thời điểm ông PKB sinh ra và trưởng thành, Phật giáo cũng đã bước đầu có ảnh hưởng đáng kể đối với châu Âu (tác phẩm The Light of Asia - Ánh sáng Á châu - của S.Edwin Arnold, 1832-1904, ra đời năm 1879; Tác phẩm Phật sở hành tán của Bồ-tát Mã Minh được dịch sang tiếng Anh và xuất bản năm 1894 với nhan đề The Buddha Carita of Asvaghosa…).

Một con phố ở Hà Nội mang tên Phan Kế Bính.

Một con phố ở Hà Nội mang tên Phan Kế Bính.

Ở đây, đáng lẽ ông PKB nên bày tỏ mọi sự khiêm tốn vốn thường có nơi một nhà Nghiên cứu biết người biết ta, vì:

- Hạn chế về Tư liệu tham khảo.

Hồi đó, sách vở về Phật học chắc chắn là ít. Sách tiếng Việt (chữ quốc ngữ) hầu như chưa có. Chỉ có sách chữ Hán và chữ Pháp. Mà cũng phải biết phân biệt về giá trị của tài liệu.

- Hạn chế về khả năng nhận thức của bản thân.

Đậu cử nhân trong kỳ thi hương 1906, thuộc loại khoa thi áp chót của Hán học ở Việt Nam, chắc chắn sự hiểu biết về Phật học và Phật học Việt Nam của ông PKB không nhiều.

- Hạn chế về khả năng tiếp cận thực địa.

Giao thông chưa mở rộng, phương tiện đi lại còn khó khăn, chắc hẳn là ông PKB không thể đi khắp ba miền để điều tra thực địa, tiếp xúc với các nhân vật tiêu biểu.

- Hạn chế vì đối tượng nghiên cứu quá bao quát.

Phật giáo gồm cả Bắc tông và Nam tông với nhiều Bộ phái. Kinh điển của Phật giáo, chỉ xét riêng về Hán Tạng của Phật giáo Bắc truyền, cũng rất là nhiều… Rồi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, quá trình bản địa hóa cũng hết sức phong phú, kỳ diệu, chắc chắn vào thời ấy, ông PKB không đủ tư liệu và hiểu biết để thâu tóm và lý giải. Nhưng ông PKB đã không hề biết khiêm tốn. Trước sau, ông vẫn tỏ ra rất tự mãn với những kiến giải của mình về Phật học, về Phật giáo Việt Nam.

Trang 39, mục Tết Trung Nguyên, ông PKB viết:

“Ta tin theo sách Phật…”. Viết như vậy là đúng và người Phật tử, người học Phật biết hai chữ “sách Phật” kia là chỉ cho kinh Phật, là hai bản kinh ngắn liên hệ tới Đại lễ Vu lan và lễ cúng cô hồn. Nhưng về cách giải thích của ông PKB, rõ ràng là chỉ theo kiểu “nghe nói” chứ không phải là kết quả của một sự tìm hiểu đích thực (sẽ thấy rõ hơn nơi phần sau).

Phật Di lặc là bà? 

Chính vì không nêu dẫn tư liệu, nên nhiều chỗ, cách giải thích của ông PKB rất tùy tiện, dẫn tới những sai lầm tệ hại.

Chẳng hạn, mục Chùa chiền, các tác giả viết: “Gian giữa, từng trên nhất thờ ba vị Thế Tôn…, kế đến là Mụ Thiện 12 tay, rồi đến Bà Di Di Lặc béo phục phịch, tục truyền bà ấy nhịn mặc mà ăn cho nên béo…” (sđd, tr.86).

Tài liệu Phật học nào nói Phật Di Lặc, Bồ-tát Di Lặc là bà? Do nhịn mặc mà ăn cho nên béo? Ông PKB cho là theo tục truyền? Một nhà nghiên cứu đúng nghĩa, có công tâm không thể bằng lòng với lối “tục truyền” vớ vẩn như vậy mà phải biết suy xét, đối chiếu với kinh điển của Phật giáo trước khi mô tả, giải thích những sự kiện mình chưa nắm rõ.

Viết như thế, ông PKB đã bắt đầu cho thấy kiến thức rất sai lạc của mình về Phật giáo.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cuốn sách sáng tỏ những đóng góp của Phật giáo với dân tộc

Sách Phật giáo 17:16 18/12/2024

Cuốn sách “Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay” do Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ấn hành, đã khái quát vai trò của Phật giáo thời Lý, đồng thời khẳng định những giá trị của Phật giáo.

Tu không phải để thành tiên, thành Phật

Sách Phật giáo 09:31 12/12/2024

Sách “Con đường chuyển hóa” tập trung vào cách để mọi người tu tâm và tu trí - hai mục đích cốt lõi của người tu theo đạo Phật.

Thiền như một Phật tử

Sách Phật giáo 10:07 11/12/2024

Vì sao những doanh nhân, người nổi tiếng gần đây lựa chọn thiền? Họ không nhất thiết là tín đồ Phật giáo, thiền vẫn tuôn chảy vào cuộc sống, giúp họ quét sạch tâm trí và cân bằng cảm xúc.

Thượng toạ Thích Đức Thiện đồng chủ biên sách về Phật giáo

Sách Phật giáo 09:31 08/12/2024

Sách "Phật giáo với dân tộc: Từ thời nhà Lý đến nay" do Thượng toạ Thích Đức Thiện và thạc sĩ Nguyễn Thái Bình đồng chủ biên, góp phần đánh giá những đóng góp của Phật giáo với sự phát triển dân tộc từ thời nhà Lý.

Xem thêm